Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Khảo sát chất lượng học kỳ I năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa

doc 6 trang Người đăng hapt7398 Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Khảo sát chất lượng học kỳ I năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi môn Ngữ Văn Lớp 9 - Khảo sát chất lượng học kỳ I năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HãA 
kh¶o s¸t chÊt l­îng HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN THI: NGỮ VĂN- LỚP 9 
 Thời gian làm bài: 90 phút §Ò A 
Hä vµ tªn häc sinh:......................................................................Líp..............
Sè b¸o danh
Gi¸m thÞ
............................................
Gi¸m thÞ
.........................................
Sè ph¸ch
§iÓm
..................
Gi¸m kh¶o
............................................
Gi¸m kh¶o
........................................
Sè ph¸ch
Câu I (2,0 điểm) 
1. Chọn từ ngữ thích hợp sau điền vào chỗ trống ( Nói nhăng nói cuội; nói có sách, mách có chứng; nói mò; nói dối;nói trạng )
 a. Nói một cách hú họa, không có căn cứ là................... 
 b. Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là.............	
2. Hãy chuyển câu dưới đây thành cách dẫn trực tiếp
Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?
 ( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa )
Câu II (3,0 điểm)
 	Từ vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du, em hãy viết đoạn văn ( khoảng 15- 25 dòng) trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của người phụ nữ ngày nay so với người phụ nữ xưa.
Câu III (5,0 điểm)
 Đóng vai mình là người cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt, kể câu chuyện về tình bà cháu.
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN : NGỮ VĂN 9
Đề A
Câu
Nội dung
Điểm
Câu I
(2,0 đ)
1. Điền nh÷ng tõ ng÷ thích hợp :
a. Nói mò
b. Nói dối
0.5 đ
0,5 đ
2. Chuyển câu đã cho thành cách dẫn trực tiếp 
- Anh thanh niên đã từng nói: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”
1,0 đ
Câu II
(3,0 đ)
- Về hình thức: HS viết được một đoạn văn hoàn chỉnh, đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp.
- Về nội dung: Cần trình bày được mét sè ý cơ bản sau:
* Nêu một vài cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Kiều: 
- Kiều là hiện thân của nhan sắc tuyệt mỹ, của tài hoa hiếm có; có một tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, sâu sắc; có phẩm hạnh cao đẹp: Hiếu thảo, giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh, thủy chung, tình nghĩa, giàu tự trọng... Ở Kiều hội tụ đầy đủ vẻ đẹp hình thức và phẩm chất của một phụ nữ lý tưởng trong xã hội phong kiến. 
- Tiếc thay, xã hội cũ đã chà đạp lên nhân phẩm của Kiều, làm cuộc đời nàng phải chịu trăm cay ngàn đắng, khổ đau oan trái. 
*Suy nghĩ về vẻ đẹp của người phụ ngày nay:
 - Người phụ nữ ngày nay kế thừa những truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ xưa.
 - Trong các cuộc kháng chiến thể hiện vẻ đẹp: Anh hùng- bất khuất- trung hậu đảm đang.
- Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội: Họ năng động, sáng tạo, quyết đoán có vị thế trong xã hội.
0,5đ
1,0đ
1,5đ
Câu III
(5,0 đ)
A. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài văn hoàn chỉnh.
- Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, dùng từ, đặt câu chính xác, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo liên kết, béc lé ®­îc c¶m xóc cña ng­êi viÕt.
- Đây là một bài văn tự sự, thuộc kiểu bài kể chuyện sáng tạo kết hợp kể với sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm.
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất – xưng “tôi” ( Người cháu )
B. Yêu cầu về kiến thức: 
I. Mở bài :
 - Nêu hoàn cảnh “tôi” đang sống học tập xa quê hương, đất nước chợt nhớ về bếp lửa ấp iu nồng đượm gắn liền với người bà kính yêu vẫn lung linh trong kí ức.
II. Thân bài :
* Kể lại những hồi tưởng của “tôi” về thời gian được sống trong tình yêu thương, chăm chút của bà:
- Ở tuổi ấu thơ, bà hiện lên trong kí ức của “tôi” với biết bao gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn: : Cuộc sống trong thời kì này cũng vô cùng cực khổ, bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945 với hơn hai triệu dân Việt Nam đã chết đói vì chính sách cai trị của bọn thực dân Pháp. Tất cả những hình ảnh như: đói mòn đói mỏi, bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy, khói hun..đã làm “tôi” xúc động.
-Tám năm trường kì, gian khổ “tôi” được ở cùng bà: 
+ Bà đã ươm mầm tuổi thơ “tôi”, bà không chỉ nhóm lửa cuộc sống, bà thay cha mẹ “tôi” để dạy “tôi” thành người . Sao “tôi” có thể quên những năm tháng ấy. Bà luôn quan tâm, chăm sóc từng bữa cơm giấc ngủ. Ở bà còn hiện lên một tình yêu thương vô hạn đến “tôi” - đứa cháu bé bỏng của bà.
+ Không chỉ vậy mà bà có một sự dũng cảm, một nghị lực sống. Khi kháng chiến đang ở những giai đoạn ác liệt nhất bà đã vượt qua. Mặc kệ “Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”, mặc cho chiến tranh tàn phá, khổ đau chất chồng, bà vẫn vững lòng trước tai họa, thử thách: bà luôn là hậu phương vững chắc của bố mẹ “tôi” đang ở chiến trường. Có thể nói bà chính là hình ảnh tiểu biểu cho các bà mẹ Việt Nam tiêu biểu.
- Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai cũng chính là nhóm lên niềm yêu thương, nhóm dậy cả nhưng tâm, tình tuổi thơ “tôi”. Bà luôn đặt niềm tin vào “tôi” , mong “tôi” có thể tự tin bước trên đường một cách vững vàng nhất . 
* Kể lại những những suy ngẫm của “tôi”về bà :
- Dù “tôi” không được ở bên bà nhưng trái tim “tôi” luôn dõi theo hình bóng của bà.Và “tôi” cũng đã thành công trên con đường mình mong ước nhưng chẳng lúc nào “tôi” có thể quên bà và bếp lửa của bà.
III. Kết luận:
- Tình ảm gia đình không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người và “tôi” cũng vậy. 
- Nêu lên suy nghĩ của mình: Hình ảnh người bà kính yêu cùng bếp lửa hồng mãi mãi theo “tôi” suốt cả cuộc đời.
0,5 đ
0,5 đ
1,0 đ
0,75 đ
0,75 đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Lưu ý: 
- Giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, không dập khuôn máy móc. Cần trân trọng những sáng tạo của học sinh.
- Căn cứ vào bài làm của học sinh trong từng câu để cho điểm ở các mức độ: mức tối đa, mức chưa tối đa và mức chưa đạt.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HãA 
kh¶o s¸t chÊt l­îng HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN THI: NGỮ VĂN- LỚP 9 
 Thời gian làm bài: 90 phút §Ò B 
Hä vµ tªn häc sinh:......................................................................Líp..............
Sè b¸o danh
Gi¸m thÞ
............................................
Gi¸m thÞ
.........................................
Sè ph¸ch
§iÓm
..................
Gi¸m kh¶o
............................................
Gi¸m kh¶o
........................................
Sè ph¸ch
Câu I (2,0 điểm)
1. Chọn từ ngữ thích hợp sau điền vào chỗ trống ( Nói nhăng nói cuội; nói có sách, mách có chứng; nói mò; nói dối; nói trạng )
 a. Nói có căn cứ chắc chắn là.. 
 b. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là. 
2. Hãy chuyển câu dưới đây thành cách dẫn gián tiếp
Họa sĩ nghĩ thầm: “ Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.”
 ( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa )
 Câu II (3,0 điểm)
 	Từ vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, em hãy viết đoạn văn ( khoảng 15- 20 dòng) trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của người phụ nữ ngày nay so với người phụ nữ xưa.
Câu III (5,0 điểm)
 Tưởng tượng mình là người cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt, kể câu chuyện về tình bà cháu.
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN : NGỮ VĂN 9
Đề B
Câu
Nội dung
Điểm
Câu I
(2,0 đ)
1. Điền nh÷ng tõ ng÷ thích hợp :
a. Nói có sách, mách có chứng
b. nói trạng 
0.5 đ
0,5 đ
2. Chuyển câu đã cho thành cách dẫn gián tiếp 
- Ông họa sĩ nghĩ thầm rằng ông và cô kỹ sư tới bất ngờ, chắc anh thanh niên chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.
1,0 đ
Câu II
(3,0 đ)
- Về hình thức: HS viết được một đoạn văn hoàn chỉnh, đảm bảo tính liên kết về nội dung và hình thức, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp.
- Về nội dung: Cần trình bày được mét sè ý cơ bản sau:
* Nêu một vài cảm nhận về vẻ đẹp của Vũ Nương: 
- Vũ Nương: Tính thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp; người mẹ giầu tình yêu thương con, người con dâu hiếu thảo, người vợ thủy chung, người phụ nữ đảm đang .... Ở Vũ Nương hội tụ đầy đủ vẻ đẹp hình thức và phẩm chất của một phụ nữ lý tưởng trong xã hội phong kiến. 
- Tiếc thay, Vũ Nương lại chính là nạn nhân của xã hội phong kiến bất công. Cuộc đời của nàng là một chuỗi dài những khổ đau, bất hạnh.
*Suy nghĩ về vẻ đẹp của người phụ ngày nay:
 - Người phụ nữ ngày nay kế thừa những truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ xưa.
 - Trong các cuộc kháng chiến thể hiện vẻ đẹp: Anh hùng- bất khuất- trung hậu đảm đang.
- Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội : Họ năng động, sáng tạo, quyết đoán có vị thế trong xã hội.
0,5đ
1,0đ
1,5đ
Câu III
(5,0 đ)
A. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài văn hoàn chỉnh.
- Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, dùng từ, đặt câu chính xác, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo liên kết, béc lé ®­îc c¶m xóc cña ng­êi viÕt.
- Đây là một bài văn tự sự, thuộc kiểu bài kể chuyện sáng tạo kết hợp kể với sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm.
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất – xưng “tôi” ( Người cháu )
B. Yêu cầu về kiến thức: 
I. Mở bài :
 - Nêu hoàn cảnh “tôi” đang sống học tập xa quê hương, đất nước chợt nhớ về bếp lửa ấp iu nồng đượm gắn liền với người bà kính yêu vẫn lung linh trong kí ức.
II. Thân bài :
* Kể lại những hồi tưởng của “tôi” về thời gian được sống trong tình yêu thương, chăm chút của bà:
- Ở tuổi ấu thơ, bà hiện lên trong kí ức của “tôi” với biết bao gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn: : Cuộc sống trong thời kì này cũng vô cùng cực khổ, bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945 với hơn hai triệu dân Việt Nam đã chết đói vì chính sách cai trị của bọn thực dân Pháp. Tất cả những hình ảnh như: đói mòn đói mỏi, bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy, khói hun..đã làm “tôi” xúc động.
-Tám năm trường kì, gian khổ “tôi” được ở cùng bà: 
+ Bà đã ươm mầm tuổi thơ “tôi”, bà không chỉ nhóm lửa cuộc sống, bà thay cha mẹ “tôi” để dạy “tôi” thành người . Sao “tôi” có thể quên những năm tháng ấy. Bà luôn quan tâm, chăm sóc từng bữa cơm giấc ngủ. Ở bà còn hiện lên một tình yêu thương vô hạn đến “tôi” - đứa cháu bé bỏng của bà.
+ Không chỉ vậy mà bà có một sự dũng cảm, một nghị lực sống. Khi kháng chiến đang ở những giai đoạn ác liệt nhất bà đã vượt qua. Mặc kệ “Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”, mặc cho chiến tranh tàn phá, khổ đau chất chồng, bà vẫn vững lòng trước tai họa, thử thách: bà luôn là hậu phương vững chắc của bố mẹ “tôi” đang ở chiến trường. Có thể nói bà chính là hình ảnh tiểu biểu cho các bà mẹ Việt Nam tiêu biểu.
- Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai cũng chính là nhóm lên niềm yêu thương, nhóm dậy cả nhưng tâm, tình tuổi thơ “tôi”. Bà luôn đặt niềm tin vào “tôi” , mong “tôi” có thể tự tin bước trên đường một cách vững vàng nhất . 
* Kể lại những những suy ngẫm của “tôi”về bà :
- Dù “tôi” không được ở bên bà nhưng trái tim “tôi” luôn dõi theo hình bóng của bà.Và “tôi” cũng đã thành công trên con đường mình mong ước nhưng chẳng lúc nào “tôi” có thể quên bà và bếp lửa của bà.
III. Kết luận:
- Tình ảm gia đình không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người và “tôi” cũng vậy. 
- Nêu lên suy nghĩ của mình: Hình ảnh người bà kính yêu cùng bếp lửa hồng mãi mãi theo “tôi” suốt cả cuộc đời.
0,5 đ
0,5 đ
1,0 đ
0,75 đ
0,75 đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Lưu ý: 
- Giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, không dập khuôn máy móc. Cần trân trọng những sáng tạo của học sinh.
- Căn cứ vào bài làm của học sinh trong từng câu để cho điểm ở các mức độ: mức tối đa, mức chưa tối đa và mức chưa đạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KHAO_SAT._NGU_VĂN_1._2015-2016._BAN_CHINH.doc