Đề thi Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 hệ chuyên môn thi: Ngữ văn (hệ chuyên) thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 959Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 hệ chuyên môn thi: Ngữ văn (hệ chuyên) thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 hệ chuyên môn thi: Ngữ văn (hệ chuyên) thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO	 KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 HỆ CHUYÊN 
	 MÔN THI: NGỮ VĂN (Hệ chuyên)
ĐỀ CHÍNH THỨC
	Ngày thi: 05/07/2014
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4 điểm)
“Ngày bạn có thể ngoảnh đầu nhìn lại quá khứ và nở nụ cười với chính mình thì đó cũng là ngày bạn trưởng thành” (Ethel Barrymore).
 Em có suy nghĩ gì về câu nói trên? 
Câu 2: (6 điểm)
Một trong những giá trị nổi bật của văn học Việt Nam là tinh thần yêu nước. (Tổng kết Văn học – SGK Ngữ Văn lớp 9, tập 2, NXB Giáo Dục).
 Bằng những hiểu biết về văn học Việt Nam từ 1945 đến nay (trong chương trình Ngữ văn lớp 9), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
....Hết .
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 HỆ CHUYÊN 
 	Môn thi: NGỮ VĂN-Hệ chuyên
ĐỀ CHÍNH THỨC
	Ngày thi: 05/07/2014
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 4 trang)
Hướng dẫn chung
- Đây chỉ là những gợi ý có tính chất tương đối làm căn cứ để định hướng chấm bài. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. 
 - Vì mục đích tuyển chọn học sinh vào trường Chuyên nên giám khảo cần vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo, sắc sảo và chặt chẽ trong tư duy, tinh tế trong cảm thụ và trong cách thể hiện. 
- Tránh đếm ý cho điểm một cách cứng nhắc. Nếu có việc chi tiết hóa các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm và được thống nhất trong toàn Hội đồng chấm thi.
 - Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn.
Đáp án và thang điểm
CÂU 1: (4,00 điểm)
“Ngày bạn có thể ngoảnh đầu nhìn lại quá khứ và nở nụ cười với chính mình thì đó cũng là ngày bạn trưởng thành” (Ethel Barrymore).
Em có suy nghĩ gì về câu nói trên? 
YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
Yêu cầu về kĩ năng: 
- Viết được bài văn nghị xã hội có:
+ Luận điểm, luận cứ xác thực.
+ Vận dụng hợp lí các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,
- Bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Văn trong sáng, lưu loát, giàu cảm xúc; không mắc lỗi diễn đạt.
Yêu cầu về kiến thức: 
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí (có ít nhất 1 dẫn chứng); có thể nêu các ý theo dàn ý sau:
DÀN Ý:
Mở bài: (0,50 điểm)
Nêu được vấn đề cần nghị luận.
B. Thân bài: (3,00 điểm)
B.1. Hiểu đúng ý nghĩa câu nói: (0,50 điểm)
+ B.1.1 Cuộc sống là điều vĩ đại, tuyệt vời nhất của con người. Con người thường phải chịu đựng những bi kịch của đời người là lo lắng về một điều chưa diễn ra, day dứt về một quá khứ không như ý. (0,25 điểm)
+ B.1.2 Đừng để tâm trạng bản thân dằn vặt mãi vì một kí ức không vui và tiêu cực. Sự kì vọng, tin tưởng vào tương lai thành đạt sẽ giúp con người thêm động lực phấn đấu. (0,25 điểm)
B.2. Suy nghĩ, bàn luận vấn đề: (2,00 điểm) 
Thí sinh phải có dẫn chứng phong phú, xác thực.
+ B.2.1 Trong cuộc sống, con người cần biết sống có ý nghĩa, có mục đích: trân trọng quá khứ, hướng đến và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng hơn, (0,50 điểm)
+ B.2.2 Sống ám ảnh mãi với quá khứ sẽ làm con người rời xa thực tại, mỏi mòn và kiệt sức. (0,50 điểm)
+ B.2.3 Quá khứ mãi là quá khứ, không thể để cho quá khứ ngăn cản bước đi của hiện tại; cũng như của tương lai. (0,50 điểm)
+ B.2.4 Sống cho ngày hôm nay và cho tương lai phía trước. (0,25 điểm)
+ B.2.5 Cách tốt nhất để có thể mạnh mẽ đi lên là để lại sau lưng quá khứ. Hiện tại là của bạn, tương lai đang chờ đón bạn ở phía trước. (0,25 điểm)
C. Kết bài: (0,50 điểm)
Rút ra bài học: 
+ C.1 Câu nói có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với tất cả mọi người, là lời nhắc nhở mọi người: Bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu được trọn vẹn ý nghĩa cuộc sống, nếu bạn cứ mãi sống với quá khứ của bản thân mình. (0,25 điểm)
+ C.2 Sống là phải biết tiến về phía trước. (0,25 điểm)
II. BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 4,00 : Đảm bảo các yêu cầu trên, thí sinh có sáng tạo, viết lưu loát, văn viết có cảm xúc thực sự của bản thân thí sinh.
- Điểm 3,00 - 3,50 : Đảm bảo các yêu cầu trên, thí sinh có sáng tạo, viết lưu loát, nhưng văn viết chưa thể hiện được cảm xúc thực sự của bản thân thí sinh.
- Điểm 2,00 - 2,50 : Đảm bảo các yêu cầu trên nhưng còn thiếu sót ý theo cảm nhận của giám khảo. Văn viết lưu loát, nhưng chưa thể hiện được cảm xúc thực sự của bản thân thí sinh.
- Điểm 1,00 - 1,50 : Bài viết còn sơ sài thiếu nhiều ý so với yêu cầu.
- Điểm 0,00 : Thí sinh không làm bài. Hoặc lạc đề.
CÂU 2: (6,00 điểm) 
Một trong những giá trị nổi bật của văn học Việt Nam là tinh thần yêu nước. (Tổng kết Văn học – SGK Ngữ Văn lớp 9, tập 2, NXB Giáo Dục).
 Bằng những hiểu biết về văn học Việt Nam từ 1945 đến nay ( trong chương trình Ngữ Văn lớp 9), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, tuy nhiên cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Yêu cầu về kĩ năng: 
 - Viết được bài văn nghị văn học có:
+ Luận điểm, luận cứ xác thực.
+ Vận dụng hợp lí các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh,
- Bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Văn trong sáng, lưu loát, giàu cảm xúc; không mắc lỗi diễn đạt.
Yêu cầu về kiến thức: 
 Bài làm cần trình bày được những ý theo dàn ý cơ bản sau:
DÀN Ý:
Mở bài: (0,25 điểm)
Nêu được vấn đề cần nghị luận.
Thân bài: (5,50 điểm)
B.1 Hiểu được giá trị nội dung của văn học Việt Nam qua các thời kì là tinh thần yêu nước: (0,50 điểm)
+ B.1.1 Tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ thiết tha hơn bao giờ hết trong trong thơ văn kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.(0,25 điểm)
+ B.1.2 Tinh thần yêu nước còn thể hiện trong những rung động và niềm yêu mến, tự hào về quê hương, thiên nhiên đất nước hoặc mĩ lệ hùng vĩ, hoặc giản dị gần gũi; hoài niệm về quá khứ, yêu những phong tục sinh hoạt của dân tộc, yêu vô cùng tiếng nói của nhân dân,(0,25 điểm)
B.2 - Chứng minh và phân tích dẫn chứng: (5,00 điểm)
+ B.2.1: Tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc lại sôi nổi, mạnh mẽ thiết tha hơn bao giờ hết trong trong thơ văn kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ,(1,00Đ)
Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng (1,50đ)
+ B.2.2 : Tinh thần yêu nước còn thể hiện trong những rung động và niềm yêu mến, tự hào về quê hương, thiên nhiên đất nước hoặc mĩ lệ hùng vĩ, hoặc giản dị gần gũi; hoài niệm về quá khứ, yêu những phong tục sinh hoạt của dân tộc, yêu vô cùng tiếng nói của nhân dân,(1,00đ)
Dẫn chứng và phân tích dẫn chứng (1,50đ)
Học sinh có thể chọn một số tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
Ví dụ:
Bài thơ tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật: cuộc sống chiến đấu gian khổ ác liệt nhưng tràn đầy lạc quan.
Làng của Kim Lân: tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải dời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực sâu sắc và cảm động.
Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long: cảm hứng về lao động của con người trong cuộc sống.
C. Kết bài: (0,25 điểm)
Nhận định trong SGK đề cập đến nội dung có tính chất đặc trưng của Văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử. 
* Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần phải thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết. Dẫn chứng phong phú, hợp lí.
- Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.
Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn chấp nhận. Đây chỉ là những gợi ý định hướng cho các bước nghị luận.
II. BIỂU ĐIỂM: 
- Điểm 6,00 : Đảm bảo các yêu cầu trên, thí sinh có sáng tạo, văn viết lưu loát có cảm xúc thực sự của bản thân thí sinh. 
- Điểm 5,00 - 5,50 : Đảm bảo các yêu cầu trên nhưng còn thiếu ý 1. Thí sinh có sáng tạo, văn viết lưu loát có cảm xúc thực sự của bản thân thí sinh.
- Điểm 4,00 – 4,50 : Đảm bảo các yêu cầu trên nhưng còn thiếu ý 3. Thí sinh có sáng tạo, văn viết lưu loát có cảm xúc thực sự của bản thân thí sinh.
- Điểm 3,00 – 3,50 : Bài viết còn sơ sài, thiếu ý 2 so với yêu cầu. Thí sinh có sáng tạo, văn viết lưu loát có cảm xúc thực sự của bản thân thí sinh. Dẫn chứng hợp lí, nhưng chưa phong phú.
- Điểm 2,00 – 2,50 : Bài viết còn sơ sài, thiếu ý 2 so với yêu cầu. Văn viết lưu loát nhưng thí sinh chưa có sáng tạo, và cảm xúc thực sự khi làm bài. Dẫn chứng hợp lí, nhưng chưa phong phú.
- Điểm 1,00 – 1,50 : Bài viết còn sơ sài, thiếu ý 1 và ý 2 (hoặc ý 2 và ý 3). Diễn đạt vụn. Thí sinh chưa có cảm xúc và sáng tạo khi làm bài. Dẫn chứng chưa phong phú, chưa hợp lí.
- Điểm 0,00 : Không làm bài hoặc lạc đề. 
..Hết .

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_tuyen_vao_lop_10.doc