ĐỀ THI KIỂM TRA HOC KỲ I-MÔN VẬT LÝ 7 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (ĐỀ 1) Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1.Sự truyền ánh sáng 1.Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. 2.Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng. 3.Hiểu định luật truyền thẳng của ánh sáng 4.Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng Số câu hỏi C1-2 C2-1 C3-4 C4-3 4 Số điểm 0,5đ 0,25đ 0,25đ 1đ 2.Phản xạ ánh sáng 5. Định luật phản xạ ánh sáng 6.Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng 7.Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng 8.Vẽ được tia phản xạ khi biết trước tia tới đối với gương phẳng và ngược lại 9. Tính góc tới, góc phản xạ Số câu hỏi C6-6 C5-25 C7-5 C8-27a C9-27b,c 6 Số điểm 0,25đ 1,5đ 0,25đ 0,5đ 1đ 3,5đ 3.Gương cầu 10.Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm. 11.Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng Số câu hỏi C10-8 C11-7 2 Số điểm 0,25đ 0,25đ 0,5đ 4.Nguồn âm 12.Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp 13.Nêu được nguồn âm là vật dao động. Số câu hỏi C12-11 C13-9, 10, 12 4 Số điểm 0,25đ 0,75đ 1đ 5. Độ cao, độ to của âm 14.Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. 15. Đơn vị đo độ to của âm là: đêxiben, kí hiệu là dB. 16. Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm. Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn thì âm phát ra càng to. 17.Số dao động trong một giây gọi là tần số. Số câu hỏi C14-15 C15-17 C16-16 C16-26 C17-13, 14 6 Số điểm 0,5đ 0,25đ 1đ 0,5đ 2,25đ 6.Môi trường truyền âm 18. Âm truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí và không truyền được trong chân không. 19.Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau. Số câu hỏi C18-18 C19-19, 20, 21 4 Số điểm 0,25đ 0,75đ 1đ 7.Phản xạ âm. Tiếng vang 20.Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. 21.Biết tính khoảng cách tối thiểu từ nguồn âm tới vật phản xạ âm để nghe được tiếng vang. Số câu hỏi C20-23,24 C21-22 3 Số điểm 0,5đ 0,25đ 0,75đ T số câu hỏi 8 12 7 2 29 T số điểm 2đ 20% 5đ 50% 2đ 20% 1đ 10% 10đ 100% Tỉ lê TN - TL 60% Trắc nghiệm - 40% Tự luận PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TƯ Môn:Vật Lý. Khối lớp: 7 Họ và tên: .................................... Thời gian làm bài:45 phút Lớp:............. Phần trắc nghiệm:25 phút Phần tự luận 20 phút A.TRẮC NGHIỆM (6đ – Thời gian làm bài 25 phút) Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguồn sáng và vật sáng ? A Nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng B. Các vật không tự phát ra ánh sáng mà được chiếu sáng gọi là các vật sáng C.Vật sáng bao gồm cả nguồn sáng D.Các phát biểu A, B, C đều đúng Câu 2 : Khi nào ta nhìn thấy một vật A. Khi ta mở mắt hướng về phía vật B. Vì mắt ta phát ra ánh sáng hướng về phía vật C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta D. Vì vật được chiếu sáng Câu 3 : Đứng trên mặt đất trường hợp nào sau đây ta thấy có Nhật thực ? A. Ban đêm khi mặt trời bị nữa kia của trái đất che khuất nên ánh sáng của Mặt Trời không đến được nơi ta đứng B Ban ngày khi mặt trăng che khuất Mặt Trời không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng C. Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng D. Ban đêm khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng Câu 4 : Đường truyền của ánh sáng trong không khí đồng chất ? A. Là đường thẳng B. Là đường cong bất kì C. Là đường gấp khúc D. Có thể là đường thẳng hoặc đường cong Câu 5:Chiếu một tia sáng tới lên một gương phẳng ta được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 600 .Tìm giá trị góc tới A. 60 0 B. 300 C. 200 D. 400 Câu 6 : Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng , câu phát biểu nào sau đây là đúng A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật B. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật C. Không hứng được trên màn và nhỏ hơn vật D. Không hứng được trên màn và lớn hơn vật Câu 7 : Người lái xe ôtô dùng gương cầu lồi đặt ở phía trước mặt để quan sát các vật ở phía sau lưng có lợi gì hơn là dùng gương phẳng A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước D. Vùng nhìn thấy cuả gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng Câu 8 : Muốn có ảnh tạo bởi gương cầu lõm ta phải đặt vật như thế nào A. Vật đặt xa gương B. Vật đặt gần gương C. Vật đặt trước và xa gương D. Vật đặt trước và gần gương Câu 9: Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây: A. Khi kéo căng vật B. Khi uốn cong vật C. Khi nén vật D. Khi làm vật dao động Câu 10: Khi gõ tay xuống mặt bàn,ta nghe thấy âm. Trong trường hợp này, vật nào đã dao động phát ra âm A.Mặt bàn dao động phát ra âm B.Tay ta gõ vào bàn nên tay ta đã dao động phát ra âm C.Cả tay và mặt bàn đều dao động phát ra âm D.Lớp không khí giữa tay và mặt bàn dao động phát ra âm Câu 11:Khi nhạc sĩ chơi đàn ghita, tai nghe thấy tiếng nhạc. Vậy đâu là nguồn âm A. Tay bấm dây đàn B. Tay gảy dây đàn C. Hộp đàn D. Dây đàn Câu 12:Phát biểu nào sau đây là sai A. Vật phát ra âm là nguồn âm B. Vật phát ra âm đều dao động C. Bức tường dao động do búa gõ là nguồn âm D. Các vật phát ra âm đều là vật rắn Câu 13:Một vật thực hiện 90 dao động trong 3 giây.Tần số dao động đó là A. 90Hz B. 60Hz C. 30Hz D. 93Hz Câu 14:Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất A. Trong 1 giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động B. Trong 1 phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động C. Trong 5 giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động D. Trong 20 giây, dây thun thực hiện được 1200 dao động Câu 15: Khi nào ta nói, âm phát ra trầm A. Khi âm phát ra với tần số cao B. Khi âm phát ra với tần số thấp C. Khi âm nghe to D. Khi âm nghe nhỏ Câu 16:Vật phát ra âm to hơn khi nào? A. Khi vật dao động nhanh hơn B. Khi vật dao động mạnh hơn C. Khi tần số dao động lớn hơn D. Cả 3 trường hợp trên Câu 17: Ngưỡng đau có thể làm điếc tai có giá trị nào sau đây A. 130 dB B. 180 dB C. 100 dB D. 70 dB Câu 18: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây A. Khoảng chân không B.Tường bê-tông C.Nước biển D.Tầng khí quyển bao quanh trái đất Câu 19: Kết luận nào sau đây là đúng A.Vận tốc truyền âm trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất rắn B.Vận tốc truyền âm trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí, nhỏ hơn trong chất rắn C.Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất khí D.Vận tốc truyền âm trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, lớn hơn trong chất rắn Câu 20: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xãy ra sét bao xa A. 1700m B. 170m C. 340m D. 1360m Câu 21: Âm truyền trong không khí, đại lượng nào sau đây không đổi A. Độ cao của âm B. Độ to của âm C. Biên độ của âm D. Cả A và B Câu 22: Để tránh được hiện tượng tiếng vang trong phòng, thì phòng phải có kích thước nào sau đây A. Nhỏ hơn 11,5m B. Lớn hơn 11,5m C. Nhỏ hơn 11,33 m D. Lớn hơn 11,33m Câu 23:Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt nhất A. Miếng xốp B. Mặt gương C. Tấm gỗ D. Đệm cao su Câu 24: Kết luận nào sau đây là đúng A.Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt sần sùi, gồ ghề B.Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt nhẵn, cứng C.Vật phản xạ âm tốt là những vật có kích thước lớn D.Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, không nhẵn B. TỰ LUẬN (4đ - Thời gian làm bài 20 phút) 25. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? 26. Khi nào vật phát ra âm to, khi nào vật phát ra âm nhỏ? 27. Chiếu một tia sáng lên gương phẳng đặt nằm ngang, tia tới tạo với gương một góc 400 a. Vẽ tia phản xạ ? b. Tính góc tới ? c. Tính góc phản xạ ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM A.Trắc nghiệm:( 6đ) (mỗi câu đúng 0,25đ x 24 câu= 6đ) 1-D 5-B 9-D 13-C 17-A 21-A 2-C 6-B 10-A 14-A 18-A 22-C 3-B 7-C 11-D 15-B 19-B 23-B 4-A 8-D 12-D 16-B 20-A 24-D B. Tự luận (4đ) Câu Nội dung Điểm Câu 25 (1,5đ) - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới 0,5đ và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới 0,5đ - Góc phản xạ bằng góc tới 0,5đ Câu 26 (1đ) Dao động càng mạnh, biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to 0,5đ Dao động càng yếu, biên độ dao động càng nhỏ, âm phát ra càng nhỏ 0,5đ Câu 27 (1,5đ) a.Vẽ đúng tia phản xạ 0,5đ thiếu mũi tên –0,25đ b. Tính góc tới = 500 0,5đ c. Tính góc phản xạ i’=i= 500 0,5đ ĐỀ THI KIỂM TRA HOC KỲ I-MÔN VẬT LÝ 7 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (ĐỀ 2) Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1.Sự truyền ánh sáng 1.Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. 2.Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng. 3.Hiểu định luật truyền thẳng của ánh sáng 4.Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng Số câu hỏi C1-2 C2-1 C3-4 C4-3 4 Số điểm 0,5đ 0,25đ 0,25đ 1đ 2.Phản xạ ánh sáng 5. Định luật phản xạ ánh sáng 6.Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng 7.Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng 8.Vẽ được tia phản xạ khi biết trước tia tới đối với gương phẳng và ngược lại 9. Tính góc tới, góc phản xạ Số câu hỏi C6-6 C5-25 C7-5 C8-27a C9-27b,c 6 Số điểm 0,25đ 1,5đ 0,25đ 0,5đ 1đ 3,5đ 3.Gương cầu 10.Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm. 11.Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng Số câu hỏi C10-8 C11-7 2 Số điểm 0,25đ 0,25đ 0,5đ 4.Nguồn âm 12.Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp 13.Nêu được nguồn âm là vật dao động. Số câu hỏi C12-11 C13-9, 10, 12 4 Số điểm 0,25đ 0,75đ 1đ 5. Độ cao, độ to của âm 14.Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. 15. Đơn vị đo độ to của âm là: đêxiben, kí hiệu là dB. 16. Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm. Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số dao động của nguồn âm 17.Số dao động trong một giây gọi là tần số. Số câu hỏi C14-15 C15-17 C16-16 C16-26 C17-13, 14 6 Số điểm 0,5đ 0,25đ 1đ 0,5đ 2,25đ 6.Môi trường truyền âm 18. Âm truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí và không truyền được trong chân không. 19.Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau. Số câu hỏi C18-18 C19-19, 20, 21 4 Số điểm 0,25đ 0,75đ 1đ 7.Phản xạ âm. Tiếng vang 20.Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. 21.Biết tính khoảng cách tối thiểu từ nguồn âm tới vật phản xạ âm để nghe được tiếng vang. Số câu hỏi C20-23,24 C21-22 3 Số điểm 0,5đ 0,25đ 0,75đ T số câu hỏi 8 12 7 2 29 T số điểm 2đ 20% 5đ 50% 2đ 20% 1đ 10% 10đ 100% Tỉ lê TN - TL 60% Trắc nghiệm - 40% Tự luận PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TƯ Môn:Vật Lý. Khối lớp: 7 Họ và tên: .................................... Lớp:............. Thời gian làm bài:45 phút Phần trắc nghiệm:25 phút Phần tự luận 20 phút A.TRẮC NGHIỆM ( 6đ- Thời gian làm bài 25 phút) Câu 1 : Khi nào ta nhìn thấy một vật A. Khi ta mở mắt hướng về phía vật B. Vì mắt ta phát ra ánh sáng hướng về phía vật C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta D. Vì vật được chiếu sáng Câu 2 : Hãy chỉ ra vật nào không phải là nguồn sáng A.Ngọn nến đang cháy B.Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng C.Đèn ống đang cháy D.Mặt trời Câu 3 : Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có Nguyệt thực ? A. Ban đêm , khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời B. Ban đêm , khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng,không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất D. Cả A, B , C đều sai Câu 4 : Các vật sau đây , vật nào có thể xem như là một gương phẳng ? A. Mặt phẳng của tờ giấy B. Mặt nước đang gợn sóng C. Mặt phẳng của tấm kim loại nhẵn bóng D. Mặt đất Câu 5:Chiếu một tia sáng tới lên một gương phẳng ta được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 600 .Tìm giá trị góc tới A. 60 0 B. 300 C. 200 D. 400 Câu 6 : Câu phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi A. Không hứng được trên màn , nhỏ hơn vật B. Hứng được trên màn , nhỏ hơn vật C. Hứng được trên màn , bằng vật D. Không hứng được trên màn , bằng vật Câu 7 : Câu phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm A. Không hứng được trên màn , nhỏ hơn vật B. Hứng được trên màn , nhỏ hơn vật C. Không hứng được trên màn , lớn hơn vật D. Không hứng được trên màn , bằng vật Câu 8: Âm thanh được tạo ra nhờ : A. Nhiệt B. điện C. ánh sáng D. dao động Câu 9: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào dao động phát ra âm A. Tay bác bảo vệ B. Dùi trống C. Mặt trống D. Không khí xung quanh trống Câu 10:Ta nghe được tiếng hát của ca sĩ trên tivi .Vậy đâu là nguồn âm A.Người ca sĩ phát ra âm B.Sóng vô tuyến truyền trong không gian dao động phát ra âm C.Màn hình tivi dao động phát ra âm D.Màng loa tivi dao động phát ra âm Câu 11:Một vật thực hiện 90 dao động trong 3 giây.Tần số dao động đó là A. 90Hz B. 60Hz C. 30Hz D. 93Hz Câu 12:Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất A. Trong 1 giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động B. Trong 1 phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động C. Trong 5 giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động D. Trong 20 giây, dây thun thực hiện được 1200 dao động Câu 13:Vật phát ra âm cao hơn khi nào? A. Khi vật dao động mạnh hơn B. Khi vật dao động chậm hơn C. Khi vật bị lệch ra khỏi vi trí cân bằng nhiều hơn D. Khi tần số dao động lớn hơn Câu 14:Biên độ dao động là gì A.Là số dao động trong một giây B.Là độ lệch của vật trong một giây C.Là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được D.Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động Câu 15: Biên độ dao động của âm càng lớn khi A. Vật dao động với tần số càng lớn B. Vật dao động càng nhanh C. Vật dao động càng chậm D. Vật dao động càng mạnh Câu 16: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây A.Tần số dao động B.Biên độ dao động C.Thời gian dao động D.Tốc độ dao động Câu 17: Tiếng ồn trong sân trường vào giờ ra chơi có độ to cỡ nào sau đây A. 120 dB B. 50 dB C. 30 dB D. 80 dB Câu 18:Vận tốc truyền âm lớn nhất trong môi trường nào dưới đây A. Chất rắn B. Chất khí C. Chất lỏng D. Chân không Câu 19:Trong các câu sau câu nào đúng A. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng B. Có thể nghe được tiếng sấm trước khi nhìn thấy chớp C. Âm không thể truyền trong chân không D. Âm không thể truyền qua nước Câu 20: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xãy ra sét bao xa A. 1700m B. 170m C. 340m D. 1360m Câu 21:Tai ta nghe được tiếng vang khi nào ? A. Khi âm phát ra đến tai ta sau âm phản xạ B. Khi âm phát ra đến tai ta gần như cùng lúc với âm phản xạ C. Khi âm phát ra đến tai ta trước âm phản xạ D. Cả 3 trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang Câu 22:Khi nào thì tai ta có thể nghe được âm to nhất A. Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ ít nhất 1/15 giây C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai D. Cả 3 trường hợp trên Câu 23:Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt nhất A. Miếng xốp B. Mặt gương C. Tấm gỗ D. Đệm cao su Câu 24: Kết luận nào sau đây là đúng A.Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt sần sùi, gồ ghề B.Vật phản xạ âm kém là những vật có bề mặt nhẵn, cứng C.Vật phản xạ âm tốt là những vật có kích thước lớn D.Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, không nhẵn B. TỰ LUẬN (4đ - Thời gian làm bài 20 phút ) 1. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? 2. Khi nào vật phát ra âm cao (âm bổng), khi nào vật phát ra âm thấp(âm trầm)? 3. Chiếu một tia sáng lên gương phẳng đặt nằm ngang, tia tới tạo với gương một góc 300 a. Vẽ tia phản xạ ? b. Tính góc tới ? c. Tính góc phản xạ ? ĐÁP ÁN ĐỀ 2 A.Trắc nghiệm:( 6đ) (mỗi câu đúng 0,25đ x 24 câu= 6đ) 1-C 5-B 9-C 13-D 17-B 21-C 2-B 6-A 10-D 14-D 18-A 22-A 3-B 7-C 11-C 15-D 19-C 23-B 4-C 8-D 12-A 16-B 20-A 24-D B. Tự luận (4đ) Câu Nội dung Điểm Câu 25 (1,5đ) - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới 0,5đ và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới 0,5đ - Góc phản xạ bằng góc tới 0,5đ Câu 26 (1đ) Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao 0,5đ Dao động càng chậm, tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng thấp 0,5đ Câu 27 (1,5đ) a.Vẽ đúng tia phản xạ 0,5đ thiếu mũi tên –0,25đ b. Tính góc tới = 600 0,5đ c. Tính góc phản xạ i’=i=600 0,5đ
Tài liệu đính kèm: