Đề thi kiểm tra cuối năm môn Toán thời gian: 40 phút

doc 12 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra cuối năm môn Toán thời gian: 40 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi kiểm tra cuối năm môn Toán thời gian: 40 phút
Tên :
Lớp: 4/ 
 ĐỀ THI KIỂM TRA CUỐI NĂM
MÔN TOÁN
THỜI GIAN: 40 PHÚT 
* Môn toán: 
	I/ Trắc nghiệm: ( 6 điểm, mỗi câu 0,4 điểm )
	1/ Số 5 chục triệu, 7 trăm nghìn, 6 nghìn, 3 trăm, 4 chục và 2 đơn vị viết như sau:
	a/ 50.706.342	b/ 57.006.342	c/ 50. 076.342	d/50.706. 432
	2/ Số 7362 chia hết cho:
	a/ Chia hết cho 5	b/ Chia hết cho 2, 3, 5, 9	c/ Chia hết cho 2, 3 và 9
	3/ Biểu thức ( 96.178 – 27.278 ) : 26 = ?
	a/ 2605	b/ 2655	c/ 2056	d/ 2650
	4/ Tính giá trị biểu thức m x n với m = 235 và n = 109
	 a/ 25651	b/ 25516	c/ 25615	d/ 15615
	5/ 7 tấn 97 kg = ? kg
	a/ 797 kg	b/ 7097 kg	c/ 7197 kg	d/ 7970 kg
	6/ 6 m2 21 cm2 = ? cm2
	a/ 60.021 cm2	b/ 6012 cm2	c/ 600.012 cm2	d/ 600.021 cm2
	7/ giờ = ? phút
	a/ 21 phút	b/ 50 phút	c/ 10 phút	d/ 40 phút.
	8/ Cho hình sau: 
	- Phân số chỉ phần tô màu của hình trên là:
	a/ 	b/ 	c/ 	d/ 
	9/ Phân số rút gọn có kết quả là:
	a/ 	b/ 	c/ 	d/ 5
	10/ x x = có kết quả là:
	a/ 2	b/ 	c/ 	d/ 
	11/ của 45 là:
	a/ 9 	b/ 10	c/ 18	d/ 27.
	12/ Một hình bình hành có cạnh đáy 12 cm, chiều cao là 15 cm. Diện tích là:
	a/ 180 cm2	b/ 180 cm	c/ 54 cm2	d/ 90 cm2
	13/ Một hình thoi có độ dài hai đường chéo là 25 cm và 54 cm. Diện tích hình thoi là:
	a/ 674 cm2	b/ 670 cm2	c/ 675 cm2 	d/ 1350 cm2
	14/ Tính cách thuận tiện: có kết quả:
	a/ 	b/ 6	c/ 7	d/ 2
	15/ Trung bình cộng của các số: 361, 126, 34, 55 là:
	a/ 144 	b/ 146	c/ 96	d/ 2304
II/ Tự luận: ( 4 điểm )
 16/ Tìm x
 Không thực hiện phép tính hãy tìm x : 192 – x = 192 - 37
 17/ Một thửa ruộng thu hoạch trong ba đợt lần lượt là: 102 tấn, 361 tấn và 203 tấn thóc. Hỏi trung bình mỗi đợt thu hoạch bao nhiêu tấn thóc ?
Giải:
..
..
..
..
..
..
	18/ Một trường học có 495 học sinh nam. Số học sinh nữ bằng học sinh nam. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh nữ ?
Giải:
..
..
..
..
	19/ Một phân xưởng cơ khí trong hai tháng sản xuất 11.705 sản phẩm. tháng đầu sản xuất bằng tháng sau. Hỏi tháng đầu làm bao nhiêu sản phẩm. 
Giải:
..
..
..
..
..
..
	20/ Tuổi bà gấp đôi tuổi mẹ, tuổi con bằng 1 tuổi mẹ. Tính tuổi mỗi người biết tổng số tuổi của mẹ và con là 36 tuổi. 5
Giải:
..
..
..
..
..
 ĐÁP ÁN THI KIỂM TRA CUỐI NĂM
MÔN TOÁN
	* Trắc nghiệm: 6 điểm: mỗi câu đúng được 0,4 điểm
	- Câu 1: a
	- Câu 2: c
	- Câu 3: d
	- Câu 4: c
	- Câu 5: b
	- Câu 6: a
	- Câu 7: d
	- Câu 8: b
	- Câu 9: c
	- Câu 10: c
	- Câu 11: c
	- Câu 12: a
	- Câu 13: c
	- Câu 14: d
	- Câu 15: a
	* Tự luận: 4 điểm.
 - Câu 16: Hai hiệu bằng nhau có số bị trừ bằng nhau, nên số trừ bằng nhau, vậy x = 37
	- Câu 17: 222 tấn ( 0, 5 điểm ). Sai lời giải hoặc không ghi đáp số trừ 0,25 điểm.
	- Câu 18: 330 học sinh nữ. ( 0,5 điểm ) Sai lời giải hoặc không ghi đáp số trừ 0,25 điểm.
	- Câu 19: 1 điểm
 Tổng số phần bằng nhau: 
	2 + 3 = 5 ( phần ) → 0.25 điểm
	 Số sản phẩm tháng đầu:
	 11.705 : 5 x 2 = 4682 ( sản phẩm ) 
	 Đáp số: tháng đầu: 4682 sản phẩm → 0.75 điểm
	- Câu 20: 1,5 điểm
	 Tổng số tuổi mẹ và số tuổi con số phần là:
	 5 + 1 = 6 ( phần ) → 0.25 điểm
	 Số tuổi con là: 
 36 : 6 = 6 ( tuổi)
 Số tuổi mẹ là: 
	 36 - 6 = 30 ( tuổi ) → 0.5 điểm
	 Số tuổi bà là:
 30 x 2 = 60 tuổi ) → 0.5 điểm
	 Đáp số: con: 6 tuổi
	 Mẹ: 30 tuổi. → 0.25 điểm
Đề thi kiểm tra cuối năm 
Môn Tiếng Việt
I/ Môn chính tả:
BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ
 Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.
 Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.
 Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.
I/ Môn tập làm văn:
 Đề bài : Em viết một đoạn văn tả một con vật mà em yêu thích. 
Đề thi kiểm tra cuối năm 
Môn Tiếng Việt
Đọc hiểu: 
	* Đọc thầm bài “ Vương quốc vắng nụ cười ( phần 2 ).” và trả lời các câu hỏi sau:
Vương quốc vắng nụ cười ( phần 2 )
	Cả triều đình háo hức nhìn con người phi thường vừa xuất hiện. Hóa ra đó là chỉ là một cậu bé chừng mười tuổi tóc để trái đào. Nhà vua bèn ngọt ngào bảo cậu:
	- Hãy nói ta biết vì sao cháu cười được !
	- Muôn tâu Bệ hạ, những chuyện buồn cười không thiếu đâu ạ. Ngay tại đây cũng có. Bệ hạ tha cho tội chết, cháu sẽ nói.
	- Nói đi, ta trọng thưởng.
	Cậu bé ấp úng:
	- Chẳng hạn, sáng nay, Bệ hạ đã quên lau miệng ạ.
	Nhà vua giật mình, đưa tay lên mép. Một hạt cơm lăn xuống áo hoàng bào. Các quan đưa tay bụm miệng cười. Đến khi cậu bé chỉ quả táo cắn dở đang căng phồng trong túi áo của quan coi vườn ngự uyển thì ai nấy đều bật cười thành tiếng.
	Nhà vua gật gù. Thế rồi, ngắm nhìn cậu bé, ngài bỗng hỏi:
	- Này cháu, vì sao nãy giờ cháu cứ đứng lom khom thế ?
	- Tâu Bệ hạ, ban nãy cháu bị quan thị vệ đuổi, cuống quá nên đút giải rút ạ.
	Triều đình được mẻ cười vỡ bụng. Tiếng cười thật dễ lây. Ngày hôm đó, vương quốc nọ như có phép màu làm thay đổi. Đến đâu cũng gặp những gương mặt tươi tỉnh, rạng rỡ. Hoa bắt đầu nở. Chim bắt đầu hót. Còn những tia nắng mặt trời thì nhảy múa và sỏi đá cũng reo vang dưới những bánh xe. Vương quốc u buồn đã thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.
	Theo Trần Đức Tiến.
	 * Câu hỏi: Khoanh vào câu trả lời đúng:
	- Câu 1: Bí mật của tiếng cuời là gì ?
	a/ Nhìn thẳng vào sự thật phát hiện ra những chuyện trái ngược với cái nhìn vui vẻ lạc quan.
	b/ Nhìn thẳng vào sự thật phát hiện ra những chuyện vô duyên và kì cục.
	c/ Nhìn thẳng vào sự thật và phát hiện những chuyện sơ hở của người khác để châm chọc.
	d/ Nhìn thẳng vào sự thật phát hiện ra những chuyện trái ngược nhằm phê phán và chê bai.
	- Câu 2: Cho câu sau: “ Vương quốc u buồn đã thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.”
	a/ Câu trên có 2 danh từ.	b/ Câu trên có 3 danh từ.	
	c/ Câu trên có 1 danh từ.	d/ Câu trên có 5 danh từ.	
	- Câu 3: Cho câu sau: “ Hãy nói ta biết vì sao cháu cười được ! ”
 	a/ Câu trên là câu hỏi.	b/ Câu trên là câu cảm.
	c/ Câu trên là câu kể.	d/ Câu trên là câu khiến.
	- Câu 4: Gạch dưới trạng ngữ trong câu sau:
	+ Chẳng hạn, sáng nay, Bệ hạ đã quên lau miệng ạ.
	- Câu 5: Cho câu: “ Nhà vua gật gù. ”
 	a/ Câu trên là câu kể Ai thế nào ?
	b/ Câu trên là câu kể Ai làm gì ?
	c/ Câu trên là câu kể Ai là gì ?
	- Câu 6: Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới vị ngữ trong câu sau:
	+ Nhà vua giật mình, đưa tay lên mép.
 	- Câu 7: Đặt câu kể Ai là gì ? với các từ ngữ làm chủ ngữ sau:
	+ Bạn Thiên Hương
	+ Hà Nội..
	- Câu 8: Đặt một câu có trạng ngữ chỉ thời gian và gạch dưới trạng ngữ đó: 
	+
	- Câu 9: Cho câu sau: “ Nhờ tiếng cười mà vương quốc u buồn thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. ”
	a/ Ghi lại trạng ngữ trong câu trên:.
	b/ Trạng ngữ trên là trạng ngữ chỉ:
	 b1. Chỉ thời gian.
	 b2. Chỉ nơi chốn.
	 b3. Chỉ mục đích.
	 b4. Chỉ nguyên nhân.
	- Câu 10: Cho câu “ ban nãy cháu bị quan thị vệ đuổi ”
	* Từ đuổi trong trên là từ loại:
	a/ Danh từ b/ Tính từ c/ Động từ 
	- Câu 11: Hãy đặt 1 câu khiến yêu cầu thầy, cô giảng lại bài. 
 Đáp án thi kiểm tra cuối năm 
Môn Tiếng Việt
I/ Đọc hiểu: 
* Đáp án: trả lời đúng các câu hỏi được 5 điểm 
	- Câu 1: a ( 0,25 điểm )
	- Câu 2: c ( 0,25 điểm )
	- Câu 3: d ( 0,25 điểm ) 
	- Câu 4: Chẳng hạn, sáng nay ( 0,25 điểm ) 
	- Câu 5: b ( 0,25 điểm )
	- Câu 6: ( 0,5 điểm ) 
	 + Chủ ngữ: Nhà vua
	 + Vị ngữ: giật mình, đưa tay lên mép.
	- Câu 7: 0,5 điểm ( học sinh phải điền đúng theo mẫu câu Ai là gì ? ) 
	- Câu 8: 0, 25 điểm. ( học sinh đặt câu có trạng ngữ chỉ thời gian và gạch dưới trạng ngữ đó )
	- Câu 9: 0,5 điểm 
	 a/ Trạng ngữ: Nhờ tiếng cười. ( 0,25 điểm )
	 b/ ý b4 ( 0,25 điểm )
	- Câu 10: c ( 0,25 điểm ) 
	- Câu 11: 1 điểm.
	 + Nếu học sinh đặt: Cô hãy giảng lại bài này, vì em chưa hiểu. ( chỉ cho 0,25 điểm )
II/ Chính tả : - Cách tính điểm: 5 điểm
	 + Viết sai dấu thanh, sai phụ âm, viết hoa tuỳ tiện, tính thành 1 lỗi. 
	 + Sai 2 lỗi trừ 1 điểm.
	 + Viết dơ bẩn, viết chữ không rõ nét toàn bài trừ 1 điểm. 
III/ Tập làm văn: 
- Vieát ñöôïc ñoaïn vaên töø ( 7 ñeán 10 caâu)
- Vieát ñuùng ngöõ phaùp, duøng töø ñuùng, khoâng sai loãi chính taû.
- Chöõ vieát roõ raøng trình baøy saïch ñeïp.
* Tuyø theo möùc ñoâï sai soùt veà yù, dieãn ñaït caâu, chöõ vieát coù theå cho caùc möùc ñieåm thaáp hôn.
Đề kiểm tra cuối năm môn Khoa học.
	* Khoanh vào câu đúng: ( 10 điểm )
	1/ Đất trồng được coi là màu mỡ khi trong đất có các thành phần sau:
	a/ Mùn, cát, đất sét, không khí và nước có tỉ lệ thích hợp.
	b/ Mùn, cát, đất sét, các chất khoáng và nước có tỉ lệ thích hợp.
	c/ Mùn, cát, đất sét, các chất khoáng, không khí và nước có tỉ lệ thích hợp.
	2/ Người ta bón phân cho cây nhằm:
	a/ Cung cấp chất khoáng cho các loại cỏ dại.
	b/ Cung cấp cho cây các chất khoáng cần thiết để cây phát triển tốt.
	c/ Hai câu trên đúng.
	3/ Nhu cầu chất khoáng nào dưới đây thích hợp với cây ở mỗi giai đoạn:
	a/ Chất đạm giúp cho cây con mau lớn.
	b/ Chất phốt-pho giúp cây mau ra hoa.
	c/ Chất ka-li giúp quả cây to và trái lớn hơn.
	d/ Các câu trên đúng. 
	e/ Câu a, b đúng.
	4/ Trong quá trình quang hợp thực vật hấp thu khí nào và thải ra khí nào:
	a/ Hấp thu khí Ô-xi và thải ra khí các-bô-níc.
	b/ Hấp thu khí Các-bô-níc và thải ra khí ô-xi.
	c/ Hấp thu khí Ni-tơ và thải ra ô-xi và khí các-bô-níc.
	5/ Trong quá trình hô hấp thực vật hấp thu khí gì và thải ra khí gì:
	a/ Hấp thu khí Ni-tơ và thải ra khí ô-xi.
	b/ Hấp thu khí Ô-xi và thải ra khí ni-tơ.
	c/ Hấp thu khí Ô-xi và thải ra khí các-bô-níc.
	6/ Quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra vào lúc:
	a/ Ban ngày	b/ Ban đêm c/ Cả ngày lẫn đêm.
	7/ Quá trình hô hấp ở thực vật diễn ra vào:
	a/ Ban ngày	b/ Ban đêm c/ Cả ngày lẫn đêm.
	8/ Quá trình trao đổi chất ở thực vật diễn ra như sau:
	a/ Thực vật lấy ở môi trường các chất khoáng, khí ôxi, khí các-bô-níc, nước và thải ra môi trường hơi nước, khí ô-xi, khí các-bô-níc, các chất khoáng khác.
	b/ Thực vật lấy ở môi trường khí ôxi, khí các-bô-níc, nước và thải ra môi trường hơi nước, khí ô-xi, khí các-bô-níc.
	c/ Thực vật lấy ở môi trường các chất khoáng, nước và thải ra môi trường hơi nước và các chất khoáng khác.
	d/ Các câu trên đều đúng.
	9/ Không khí có vai trò gì với thực vật:
	a/ Giúp thực vật hô hấp và quang hợp.
	b/ Giúp thực vật mát mẻ và mau lớn.
	c/ Giúp thực vật lấy nước trong ngày nắng nóng.
	d/ Không khí làm thực vật héo úa và chết.
	10/ Điều gì xảy ra nếu quá trình hô hấp thực vật bị ngừng:
	a/ Thực vật sẽ chậm lớn.
	b/ Thực vật vẫn phát triển bình thường.
	c/ Thực vật sẽ chết. 
	* Đáp án: Mỗi câu đúng được 1 điểm.
	- Câu 1: c
	- Câu 2: b
	- Câu 3: d 
	 + Lưu ý: nếu học sinh chọn 1 trong số các câu a, b, c thì cho 0,25 điểm. Nếu học sinh chọn câu e thì cho 0,5 điểm.
	- Câu 4: b
	- Câu 5: c
	- Câu 6: a
	- Câu 7: c
	- Câu 8: a
	- Câu 9: a
	- Câu 10: c.
Đề kiểm tra cuối năm môn Lịch sử và Địa lí.
	* Khoanh vào câu đúng: 10 điểm.
	- Câu 1: Nhà Nguyễn thành lập vào năm:
	a/ Năm 1803	b/ Năm 1802	c/ Năm 1602	d/ Năm 2002.
	- Câu 2: Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là:
	a/ Quang Trung	 	b/ Lê Thánh Tông	
	c/ Hàm Nghi	d/ Gia Long.
	- Câu 3: Nhà Nguyễn định đô ở:
	a/ Phú Xuân ( Huế ).	b/ Thăng Long ( Hà Nội ).
	c/ Hoa Lư ( Ninh Bình ) 	d/ Tây Đô ( Vĩnh Lộc, Thanh Hoá ).
	- Câu 4: Các dẫn chứng chứng tỏ các vua triều Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất ai là:
	a/ Không đặt ngôi hoàng hậu
	b/ Bỏ chức tể tướng.
	c/ Tự mình trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương.
	d/ Trực tiếp chỉ huy và điều động các quan cũng như điều động quân đội.
	e/ Các câu trên đúng. 
	- Câu 5: Bộ luật Gia Long bảo vệ:
	a/ Bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua.
	b/ Bảo vệ quyền hành của các quan.
	c/ Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.
	- Câu 6:Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa nước ta là:
	a/ Cát trắng và muối.
	b/ Vàng và bạch kim.
	c/ Dầu mỏ và khí đốt 
	- Câu 7: Nơi đánh bắt nhiều hải sản nhất nước là:
	a/ Các tỉnh ven biển từ Quãng Ngãi tới Kiên Giang.
	b/ Các tỉnh ven biển từ Hải Phòng đến Quãng Ninh.
	c/ Các tỉnh ven biển từ Cà Mau đến Kiên Giang.
	d/ Các tỉnh ven biển từ Phan Thiết đến Kiên Giang.
	- Câu 8: Kể tên 4 loại hải sản ở vùng biển nước ta:
	.
	- Câu 9: Nguyên nhân làm cạn kiệt các loại hải sản là:
	a/ Các loại động vật to lớn ở biển ăn quá nhiều.
	b/ Do bão và lốc xoáy trên biển. 
	c/ Do đánh bắt quá nhiều và ô nhiễm môi trường biển.
	- Câu 10: Người ta khai thác cát trắng ở ven biển Khánh Hoà để:
	a/ Xây nhà 	b/ Sản xuất thuỷ tinh. 
	c/ Luyện bạch kim.	d/ Để rải vào hồ nuôi hải sản.
	* Đáp án: Mỗi câu đúng được 1 điểm.
	- Câu 1: b
	- Câu 2: d
	- Câu 3: a
	- Câu 4: e
	- Câu 5: a
	- Câu 6: c
	- Câu 7: a
	- Câu 8: cá hồng, cá thu, cá song, tôm, tôm he, hải sâm, bào ngư, ốc hương đồi mồi, sò huyết, trai ngọc
	- Câu 9: c
	- Câu 10: b

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi.doc