Trường THPT Tân Hưng GV: Nguyễn Thị Minh Hiếu KIỂM TRA 15’ (BÀI SỐ 5), MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 I. Mục tiêu Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh sau khi học các bài từ tiết học thứ 58 đến tiết thứ 63 theo PPCT. Đặc biệt là rèn cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu văn bản và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của học sinh. II. Hình thức Tự luận, học sinh làm bài trong thời gian 15 phút rồi nộp bài. III. Ma trận đề Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Đọc – hiểu Nội dung của văn bản. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. Hiểu tác dụng của hình thức nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. Liên hệ thực tế đời sống. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2 20 3 30 5 50 4 10 100 IV. Đề kiểm tra Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi bên dưới: Một sự vắng lặng như trên trời lao xuống chạy từ cổ Việt, lan dài cho tới ngón chân. Việt có một mình ở đây thôi ư? Câu hỏi bật ra trong đầu Việt rồi dội lại trong từng chân lông kẽ tóc. Cái cảm giác một mình bật lên một cách rõ ràng nhất, mênh mông nhất trong đêm thứ hai này, khi Việt cảm thấy không còn bò đi được nữa, khi những hình ảnh thân yêu thường kéo đến rất nhanh rồi cũng vụt tan biến rất nhanh chỉ vì một cành cây gãy, một giọt mưa rơi trên mặt, hoặc một tiếng động nhỏ của ban đêm. (Trích Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi) Câu 1 (1 điểm) Cái cảm giác một mình bật lên trong Việt được tác giả nói đến trong đoạn văn trên là cảm giác gì? Câu 2 (2 điểm) Theo anh (chị) câu văn nào không phải là lời của người kể chuyện? Câu 3 (2 điểm) Tâm trạng, cảm giác của Việt chủ yếu được nhìn qua điểm nhìn của ai và kể bằng kiểu lời văn trần thuật gì? Câu 4 (5 điểm) Anh (chị) sẽ ứng xử thế nào trong tình huống bị lạc trên một đỉnh núi cao (do lần đầu leo núi) mà điện thoại lại hết pin? Bài học mà anh chị rút ra được qua tình huống ấy? V. Hướng dẫn chấm Câu Nội dung trả lời Điểm 1 Cái cảm giác một mình bật lên trong Việt được tác giả nói đến trong đoạn văn trên là cảm giác cô đơn, sợ. 1 2 Câu văn không phải là lời của người kể chuyện: Việt có một mình ở đây thôi ư? 2 3 Tâm trạng, cảm giác của Việt chủ yếu được nhìn qua điểm nhìn của nhân vật Việt và kể bằng kiểu lời văn trần thuật nửa trực tiếp. 2 4 - Cách ứng xử có thể là: cố gắng giữ bình tĩnh, đói khát thì tìm hái trái rừng mà ăn; mệt thì phải ngồi nghỉ; khi đầu óc tỉnh táo lại thì phải quan sát mà tìm đường xuống. Phải luôn tự hỏi:"Ủa, lên được phải tự xuống được chứ?" - Bài học rút ra: + Chủ động, tự học những kỹ năng sinh tồn, cách thoát hiểm, cách vượt qua khủng hoảng tinh thần, chế ngự nỗi sợ hãi từ những chuyến đi thực tế, từ kinh nghiệm của người đi trước hay từ sách báo, internet. + Tuổi trẻ, phải đi, đi để biết đá biết vàng, biết mình thừa thãi hay thiếu hụt chỗ nào. Để từ đó có thể hoàn thiện bản thân cùng những trải nghiệm đã qua. Nhưng,việc thử thách bản thân hoàn toàn không giống với việc tự đưa mình vào những tình huống nguy hiểm khi chưa có sự chuẩn bị đủ. Học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách, miễn là hợp lí, thuyết phục. 5 DUYỆT CỦA TTCM
Tài liệu đính kèm: