KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN 7 Phần I: Trắc nghiệm: (2 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (mỗi câu đúng được 0,5đ.) 1. Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì? A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên B. Công việc lao động sản xuất của nhà nông. C. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất. 2. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được trích trong báo cáo chính trị của: A. Phạm Văn Đồng B. Chủ Tịch Hồ Chí Minh C. Trường Chinh D. Nông Đức Mạnh 3. Trình tự lập luận sau đây có trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đúng hay sai? Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Lòng yêu nước trong quá khứ của dân tộc Lòng yêu nước của đồng bào ta ngày nay Bổn phận của chúng ta ngày nay A. Sai B. Đúng 4. Chứng cớ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ? A. Chỉ vài ba món giản đơn. B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu. C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm. D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1: ( 2 điểm) Chép thuộc lòng 4 câu tục ngữ nói về thiên nhiên mà em đã được học? Câu 2: ( 2,5 điểm) Văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh được viết theo phương thức biểu đạt nào? Để chứng minh cho luận điểm: “ Lòng yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ”, tác giả đã đưa ra dẫn chứng gì? Tác giả đã chọn lọc đưa dẫn chứng vào bài văn theo các phương diện nào? Câu 4: ( 1,5 điểm) Để làm sáng tỏ luận điểm: “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng đã đưa ra mấy luận điểm phụ? Đó là những luận điểm phụ nào? Câu 5: ( 2 điểm) Viết một đoạn văn lập luận chứng minh từ 5 – 7 câu để làm sáng tỏ luận điểm: “ Bác Hồ rất giản dị trong đời sống”.
Tài liệu đính kèm: