Đề thi Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 8 ( phần tiếng Việt) - Tuần 35, tiết 130

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1324Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 8 ( phần tiếng Việt) - Tuần 35, tiết 130", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Kiểm tra 1 tiết - Năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 8 ( phần tiếng Việt) - Tuần 35, tiết 130
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 8 (Tuần 35- Tiết 130)
 Cấp độ
Tên 
chủ
đề
Nhận biêt
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
(Vai xã hội)
Số câu
Số điểm
Nhận biết được vai xã hội trong đoạn văn
1
2,0
Số câu:1
Điểm:2,0
Chủ đề 2
( Lựa chọn trật tự từ trong câu)
Số câu
Số điểm
Phân tích tác dụng của cách sắp xếp trật tự từ.
1
2,0
Số câu:1
Điểm:2,0
Chủ đề 3
(Chữa lỗi diễn đạt)
Số câu
Số điểm
Phát hiện và chữa được các lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc.
1
2,0
Số câu:1
Điểm:2,0
Chủ đề 4
(Các kiểu câu theo mục đích nói)
Số câu
Số điểm
Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
1
4,0
Số câu:1
Điểm:4,0
Ts Câu
TS điểm
1
2,0
1
2,0
1
2,0
1
4,0
4
10,0
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA 1 TIẾT- NĂM HỌC 2015-2016
Tổ: Ngữ văn- KHXH Môn: Ngữ văn 8 ( Phần Tiếng việt)- Tuần 35, Tiết PPCT: 130
ĐỀ :
Câu 1: Đọc đoạn thoại sau, theo em chị Dậu có thực hiện đúng vai xã hội của mình không?
(2,0 điểm)
 Cai Lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
 - Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!
 Chị Dậu vẫn thiết tha:
 - Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại. 
Câu 2: Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu sau: (2,0 điểm)
 “ Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
 ( Qua đèo ngang- Bà Huyện Thanh Quan)
Câu 3: Các câu văn dưới đây mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. Hãy phát hiện và chữa lại cho đúng. (2,0 điểm)
a. Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.
b. Em muốn trở thành một trí thức hay một bác sĩ?
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) về lợi ích của việc đi bộ ngao du, trong đó có sử dụng: Câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán thích hợp. (4,0 điểm)
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA 1 TIẾT- NĂM HỌC 2015-2016
Tổ: Ngữ văn- KHXH Môn: Ngữ văn 8 ( Phần Tiếng việt)- Tuần 35, Tiết PPCT: 130
ĐỀ :
Câu 1: Đọc đoạn thoại sau, theo em chị Dậu có thực hiện đúng vai xã hội của mình không?
(2,0 điểm)
 Cai Lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
 - Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!
 Chị Dậu vẫn thiết tha:
 - Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại. 
Câu 2: Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu sau: (2,0 điểm)
 “ Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
 ( Qua đèo ngang- Bà Huyện Thanh Quan)
Câu 3: Các câu văn dưới đây mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. Hãy phát hiện và chữa lại cho đúng. (2,0 điểm)
a. Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.
b. Em muốn trở thành một trí thức hay một bác sĩ?
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) về lợi ích của việc đi bộ ngao du, trong đó có sử dụng: Câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán thích hợp. (4,0 điểm)
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT- NĂM HỌC 2015-2016
Tổ: Ngữ văn- KHXH Môn: Ngữ văn 8 ( Phần Tiếng việt)- Tuần 35, Tiết PPCT: 130
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
- Trong đoạn thoại, xét về địa vị xã hội chị Dậu là vai dưới ( Chị Dậu là người nông dân đang thiếu tiền sưu nhà nước, cai lệ được coi là người của nhà nước đi thúc sưu).
 - Dù thái độ của tên cai lệ hung dữ, hống hách nhưng chị Dậu vẫn gọi “ông” xưng “cháu”, nói năng khiêm tốn: xin, trông lại
- Chị Dậu thực hiện đúng vai xã hội của mình.
1,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2
- Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ: Đảo vị trí vị ngữ trước chủ ngữ nhằm:
+ Nhấn mạnh ý để tạo nhịp điệu, gieo vần
+ Nhấn mạnh sự thưa thớt, hoang vắng, gợi lên một cách cụ thể, sinh động dáng vẻ của con người và cảnh vật.
1,0 điểm
1,0 điểm
Câu 3
- HS chỉ ra được lỗi sai:
a. Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố không cùng một trường từ vựng. Lão Hạc và Bước đường cùng là tên tác phẩm, còn Ngô Tất Tố là tên tác giả.
+ Chữa lại như sau: “Lão Hạc”, “Bước đường cùng” và “Tắt đèn” đã giúp chúng ta
hoặc: Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta
b. Đây là dạng câu hỏi lựa chọn “ A hay B” nên A và B không có quan hệ rộng-hẹp với nhau. Vì vậy trong câu này trí thức là từ ngữ có nghĩa rộng hơn đã bao hàm cả bác sĩ .
+ Chữa lại như sau: Em muốn trở thành một giáo viên hay một bác sĩ ?
( HS có thể thay trí thức bằng một nghề nghiệp nào bất kì)
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4
HS viết được một đoạn văn ngắn phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Hình thức: 
+ Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng có sử dụng câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
+ Hành văn mạch lạc, trôi chảy.
+ Đoạn văn ít sai phạm về lối dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
- Nội dung: Đoạn văn phải nêu lên lợi ích của việc đi bộ ngao du: sức khoẻ tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ, tiết kiệm tiền bạc
Chú ý: Tuỳ vào mức độ làm bài của học sinh, giáo viên có thể cho điểm phù hợp.
4.0 điểm
 GV ra đề kiểm tra 
 Trần Thị Thanh Thảo

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_tieng_viet_lop_8tuan_35.doc