Đề kiểm tra học kì I, năm học 2015 - 2016 môn ngữ văn, lớp 8 thời gian: 120 phút (không kể phát đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I, năm học 2015 - 2016 môn ngữ văn, lớp 8 thời gian: 120 phút (không kể phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I, năm học 2015 - 2016 môn ngữ văn, lớp 8 thời gian: 120 phút (không kể phát đề)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2015-2016
Môn Ngữ văn, Lớp 8
Đề chính thức
Thời gian: 120 phút (không kể phát đề)
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (2,0 đ) - Thời gian làm bài 10 phút 
 Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Tác phẩm nào sau đây không thuộc thể loại truyện ngắn?
 A. Lão Hạc C. Chiếc lá cuối cùng
 B. Tôi đi học D. Tắt đèn 
Câu 2: Từ “lưng lẻo nhìn ” trong câu “Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến.” (trích “Tôi đi học”, Thanh Tịnh; SGK Ngữ văn 8, tập I, trang 7) được hiểu với nghĩa nào?
 A. nhìn lại chăm chú, không rời mắt C. nhìn lại với tâm trạng lo lắng, sợ bị bỏ rơi
 B. nhìn lại với tâm trạng lưu luyến, dùng dằng D. nhìn lại như muốn trách móc, hờn dỗi 
Câu 3: Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh là ý nghĩa của văn bản nào?
 A. Chiếc lá cuối cùng C. Cô bé bán diêm
 B. Lão Hạc D. Tức nước vỡ bờ 
Câu 4: Dấu ngoặc kép trong trường hợp sau có công dụng gì?
 Hãy cùng nhau hành động:
 “MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG”.
 A. đánh dấu câu dẫn trực tiếp C. đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai
 B. đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt D. đánh dấu tên tác phẩm được dẫn
Câu 5: Câu nào sau đây không phải là câu ghép?
 A. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình.
 B. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào.
 C. Sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật.
 D. Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.
Câu 6: Câu “Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người, người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.” dùng dấu câu sai như thế nào?
 A. thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc 
 B. thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu
 C. dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
 D. lẫn lộn công dụng của các dấu câu
Câu 7: Dòng nào sau đây không dùng phương pháp nêu định nghĩa?
 A. Xe đạp là phương tiện giao thông giản tiện chuyển động nhờ sức người. 
 B. Lá cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây. 
 C. Dừa là một loài cây đặc sản của Bến Tre.
 D. Bánh xèo là một món ăn ngon của Nam Bộ. 
Câu 8: Phương pháp thuyết minh nào không sử dụng ở phần mở bài của bài văn thuyết minh?
 A. nêu định nghĩa C. nêu ví dụ 
 B. liệt kê D. nêu số liệu
- Hết -
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2015-2016
Môn NGỮ VĂN, Lớp 8
Đề chính thức
Thời gian: 120 phút (không kể phát đề)
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Giám khảo 1
Lời phê
STT
Số tờ
Giám khảo 2
Số phách
II - PHẦN TỰ LUẬN : (8,0đ) - Thời gian làm bài 110 phút 
Câu 1: (2,0đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu các câu cho bên dưới. 
 “Ông đốc trường Mĩ Lí cho gọi mấy cậu học trò mới đến đứng trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng.
Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
-Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.) 
Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.” 
 (Trích Tôi đi học, Thanh Tịnh, Ngữ văn 8, tập I, trang 7)
a. Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Thanh Tịnh.
b. Phân tích cấu tạo và cho biết câu văn “Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng.” thuộc kiểu câu gì?
c. Nêu công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn được tác giả sử dụng trong đoạn văn. 
d. Khái quát nội dung biểu đạt của đoạn văn bằng một câu hoàn chỉnh.
Câu 2: (1,0đ) Với câu chủ đề “Học tập là chìa khóa mở ra tương lai tươi sáng.”, hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó biến đổi đoạn văn diễn dịch thành đoạn văn quy nạp.
Câu 3: (5,0đ) 
 Khi trở thành đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, mỗi đội viên đều được mang chiếc khăn quàng đỏ. Hãy viết bài văn thuyết minh về chiếc khăn quàng đỏ ấy.
BÀI LÀM
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Kết quả
II - PHẦN TỰ LUẬN:
HƯỚNG DẪN CHẤM
Ðề kiểm tra HỌC KÌ I, Năm học 2015-2016 - Môn Ngữ văn, Lớp 8
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (0,25 đ/ câu đúng, tổng 2,0 đ) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Kết quả
D
B
C
A
C
D
B
C
II - PHẦN TỰ LUẬN : (8,0 đ) 
Câu 1: (2,0 đ) 
a.Trình bày chính xác những hiểu biết về tác giả Thanh Tịnh. (0,5 đ)
b. + Phân tích cấu tạo: C / V, TN1 và TN2. (0,25 đ)
 + Kiểu câu: câu đơn (0,25 đ)
c. Nêu đúng công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn được tác giả sử dụng trong đoạn văn 
+ dấu hai chấm: dùng để đánh dấu (báo trước) lời đối thoại. (0,25 đ)
+ dấu ngoặc đơn: dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm. (0,25 đ)
d. Khái quát đúng nội dung biểu đạt của đoạn văn bằng một câu hoàn chỉnh. (0,5 đ) 
Chẳng hạn: Đoạn văn trên kể lại tâm trạng của nhân vật “tôi” khi nghe ông đốc gọi tên vào lớp học đầu tiên.
Câu 2: ( 1,0 đ) 
- Viết đúng đoạn văn diễn dịch có nội dung triển khai từ câu chủ đề (0,75 đ)
- Chuyển hợp lí từ đoạn văn diễn dịch sang đoạn văn quy nạp. (0,25 đ)
Câu 3: ( 5,0 đ) 
-Yêu cầu:
* Hình thức: Học sinh viết được văn bản thuyết minh về một thứ đồ dùng; bố cục rõ ràng; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu...
* Nội dung: thuyết minh về chiếc khăn quàng đỏ của đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
* Tiêu chuẩn cho điểm: 
a. Mở bài: Nêu một định nghĩa về chiếc khăn quàng đỏ. (0,5 đ)
b. Thân bài: lần lượt sử dụng phù hợp các phương pháp thuyết minh để trình bày
- Về nguồn gốc; (1,0 đ)
- Các đặc điểm về chất liệu, hình dáng, màu sắc...; (1,0 đ)
- Cách sử dụng; (1,0 đ)
- Cách bảo quản chiếc khăn quàng đỏ. (0,5 đ)
- Biết đưa thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm hợp lí vào mạch thuyết minh (0,5 đ).
c. Kết bài: Nêu ý nghĩa của khăn quàng đỏ và tình cảm của em đối với chiếc khăn ấy. (0,5 đ)
* Lưu ý: Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, giáo viên cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm; nên khuyến khích những bài làm sáng tạo.
- Hết -
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 Ðề kiểm tra HKI Năm học 2015 -2016 - Môn : Ngữ văn, lớp: 8
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
VD thấp
VD cao
Tổng cộng
TN
TL
TN
TL
TL
TL
TN
TL
1.Đọc-hiểu VB
-Nhận biết thể loại VB
-Trình bày hiểu biết về tác giả
-Hiểu nghĩa từ, ý nghĩa VB
-Viết câu khái quát nội dung đoạn trích từ VB
Số câu
Số điểm
1
0,25
1/4
0,5
2
0,5
1/4
0,5
3
0,75
2/4
1,0
2.T. Việt
-Nhận biết kiểu câu, lỗi dùng dấu câu
-Hiểu công dụng dấu câu,
-PT cấu tạo câu ; hiểu công dụng dấu câu
Số câu
Số điểm
2
 0,5
1
0,25
2/4
1,0
3
0,75
2/4
1,0
3.Tạo lập VB
-Nhận biết phương pháp TM
-Hiểu cách sử dụng phương pháp TM
-Viết đoạn văn diễn dịch, sau đó chuyển sang quy nạp
-Viết bài văn TM về một thứ đồ dùng
Số câu
Số điểm
1
 0,25
1
0,25
1
1,0
1
5,0
2
 0,5
2
6,0
T.cộng
Số câu
Số điểm
4
1,0
1/4
0,5
4
1,0
2/4
1,0
1/4+ 1
1,5
1
5,0
8
2,0
3
8,0

Tài liệu đính kèm:

  • docDeHDCVan_8HK120152016Chau_ThanhBen_Tre.doc