Ma trận, bản đặc tả và đề kiểm tra chất lượng giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án và thang điểm)

doc 11 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 1670Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận, bản đặc tả và đề kiểm tra chất lượng giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận, bản đặc tả và đề kiểm tra chất lượng giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án và thang điểm)
MÔN NGỮ VĂN
I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I LỚP 8: THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
MA TRẬN 
TT
Kĩ năng
Nội dung/đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
% điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1
Đọc hiểu
Truyện ngắn, Truyện lịch sử.
3
0
5
0
0
2
0
60
- Thơ (Thất ngôn tứ tuyệt, thơ sáu bảy chữ)
2
Viết
Phân tích một tác phẩm văn học
0
1*
0
1*
0
1*
0
1*
40
Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách.
Tổng số câu
3
1*
5
1*
0
3*
0
1*
11
Tổng điểm
1.5
0.5
2.5
1.5
0
3.0
0
1.0
10
Tỉ lệ %
20
40%
30%
10%
100
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA
TT
Kĩ năng
Nội dung/Đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
Đọc hiểu
Truyện ngắn, Truyện lịch sử
Nhận biết: 
- Nhận biết đề tài, bối cảnh, chi tiết tiêu biểu.
- Nhận biết được nhân vật, cốt truyện, tình huống, các biện pháp xây dựng nhân vật.
- Nhận biết được các trợ từ, thán từ, thành phần biệt lập, các loại câu phân loại theo mục đích giao tiếp. 
Thông hiểu: 
- Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện. 
- Phân tích được vai trò, tác dụng của cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.
- Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.
- Xác định được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng; sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ; tác dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình, biện pháp đảo ngữ, câu hỏi tu từ được sử dụng trong văn bản.
- Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó được sử dụng trong văn bản.
Vận dụng:
- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua văn bản.
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản.
- Vận dụng những hiểu biết về vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học để đánh giá giá trị của tác phẩm.
3 TN
5TN
2TL
- Thơ (Thất ngôn tứ tuyệt, thơ sáu bảy chữ)
Nhận biết
- Nhận biết được những dấu hiệu về hình thức để phân biệt các thể thơ: số tiếng trong câu, số câu, cách gieo vần, tạo nhịp, đối ngẫu. Nhận biết một số thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng.
- Nhận biết được đặc điểm ngôn ngữ, đề tài, giọng điệp, nhịp điệu trong bài thơ; nhận biết được các yếu tố trào phúng trong thơ.
- Nhận biết được hình ảnh, biểu tượng tiêu biểu và nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Nhận biết được các trợ từ, thán từ, thành phần biệt lập trong văn bản. 
Thông hiểu 
- Phân tích được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình; cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ. 
- Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ dựa trên những yếu tố hình thức nghệ thuật.
- Phân tích được tác dụng của một số thủ pháp nghệ thuật thơ trào phúng; vai trò, ý nghĩa của một số yếu tố hình thức thơ Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.
- Phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục.
- Xác định được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng; sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ; tác dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.
- Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó được sử dụng trong văn bản.
Vận dụng
- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua bài thơ. 
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản.
- Thể hiện được thái độ tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác trong đọc hiểu văn bản thơ. 
2
Viết
Phân tích một tác phẩm văn học
Nhận biết:
Thông hiểu:
Vận dụng:
Vận dụng cao: 
Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.
1*
1*
1*
1TL*
Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách.
Nhận biết:
Thông hiểu:
Vận dụng:
Vận dụng cao:
Viết được bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách; nêu được những thông tin quan trọng; trình bày mạch lạc, thuyết phục.
Tổng số câu
3 TN
5TN
2 TL
1 TL
Tỉ lệ %
20
40
30
10
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Quê hương là gì hở mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu.
Quê hương là gì hở mẹ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng.
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè.
Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm.
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
 ( Quê hương – Đỗ Trung Quân)
 Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát	 B. Tự do
C. Thơ sáu chữ	 D. Lục bát biến thể
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?
A. Tự sự	 B. Miêu tả
C. Biểu cảm	 D.Miêu tả kết hợp biểu cảm
Câu 3: Cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong bài thơ là:
	A. Quê hương B. Con đò
	C. Chùm khế D. Diều biếc
Câu 4: Tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ là tình cảm gì?
Nỗi nhớ về tuổi thơ, sự hoài niệm về tuổi thơ
Tình yêu thiên nhiên
Tình yêu quê hương đất nước
Tình cảm gia đình
Câu 5: Việc nhắc lại 2 lần câu hỏi tu từ “Quê hương là gì hả mẹ”? có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh sự da diết tình cảm lưu luyến của nhân vật trũ tình	 
B. Thể hiện sự nặng lòng của nhân vật trữ tình đối với quê hương
C. Thể hiện sự thắc mắc của em bé với nhân vật trữ tình. 
D. Ca ngợi vẻ đẹp quê hương của nhân vật trữ tình.
Câu 6: Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: “Quê hương là con diều biếc”? 
A. Nhắc nhớ những kỷ niệm gần gũi bình dị về quê hương của mỗi người 	 
B. Thấy được sự êm đềm của quê hương đối với tuổi thơ của mỗi người
C. Gợi tả không gian nghệ thuật tuyệt đẹp về tuổi thơ gắn liền với quê hương 
D. Gợi hình ảnh cánh diều biếc trao nghiêng trên bầu trời tuổi thơ của nhân vật trữ tình
Câu 7: Ba câu thơ cuối tác giả muốn nhắn nhủ người đọc điều gì?
Yêu mến trân trọng những giá trị về cuộc sống
Mỗi chúng ta phải biết yêu thương, trân trọng những điều xung quanh mình
Tình yêu quê hương bắt đầu từ những điều giản dị nhất.
Mỗi chúng ta hãy luôn sống và làm việc có ích, yêu quê hương xứ sở.của mình
Câu 8: Nét độc đáo của bài thơ được thể hiện;
A. qua những từ ngữ, hình ảnh giản dị chứa đựng tình cảm yêu quê hương sâu sắc.	 
B. qua hình ảnh quê hương đa màu sắc muôn hoa đua nở của tác giả
C. về thể thơ 6 chữ giàu cảm xúc của tác giả khi nói về quê hươmg 
D. về tình cảm, cảm xúc của tác giả giành cho quê hương của mình 
Câu 9: Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì? ( Trình bày từ 1 đến 3 câu văn)
Câu 10: Từ việc đọc hiểu văn bản thơ, là học sinh chúng ta cần thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể nào? ( Trình bày khoảng 3 câu văn)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết một bài văn giới thiệu một cuốn sách mà em yêu thích
------------------------- Hết -------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I. Đọc
hiểu
1
C
0,5
2
C
0,5
3
A
0,5
4
C
0,5
5
A
0,5
6
C
0,5
7
D
0,5
8
A
0,5
9
HS đưa ra được một vài thông điệp phù hợp với nội dung của bài thơ, có thể đưa ra những thông điệp sau:
- Quê hương là nơi khi ta đi xa mà luôn nhớ về.
- Quê hương giáo dục chúng ta, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta để ta được trở thành một con người tốt, thành một công dân tốt.
- Chúng ta phải nhớ đến, trân trọng, biết ơn quê hương mình.
Lưu ý: Học sinh nêu được 2 thông điệp cho điểm tối đa
1,0
10
HS nêu những việc làm cụ thể của bản thân góp phần xây dựng quê hương. (Nêu tối thiểu 3 việc làm)
- Tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, kĩ năng...sống trở thành người công dân tốt góp phần xây dựng quê hương.
- Sống đoàn kết, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn...
- Giữ gìn phong tục, truyền thống tốt đẹp của quê hương...
- Quảng bá, giới thiệu hình ảnh của quê hương đến với mọi người.
Lưu ý: Học sinh nêu được 3-4 việc làm, GK cho 1.0 điểm, được 1-2 việc làm cho 0.5 điểm
1,0
II. Viết
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh
0,25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: giới thiệu cuốn sách yêu thích
0,25
c. Yêu cầu giới thiệu nội dung:
- Giới thiệu về cuốn sách em yêu thích: 
- Nguồn gốc, xuất xứ:
- Hình thức của cuốn sách:
- Nội dung bên trong sách
- Giá trị sách mang lại:
- Sách trên thị trường:
- Cách giữ gìn và bảo quản sách
- Cảm nghĩ, tình cảm của em dành cho cuốn sách.
2.5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0,5
e. Sáng tạo: Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, .
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_ban_dac_ta_va_de_kiem_tra_chat_luong_giua_ky_i_mon_n.doc