Trường THCS ĐỀ THI KHẢO SÁT VÀO THPT Trực Thắng Năm học 2013-2014 ( Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề) Phần I/Trắc nghiệm: (2,0 điểm)Chọn đáp án đúng cho mỗi câu trả lời sau và ghi lại vào tờ giấy thi Câu1. Câu thơ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi” (Viếng lăng Bác, Viễn Phương)khẳng định điều gì? A.Thiên nhiên là vĩnh cửu. B. Bác Hồ mãi mãi như trời xanh. C. Tình cảm thương nhớ Bác như trời xanh. Câu 2. Tác phẩm nào được gọi là “khúc tráng ca” ca ngợi cuộc sống mới của những người lao động mới. A. Đồng chí. C. Bếp lửa. B. Đoàn thuyền đánh cá. D. Sang thu. Câu 3. Dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt, hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh nào? A. Bếp lửa. C. Tiếng chim tu hú. B. Người cháu. D. Cuộc chiến tranh. Câu 4. Câu văn “Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?” thuộc kiểu câu chia theo cấu trúc nào? A. Câu đơn hai thành phần. C. Câu mở rộng thành phần vị ngữ. B. Câu ghép. D. Câu rút gọn . Câu 5. Cụm từ in đập trong câu văn “Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái” (Làng, Kim Lân) là thành phần gì của câu? A.Thành pfhần trạng ngữ. B. Thành phần tình thái. C.Thành phần khởi ngữ. D. Thành phần cảm thán. Câu 6. “Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoan thơ, bài thơ” là yêu cầu của phần nào trong bài nghị lận về đoạn thơ, bài thơ? A. Mởi bài. B. Thân bài. C. Chuyển đoạn . D. Kết bài. Câu 7. Các câu trong đoạn văn “Những người yếu duối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.” được liên kết với nhau bằng cách nào? A. Lặp từ ngữ. B. Dùng từ đồng nghĩa. C. Dùng từ trái nghĩa. D. Dùng từ nối. Câu 8. Nhận định nào không đúng về nghệ thuật tả người của Nguyền Du trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”? A. Sử dụng bút pháp tả thực. B. Sử dung các hình ảnh ước lệ tượng trưng. C. Sử dụng các điển cố và biện pháp đòn bẩy. D. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ. PhânII/Tự luận (8điểm) Câu 1 (1,5 điểm) “Măt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa” (Trích “Đoàn thuyền đánh cá ”- Huy Cận) Hai câu thơ trên sử dụng các phép tu từ gì? Phân tích tác dụng của các phép tu tư đó. Câu 2 (2.0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận từ 15 đến 20 dòng trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: “ Thành công chỉ đến khi bạn làm viêc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp”. Câu 4( 4,5 điểm) Phân tích đoạn thơ sau : “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.” (Trích “Sang thu” -Hữu Thỉnh) Trường THCS ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT VÀO THPT Trực Thắng Năm học 2013-2014 Phần I/Trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B B A C C A C A Phần II/ Tự luận (8 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 (1,5đ) -Chỉ ra phép tu từ +Câu thơ thứ nhất sử dụng phép so sánh: “Mặt trời” được so sánh như “hòn lửa” +Câu thơ thứ hai sử dụng phép nhân hoá: sóng “cài then”,đêm “sập cửa” -Tác dụng: +Phép so sánh làm nổi bật hình ảnh rực rỡ, ấm áp của cảnh biển hoàng hôn. +Phép nhân hoá tác giả đã thổi hồn cho cảnh vật, vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ đi vào trạng thái nghỉ ngơi. 0,25 0,25 0,5 0,5 Câu 2 (2,0đ) *Yêu cầu về hình thức Đoạn văn bàn về một vấn đề tư tưởng đạo lí (khả năng lập ý, lập luận, vận dụng các thao tác nghị luận, diễn đạt, kiến thức xã hội. ..) Có độ dài từ 15 đến 20 dòng. *Yêu cầu về nội dung -Khái quát vấn đề nghị luận và nêu ý kiến: “Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp” -Giải thích: +Thành công: Là đạt được kết quả, mục đích như dự định , thành công rực rỡ, được mọi người tôn trọng .... +Tận tâm và nghĩ đến những điều tốt đẹp là tâm huyết, nhiệt tình, say mê với công việc luôn nghĩ về việc làm có ý nghĩa cao cả và hướng đến mục đích cao đẹp... -Biểu hiện: +Lạc quan làm việc hết mình, không sợ khó khăn và có thái độ đúng đắn..(dẫn chứng) +Những người không tận tâm với công việc và không nghĩ đến những điều tốt đẹp sẽ thất bại trong công việc và chán nản trong cuộc sống.(dẫn chứng) -Đánh gía: Tận tâm và nghĩ đến điều tốt đẹp là một phẩm chất tốt mà con người cần có để đi đến thành công. Bản thân muốn thành công phải có lòng say mê, tận tâm, nhiệt huyết với công việc và luôn suy nghĩ về những điều tốt đẹp, chính những điều ấy giúp mình có cuộc sống tốt đẹp, góp phần làm phát triển xã hội. -Bài học: Mỗi chúng ta đều nhận thức thấy được vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống. Vậy hãy làm việc tận tâm và luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3 (4,5đ) a, Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm - Giá trị đoạn thơ *Cách cho điểm: Đúng, đủ ý cho điểm tối đa, thiếu hoặc sai hoàn toàn không cho điểm b,Thân bài:(4 điểm) -Nếu ở khổ thơ đầu, khúc giao mùa của đất trời được cảm nhận qua hương ổi chín thì đến khổ thơ thứ hai cảm nhận rõ ràng hơn. +Cảm nhận được mở rộng dần về cả không gian và thơì gian. Những từ láy tượng hình “dềnh dàng”, biện pháp nhân hoá “dềnh dàng”, “vội vã” gợi tả dòng sông thu mang dáng dấp yêu kiều, duyên dáng, phẳng lặng hiền hoà không ồn ào như sông mùa hạ...Ngược lại, đàn chim thì“bắt đầu vội vã” để không bị lỡ thời gian. Thu đến có cái gì vừa chậm rãi vừa hối hả, xôn xao. +Cảm giác giao mùa đựợc nhà thơ diễn tả thật thú vị qua đám mây mùa hạ còn lưu luyến đang vắt nửa mình sang thu. Đây là một sáng tạo độc đáo của Hữu Thỉnh. Đám mây hữu hình trở thành hình ảnh để nói về cái vô hình thời gian...Chữ “vắt” có sức gợi liên tưởng. Ngỡ như đó là cái gạch nối giữa hạ và thu vừa thực vừa mơ. Thu đến, đất trời như thay áo mới. -Từ cảm xúc về phút giao mùa, hồn thơ lắng vào chiều sâu suy tư, chiêm nghiệm về con người, cuộc đời. +Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt đồng thời cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ gắn cùng những cơn mưa rào mà mùa hạ thường có. Hàng loạt những hình ảnh đối lập:“vẫn còn”, “đã”,“vơi”, “bớt” gợi cảm giác mơ hồ khi thu sang. +“Hàng cây đứng tuổi” như chứng nhân lịch sử đang lặng lẽ chiêm nghiệm bước đi của thời gian.“Hàng cây đứng tuổi” là một ẩn dụ gợi liên tưởng đến con người từng trải, họ sẽ vững vàng hơn trước những thay đổi bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Chiêm nghiệm đó vùa mang lại những suy tư sâu lắng trong lòng người vừa làm tăng triết lí cho bài thơ... -Đánh giá khái quát: +Thể thơ năm chữ, ngôn ngữ trong sáng, giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng nhờ cách sủ dụng đa số những thanh bằng. Hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu mang sắc thái riêng so với những bài thơ khác cùng đề tài... +Hai khổ thơ trên cùng với bài thơ nói chung mang đến cho ta một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp được vẽ bằng nét bút tinh tế. Đây là khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lí, đã nối tiếp hành trình thơ thu dân tộc, góp một tiếng thu đằm thắm về mùa thu quê hương, đem đến cho thế hệ trẻ tình yêu đất nước qua nét thu đẹp Việt Nam. c,Kết bài: -Khái quá lại thành công của đoạn thơ nói riêng, bài thơ nói chung -Nêu suy nghĩ của bản thân. 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25
Tài liệu đính kèm: