SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPTQG NĂM 2016 TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 4 Môn : HÓA HỌC ( Đề thi gồm có 04 trang) Thời gian làm bài : 90 phút,không kể thời gian phát đề Mã đề thi 415 Họ và tên thí sinh:...................................................................Số báo danh:.......................................... Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O =16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn =65; Sr = 88; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử A. H2S. B. Na2SO4. C. SO2. D. H2SO4. Câu 2: Cho biết số hiệu nguyên tử của X là 13. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là A. 1s22s22p63s23p6. B. 1s22s22p63s23p2. C. 1s22s22p63s23p1. D. 1s22s22p63s23p3 Câu 3: Trên thế giới, rất nhiều người mắc các bệnh về phổi bởi chứng nghiện thuốc lá. Nguyên nhân chính là do trong khói thuốc lá có chứa chất A. nicotin. B. aspirin. C. cafein. D. moocphin. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam Cu trong khí Cl2 dư, thu được 13,5 gam muối. Giá trị của m là A. 6,4. B. 3,2. C. 12,8. D. 9,6. Câu 5: Phản ứng nào sau đây không thuộc phản ứng tự oxi hoá, tự khử ? A. 3S + 6NaOH Na2SO3 + 2 Na2S + 3H2O B. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O C. 2KClO3 2KCl + 3O2 D. Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O .Câu 6: Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là A. 2,52 gam. B. 3,36 gam. C. 1,68 gam. D. 1,44 gam Câu 7: Cho các hợp kim: Fe–Cu; Fe–C; Zn–Fe; Mg–Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 8: Cho dãy các dung dịch: HCOOH, C2H5NH2, NH3, C6H5OH (phenol). Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là A. HCOOH. B. C2H5NH2. C. C6H5OH. D. NH3 Câu 9: Chất nào sau đây không phản ứng được với axit axetic? A. NaOH. B. Cu. C. Na. D. CaCO3. Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Ag bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của x là A. 0,05. B. 0,10. C. 0,15. D. 0,25. Câu 11: Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3CH2CH2OH là A. propan-1-ol. B. propan-2-ol. C. pentan-1-ol. D. pentan-2-ol. Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường: (a) Sục khí H2SO4 vào dung dịch NaOH. (b) Cho NaCl vào dung dịch KNO3. (c) Cho Na2CO3 vào dung dịch HCl (d) Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch Ba(OH)2. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 13: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là A. Na2CO3 và HCl. B. Na2CO3 và Na3PO4. C. Na2CO3 và Ca(OH)2. D. NaCl và Ca(OH)2. Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là: A. 2,24. B. 1,12. C. 4,48. D. 3,36. Câu 15: Oxit nào sau đây là oxit axit? A. MgO. B. CaO. C. CO2. D. Na2O. Câu 16: Ở nhiệt độ thường, kim loại Na phản ứng với nước tạo thành A. Na2O và O2 B. NaOH và H2 C. Na2O và H2 D. NaOH và O2 Câu 17: Hỗn hợp X gồm 3 chất : CH2O2, C2H4O2, C4H8O2. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X, thu được 0,8 mol H2O và m gam CO2. Giá trị của m là A. 17,92 B. 70,40 C. 35,20 D. 17,60 Câu 18: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là A. poliacrilonitrin B. poli(metyl metacrylat) C. poli(vinyl clorua) D. polietilen Câu 19: Cho dãy các chất tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là A. 1. B. 3 C. 4 D. 2 Câu 20: : Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH-COOCH3. Tên gọi của X là A. metyl acrylat. B. etyl axetat. C. propyl fomat. D. metyl axetat Câu 21: Cho 3,68 gam hỗn hợp Al, Zn phản ứng với dung dịch H2SO4 20% (vừa đủ), thu được 0,1 mol H2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng là A. 52,68 gam B. 52,48 gam C. 42,58 gam D. 13,28 gam Câu 22: Ở điều kiện thích hợp, hai chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo thành metyl axetat? A. CH3COOH và CH3OH. B. HCOOH và CH3OH. C. HCOOH và C2H5OH. D. CH3COOH và C2H5OH. Câu 23: Cho dãy các chất: H2NCH(CH3COOH, C6H5OH (phenol), CH3COOC2H5, C2H5OH, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy phản ứng với dung dịch KOH đun nóng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 24: Cho dãy các kim loại: Na, K, Mg, Be. Số kim loại trong dãy phản ứng mạnh với H2O ở điều kiện thường là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 25: Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp A. điện phân dung dịch. B. điện phân nóng chảy. C. thủy luyện. D. nhiệt luyện. Câu 26: Kim loại sắt không tan trong dung dịch A. H2SO4 đặc, nóng B. HNO3 đặc, nguội C. H2SO4 loãng D. HNO3 đặc, nóng Câu 27: Nhận xét nào sau đây sai? A. Những tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây ra. B. Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử. C. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính oxi hóa. D. Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng Câu 28: Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai? A. Metylamin. B. Trimetylamin. C. Phenylamin. D. Đimetylamin Câu 29: Công thức của glyxin là A. H2NCH2COOH B. CH3NH2 C. C2H5NH2 D. H2NCH(CH3)COOH Câu 30: Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là A. 29,69 B. 28,89 C. 17,19 D. 31,31 Câu 31: Cho m gam hỗn hợp etanal và propanal phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 43,2 gam kết tủa và dung dịch chứa 17,5 gam muối amoni của hai axit hữu cơ. Giá trị của m là A. 10,2. B. 10,9. C. 9,5. D. 14,3. Câu 32: Cho các phát biểu sau: (a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol. (b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom. (c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 33: Cho sơ đồ phản ứng: (1) X + O2 axit cacboxylic Y1. (2) X + H2 ancol Y2. (3) Y1 + Y2 Y3 + H2O. Biết Y3 có công thức phân tử C6H10O2. Tên gọi của X là A. Anđehit Acrylic. B. Anđehit Axetic. C. Anđehit Metacrylic. D. Anđehit Propionic. Câu 34: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là A. 55%. B. 50%. C. 62,5%. D. 75%. Câu 35: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 và tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được Ag. (f) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. Câu 36: Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là Phần trăm theo khối lượng của trong HClO4 là A. 8,43%. B. 8,92%. C. 8,79%. D. 8,56%. Câu 37: Một mẫu khí thải công nghiệp có nhiễm các khí H2S, CO, CO2. Để nhận biết sự có mặt của H2S trong mẫu khí thải đó, ta dùng dung dịch A. KCl. B. NaCl. C. Pb(CH3COO)2. D. NaNO3 Câu 38: Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với HNO3 đặc nóng, dư thu được V lít khí chỉ có NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa; còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 11,2. B. 38,08. C. 16,8. D. 24,64. Câu 39: Trong các thí nghiệm sau: (1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF. (2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S. (3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng. (4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc. (5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH. (6) Cho khí O3 tác dụng với Ag. (7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng. Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là A. 4. B. 6. C. 7. D. 5. Câu 40: Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là A. 0,12. B. 0,16. C. 0,18. D. 0,14. Câu 41; Hỗn hợp A gồm 2 hợp chất hữu cơ mạch thẳng X, Y (chỉ chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 6 gam NaOH thu được một ancol đơn chức và hai muối của hai axit hữu cơ đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lượng ancol thu được tác dụng với Na dư sinh ra 1,68 lít khí (Đktc). Cho 5,14 gam hỗn hợp A phản ứng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 4,24 gam muối. Mặt khác nếu đốt cháy 10,24 gam A cần 14,112 lít khí oxi (đktc) thu được khí cacbonic và 7,56 gam nước. Phần trăm khối lượng % lượng của X trong hỗn hợp A là: A.77,82 B.70,2 C. 55,68 D .21,18 Câu 42. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau 0,8 2,0 2,8 Số mol NaOH Số mol Al(OH)3. 0,4 O Tỉ lệ a : b là A. 4 : 3 B. 2 : 3 C. 1 : 1 D. 2 : 1. Câu 43: Cho dãy các chất: m-CH3COOC6H4CH3; m-HCOOC6H4OH; ClH3NCH2COONH4; p-C6H4(OH)2; p-HOC6H4CH2OH; H2NCH2COOCH3; CH3NH3NO3. Số chất trong dãy mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa được với 2 mol NaOH là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 44:Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy 30,73 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 69,31 gam. Giá trị a : b gần nhất với A. 0,730. B. 0,810. C. 0,756. D. 0,962. Câu 45: Ancol X (MX= 76) tác dụng với axit cacboxylic Y thu được hợp chất Z mạch hở (X và Y đều chỉ có một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam Z cần vừa đủ 14,56 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol tương ứng là 7 : 4. Mặt khác, 17,2 gam Z lại phản ứng vừa đủ với 8 gam NaOH trong dung dịch. Biết Z có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Số công thức cấu tạo của Z thỏa mãn là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 46: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì số mol Ag thu được là A. 0,090. B. 0,095. C. 0,06. D. 0,12. Câu 47: Trong ancol X, oxi chiếm 26,667% về khối lượng. Đun nóng X với H2SO4 đặc thu được anken Y. Phân tử khối của Y là A. 56. B. 42. C. 70. D. 28. Câu 48:Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 8,96 lít CO(điều kiện tiêu chuẩn) sau 1 thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch T và 7,168 lít NO(điều kiện tiêu chuẩn, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T thu được 3,456m gam muối khan. Giá trị của m gần với giá trị nào sau đây nhất? A. 41,13 B. 35,19 C. 38,40 D. 40,03 Câu 49: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít O2 (đktc), thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là A. 1,44. B. 1,62. C. 3,60. D. 1,80. Câu 50: Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,92 gam Mg và 4,48 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 56,69 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X là A. 51,72%. B. 53,85%. C. 56,36%. D. 76,70%. ---HẾT---
Tài liệu đính kèm: