Đề thi khảo sát chất lượng - Giữa kì I môn: Ngữ văn năm học: 2015 - 2016 thời gian làm bài: 90 phút

doc 9 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng - Giữa kì I môn: Ngữ văn năm học: 2015 - 2016 thời gian làm bài: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát chất lượng - Giữa kì I môn: Ngữ văn năm học: 2015 - 2016 thời gian làm bài: 90 phút
PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG
TRƯỜNG THCS CẨM VĂN
ĐỀ THI KSCL - GIỮA KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC: 2015 - 2016
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề gồm 03 câu, 01 trang)
Câu 1: (2 điểm)
Cho đoạn văn sau: “Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn; xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.”
(Ngữ văn 9, tập 1)
Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật nào trong tác phẩm?
Phân tích ý nghĩa đoạn văn trên 
 Câu 2: (3 điểm)
	1.Trong hai câu sau, trường hợp nào từ muối được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào muối được dùng như một từ thông thường?
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ 	(Tế Hanh, Quê hương)
 b. Muối là một hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xit. 	(Từ điển tiếng Việt 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Năm giặc đốt làng, cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi.
....................................................
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
 " Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
 Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
 Cứ bảo nhà vẫn được bình yên! ”
 ( Trích "Bếp lửa ” - Bằng Việt )
Lời nói của người bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Cho biết đoạn thơ đã sử dụng lời dẫn nào? Dấu hiệu nhận biết điều đó?
 3.Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 	Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gi? Nêu tác dụng?
Câu 3: ( 5 điểm) Cảm nhận của em về tám dòng thơ cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
 Cẩm Văn: Ngày 19/11/2015
 GVBM: 
 Nguyễn Thị Thúy
PHÒNG GD& ĐT CẨM GIÀNG
TRƯỜNG THCS CẨM VĂN
----------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ - KSCL
MÔN: NGỮ VĂN- 9
 (Hướng dẫn chấm gồm 05 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
 Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn số
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 
Nội dung
Điểm
1
Câu 1: (2 điểm)
a. 
Đảm bảo các yêu cầu sau
Đoạn văn trích trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Đó là lời trăng trối của bà mẹ chồng trước khi mất “”
 +Mức tối đa (0,75 điểm): Đảm bảo các yêu cầu cầu trên 
+ Mức chưa tối đa (0,25 – 0,5 điểm): Chưa đáp ứng hết các yêu cầu trên.
 (Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm từ 0,25đ đến 0,5đ)
+ Mức không đạt (0 điểm): Không làm bài hoặc làm sai.
b. 
 Học sinh đạt các yêu cầu sau:
 - Hình thức: Viết đoạn văn hoàn chỉnh (có câu mở đoạn, các câu phát triển và câu kết đoạn); không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; lời văn có hình ảnh và cảm xúc.
 - Nội dung: Học sinh có thể viết theo nhiều cách song cần đảm bảo các ý sau:
Lời mong ước của bà mẹ cho đứa con dâu hiếu thảo được sống hạnh phúc, trọn vẹn: giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn
Khi chồng đi xa, Vũ Nương ở nhà là một người con dâu hiếu thảo. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong xã hội vô cùng phức tạp. Vũ Nương đã vượt qua được rào cản và định kiến bằng chính tình yêu thương, sự chăm sóc tận tình chu đáo với mẹ chồng; coi mẹ chồng chẳng khác gì mẹ đẻ.
Lời trăng trối của mẹ trước khi nhắm mắt: “Chồng conphụ mẹ” cho ta thấy mối quan hệ gắn bó, đầy yêu thương giữa mẹ chồng và nàng dâu. Lời trăng trối ấy cũng gián tiếp khẳng định công lao, đức hạnh và phẩm chất hiếu thảo của Vũ Nương quan cho tấm lòng và nhân cách của Vũ Nương.
Tấm lòng của con cái đối với cha mẹ trong văn học xưa đã được nhiều tác giả ca ngợi. Nhưng ở nhân vật Vũ Nương, ta còn trân trọng tấm lòng của nàng hơn nữa bởi đó là quan hệ mẹ chồng nàng dâu, một mối quan hệ vốn phức tạp và khó dung hòa. Hơn nữa, lời ngợi ca ấy từ chính người mẹ chồng nên phẩm chất của Vũ Thị Thiết càng được đề cao.
 + Mức tối đa (1,25 điểm) : Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu trên và có tính sáng tạo cao trong cách .
- Mức chưa tối đa (0,25 -> 1,0 điểm): Học sinh chưa có câu trả lời đảm bảo đủ các yêu cầu trên. Tùy vào mức độ mà giáo viên cho điểm phù hợp.
- Mức không đạt (0 điểm): Làm sai hoặc không làm bài.
(Nếu học sinh có cách lí giải khác nhưng thuyết phục thì giáo viên vẫn cho điểm song không quá 0,75 điểm)
2
Câu 2
1. Từ muối trong câu a được dùng như một thuật ngữ, từ muối trong câu b được dùng như một từ thông thường.
+ Mức tối đa: đảm bảo các yêu cầu trên (0,5 điểm)
+ Mức chưa tối đa : Học sinh chưa có câu trả lời đảm bảo đủ các yêu cầu trên. Tùy vào mức độ mà giáo viên cho điểm phù hợp.( 0,25 điểm):
+Mức không đạt :Làm sai hoặc không làm bài. (0 điểm)
0,5
2. 
a. Lời nói của người bà đã vi phạm phương châm hội thoại về chất, vì người bà nói không đúng sự thật
+ Mức tối đa: đảm bảo các yêu cầu trên (0,5 điểm)
+ Mức chưa tối đa Học sinh chưa có câu trả lời đảm bảo đủ các yêu cầu trên. Tùy vào mức độ mà giáo viên cho điểm phù hợp.( -> 0,25 điểm):
+Mức không đạt :Làm sai hoặc không làm bài. (0 điểm)
b. Đoạn thơ sử dụng lời dẫn trực tiếp.
 Dấu hiệu nhận biết : Lời dẫn đặt sau sau dấu hai chấm, lời dẫn nguyên văn và được đặt trong dấu ngoặc kép.
 + Mức tối đa: đảm bảo các yêu cầu trên (0,5 điểm)
+ Mức chưa tối đa Học sinh chưa có câu trả lời đảm bảo đủ các yêu cầu trên. Tùy vào mức độ mà giáo viên cho điểm phù hợp.( -> 0,25 điểm):
+Mức không đạt :Làm sai hoặc không làm bài. (0 điểm)
1
 3.Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 	Chỉ cần trong xe có một trái tim”
* Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ 
- Hình ảnh “ trái tim” 
 + Mức tối đa : Đảm bảo các yêu cầu cầu trên (0,5 điểm)
+ Mức Không đạt: không xác định hoặc xác định sai (0 điểm)
* Tác dụng biện pháp hoán dụ trái tim chỉ người chiến sĩ lái xe Trường Sơn có ý chí quyết tâm vì miền Nam phía trước
+ Mức tối đa : Đảm bảo các yêu cầu cầu trên ( 1 điểm)
+ Mức chưa tối đa : Hs chưa nêu đầy đủ tác dụng trên
 ( 0,5- 0,25 đ)
- Mức Không đạt: Lạc đề/ sai cơ bản về các kiến thức đưa ra hoặc không đề cập đến ý này. (0 điểm)
1,5
Câu 3
 I. Tiêu chí về nội dung (4,0 điểm): HS có nhiều cách cảm nhận, tuy nhiên bài viết cần bám sát các yêu cầu về nội dung sau:
a. Mở bài: (0,5 điểm):
Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du, tác phẩm có giá trị lớn về nội dung của như nghệ thuật.
Đoạn trích nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của Thúy Kiều
+ Mức tối đa (0,5 điểm) : HS biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, phù hợp, hợp lý, ấn tượng, sáng tạo.
+Mức chưa tối đa( 0,25 - 0,5 điểm): Đạt được một trong những yêu cầu trên..
+Mức không đạt (0 điểm) : Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản, hoặc không có mở bài.
 b.Thân bài: (3 điểm) HS có nhiều cách cảm nhận khác nhautuy nhiên bài làm cơ bản nêu được các ý sau
 - Giải thích nguyên nhân Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
 - Tâm trạng đau buồn của Thúy Kiều hiện lên qua bức tranh và cảnh vật ( 8 câu) 
Buồn trông cửa bể chiều hôm 
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa? 
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu? 
Buồn trông nội cỏ rầu rầu 
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh 
Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi 
 Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng của Thúy Kiều. Cảnh được quan sát từ xa đến gần.Về màu sắc thì được miêu tả từ màu nhạt đến đậm.về âm thanh thì tác giả lại miêu tả từ tĩnh đến động. Tám câu thơ trích trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích. Đây là những vần thơ có sức ám ảnh nhất của đoạn trích, diễn tả thành công “nỗi lòng tê tái” của Kiều trong những ngày đầu tiên của kiếp đoạn trường.
Buồn trông cửa bể chiều hôm 
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa? 
 Hai tiếng “buồn trông” được lặp lại bốn lần trong đoạn trích, vừa như gói trọn tâm thế của Kiều “trước lầu Ngưng Hích”, vừa tạo nhịp điệu đều đều, buồn thương cho đoạn thơ. Ở nơi “khoá xuân”, Kiều chỉ biết lấy thiên nhiên làm điểm tựa, và từ điểm tựa đó nàng nhận thức về số kiếp của mình. Tầm nhìn của nàng trước hết hướng ra xa, vì nơi xa đó là nhà nàng, là nơi có những người thân yêu nhất:
 Không gian xa rộng, quạnh hiu nơi cửa bể như càng làm nổi rõ hơn thân phận nhỏ bé, cô đơn của Kiều. Không gian ấy cộng hưởng cùng thời gian “chiều hôm” - thời khắc gợi nhớ, gợi buồn - khiến như thấm sâu hơn vào tâm hồn người con gái nơi xứ lạ nỗi niềm xót xa. Giữa khung cảnh ấy, trái tim cô đơn, tâm hồn trống vắng cần lắm một hơi ấm, một sự hiện diện của sự sống:
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
 “Thuyền” chính là hình ảnh biểu tượng cho sự sống con người. Nhưng đó là sự hiện hữu mờ mờ, như có như không, được diễn tả qua hai từ “thấp thoáng”, “xa xa”. Sự xuất hiện mờ ảo của cánh buồm không làm cho khung cảnh thêm thân mật, ấm áp mà càng gợi sầu, gợi cảm giác cô liêu cho con người. Không tìm thấy sự sẻ chia từ nơi cửa biển xa xăm, Kiều hướng tầm mắt về “ngọn nước” gần mình hơn:
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
 Giữa dòng nước, cánh hoa trôi man mác như gợi nhắc thân phận cảnh bèo trôi dạt của người trong cảnh. Câu hỏi tu từ như xoáy vào tâm hồn người đọc. Thân phận cánh hoa hay chính là những trăn trở, xót xa cho số kiếp mỏng manh, phiêu bạt của Kiều? Hai tiếng “về đâu” cuối câu thơ với thanh không càng tạo cảm giác xa vắng, vô định, như tương hợp với tâm thế hiện thời của Kiều. Tìm đến với thiên nhiên đó mong sao vơi bớt mối sầu chất chứa trong lòng nhưng càng nhìn cảnh, tâm trạng lại càng rối bời. Dường như nước gợi lên sự lạnh lẽo, bất định, chảy trôi nên Kiều tìm về với bờ cỏ xanh, với mặt đất: Buồn trông nội cỏ rầu rầu
 Nhưng cỏ cũng mang tâm trạng buồn thương của người: “rầu rầu”. Đâu còn là “cỏ non” xanh tận chân trời trong tiết thanh minh khi Kiều còn sống những ngày tháng “Êm đềm trướng rủ màn che”. Cảnh nơi xứ lạ như thấu cảm nỗi niềm của Kiều nên nhuốm màu tâm tư của kiếp người phiêu bạt. Nỗi “rầu rầu” ấy tràn ngập, lan toả khắp không gian:
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Cái nhìn bao quát từ “chân mây” xa xăm đến “mặt đất” gần gũi, tất cả đều “một màu xanh xanh”. Nó khác lắm cái sắc xanh tràn ngập nhựa sống của tiết trời mùa xuân:
Cỏ non xanh tận chân trời và cũng không giống màu áo xanh tinh khôi của chàng Kim trong ngày đầu gặp gỡ:
Tuyết in sắt ngựa câu giòn.
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.
 Màu xanh của không gian nơi lầu Ngưng Bích là màu xanh gợi buồn. Nỗi buồn của người pha vào cảnh vật, mang theo bao tái tê. Không gian trở nên rợn ngợp, cô liêu. Sự vắng lặng bao trùm cảnh vật càng tô đậm tiếng lòng thổn thức của người trong cảnh. Kiều cảm thấy cần một tiếng vọng của sự sống con người nhưng đáp lại nàng chỉ có những thanh âm hào hùng của thiên nhiên:
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh.
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
 Gió thổi, nước trôi... tất cả đều gợi sự chảy trôi, như thân phận “Bên trời góc bể bơ vơ” của nàng Kiều. Âm thanh của tiếng sóng ầm ầm  như tiếng gào thét của lòng người trong cảnh ngộ bẽ bàng, tê tái. Tầm nhìn của Kiều hướng từ xa về gần, từ cao đến thấp, mong mỏi kiếm tìm một sự đáp vọng. Thanh âm duy nhất đáp lại nàng là tiếng sóng "ầm ầm” “kêu quanh ghế ngồi”. Nó không làm cho không gian vang động hơn mà càng khắc sâu thêm tâm trạng đau đớn lẫn dự cảm lo âu về tương lai của Kiều. Xót xa biết bao, đớn đau biết bao! Chỉ có thiên nhiên bên nàng, sẻ chia “tấm lòng’' với nàng. Đó chính là thời khắc Kiều thấm thía nhất nỗi niềm tự thương thân.
 Thơ ca chỉ tìm được bến neo đậu nơi lòng người khi đó là tiếng lòng tha thiết, được tạo tác bởi tài năng nghệ thuật chân chính. Đoạn thơ này của Nguyễn Du đã làm được điều đó. Nó không chỉ khắc họa thành công nỗi lòng xót xa, tâm trạng bẽ bàng của Kiều mà còn cho ta thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình bậc thầy của đại thi hào dân tộc. Âm hưởng cùa những câu thơ này đã, đang và sẽ vang đọng mãi trong tâm trí người đọc.
* Đánh giá về nghệ thuật, nội dung
 Điệp từ “ Buồn trông” diễn tả nỗi buồn triền miên, sử dụng các hình ảnh ẩn dụ
+ Một “cánh buồn thấp thoáng” nơi “cửa bể chiều hôm” gợi nỗi cô đơn
+ Một cánh “hoa trôi man mác” tượng trưng cho số phận lênh đênh của Nàng 
+ Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu”, chân mây mặt đất thể hiện kiếp sống phong trần của người con gái bất hạnh.
+ Cuối cùng là ầm ầm tiếng sóng làm cho nàng lo sợ những tai họa như đang phủ xuống cuộc đời nàng .
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình.
+ Mức tối đa :Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên các yêu cầu trên, biết sử dụng hợp lí các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm khi cảm nhận và phân tích, ý văn lưu loát, sáng tạo, biết phân tích các biện pháp nghệ thuật, phân tích từ ngữ độc đáo trong đoạn, biết bình ý thơ. (3,0 điểm):
+ Mức tối chưa tối đa: Đảm bảo tương đối các yêu cầu trên các yêu cầu nêu trên. Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh cho điểm phù hợp. ( 2 điểm )
+ Mức tối chưa tối đa: Đảm bảo tương đối các yêu cầu trên các yêu cầu nêu trên, ý văn diễn đạt đôi chỗ chưa lưu loát, bài có sai vài lỗi chính tả, chưa bình ý thơ. Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh cho điểm phù hợp. ( 1-> 0,5 điểm )
+ Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, sai về kiểu bài.
 c) Kết bài: : (0,5 điểm)
 - Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn thơ hay nhất trong Truyện Kiều. Bởi vì, qua đoạn trích, người đọc cảm nhận được tâm trạng buồn cô đôn, lẻ loi.
 - Qua đoạn trích, người đọc thấy rõ nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc tình tình của Nguyễn Du.
 - Học đoạn trích , ta cũng thấy được tấm lòng nhân đạo của nhà thơ. Nhà thơ đã xót thương cho một người con gái tài hoa mà bạc mệnh như nàng Kiều 
+ Mức tối đa (0,5 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết viết kết bài nhưng chưa hay, còn sơ sài. 
+ Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, kết bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản, hoặc không có kết bài.
II. Các tiêu chí khác (1,0 điểm)
1. Hình thức (0,5 điểm)
- Học sinh viết được một bài văn với đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); ý được sắp xếp trong thân bài hợp lí, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. 
- Luận điểm rõ ràng, phù hợp với luận đề, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường. 
+ Mức tối đa (0,5 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh chưa đảm bảo các yêu cầu nêu trên. 
+ Mức không đạt (0 điểm): Học sinh chưa hoàn thiện bố cục bài viết, thiếu nhiều ý, mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt, các ý lộn xộn. 
2. Sáng tạo (0,25 điểm)
- Bài văn viết giàu hình ảnh, bày tỏ suy nghĩ riêng, kiến giải riêng, sâu sắc về vấn đề nghị luận.
+ Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
+ Mức không đạt (0 điểm): Bài viết không có tính sáng tạo.
3. Lập luận (0,25 điểm)
- Học sinh lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo trật tự lô gic giữa các phần trong bài; thực hiện tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết.
+ Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
+ Mức không đạt (0 điểm): Học sinh không biết cách lập luận, hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, các ý trùng lặp, lộn xộn.
(GV dựa cần căn cứ vào từng bài làm cụ thể để cho điểm sao cho phù hợp. Cần chú ý đến những bài làm có tính sáng tạo).
5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HK1_Van_9.doc