Đề thi khảo sát chất lượng giữa học kì II môn: Vật lý 10 thời gian: 45 phút – Đề 1

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 5212Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng giữa học kì II môn: Vật lý 10 thời gian: 45 phút – Đề 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát chất lượng giữa học kì II môn: Vật lý 10 thời gian: 45 phút – Đề 1
ĐỀ THI KSCL GIỮA HỌC KÌ II 
MÔN: VẬT LÝ 10 
Thời gian: 45 phút – ĐỀ 1
I. Lý thuyết
Câu 1 (1,5 điểm). Định nghĩa công trong trường hợp tổng quát. Viết biểu thức?	 	
Câu 2 (1 điểm). Phát biểu định nghĩa động năng và viết công thức tính động năng? Đơn vị? 	
Câu 3 (1 điểm). Định nghĩa cơ năng và viết công thức tính cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường? 	 	
Câu 4 (1,5 điểm). Phát biểu và viết hệ thức định luật Saclơ? 
II. Bài toán 
Câu 5 (1 điểm). Một người kéo một thùng gỗ trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây hợp với phương nằm ngang một góc 600, lực tác dụng lên dây là 100 N, thùng gỗ di chuyển được một đoạn 10 m. Tính công của lực kéo? 	
Câu 6 (1 điểm). Một máy bay có khối lượng 2 tấn đang bay với vận tốc 360 km/h. Tính động năng của máy bay khi đó.
Câu 7 (2 điểm). Một vật rơi tự do từ độ cao 20 m so với mặt đất. Lấy . Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng, tìm vận tốc của vật khi chạm đất?
Câu 8 (1 điểm). Một lượng khí nhất định có thể tích 1 m3 và áp suất 1atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 3,5 atm. Thể tích khí nén là bao nhiêu?	
.............................................HẾT................................................
ĐỀ THI KSCL GIỮA HỌC KÌ II 
MÔN: VẬT LÝ 10 
Thời gian: 45 phút – ĐỀ 2
I. Lý thuyết
Câu 1 (1,5 điểm). Phát biểu và viết hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ 2 vật?	
Câu 2 (1 điểm). Định nghĩa thế năng trọng trường và viết biểu thức thế năng trọng trường? 
Câu 3 (1 điểm). Định nghĩa cơ năng và viết công thức tính cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi. 
Câu 4 (1,5 điểm). Phát biểu và viết biểu thức định luật Bôilơ-Mariôt? 
II. Bài toán 
Câu 5 (1 điểm). Một người kéo một thùng gỗ trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây hợp với phương nằm ngang một góc 600, lực tác dụng lên dây là 150 N, thùng gỗ di chuyển được một đoạn 10 m. Tính công của lực kéo? 	
Câu 6 (1 điểm). Một vật có khối lượng 2 kg ở cách mặt đất 10 m. Tính thế năng của vật này. Lấy .	
Câu 7 (2 điểm). Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc đầu 20 m/s. Chọn gốc thế năng tại vị trí ném, lấy . Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng, tìm độ cao cực đại mà vật đạt được?
Câu 8 (1 điểm). Chất khí ở 00C có áp suất 5 atm. Biết thể tích khí không đổi. Tính áp suất của chất khí trên ở 2730C?	
.............................................HẾT................................................
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KSCL GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: VẬT LÝ 10 – ĐỀ 1
I. LÍ THUYẾT:
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Định nghĩa công trong trường hợp tổng quát: Khi lực không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng	của lực góc thì công thực hiện bởi lực đó được tính theo công thức: 	
0,5
0,5
0,5
2
- Động năng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là năng lượng (kí hiệu là Wđ) mà vật đó có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức: 
- Đơn vị động năng là Jun (J)	
0,5
0,25
0,25
3
- Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì tổng động năng và thế năng của vật được gọi là cơ năng. 
- Công thức: W = Wđ + Wt = mv2 + mgz
0,5
0,5
4
- Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.	
- Biểu thức: p ~ T , hay = hằng số, hay 	
0,75
0,75
II. BÀI TẬP:
Câu
Nội dung
Điểm
5
- Công của lực kéo: 	 	 
0,5 
0,5
6
(Với m = 2 tấn = 2000kg ; v = 360 km/h = 100 m/s)
0,25
0,25
0,5
7
- Chọn gốc thế năng tại mặt đất
- Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng: 	
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
8
 Trạng thái 1: 
 Trạng thái 2: 
0,25
0,25
0,25
0,25
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KSCL GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: VẬT LÝ 10 – ĐỀ 2
I. LÍ THUYẾT:
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Định luật bảo toàn động lượng: Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.
- Hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật là: 
 = không đổi. 
- Xét hệ cô lập gồm hai vật tương tác, thì ta có: 
0,5
0,5
0,5
2
- Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.	
 - Biểu thức thế năng trọng trường: Wt = mgz	
0,5
0,5
3
- Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật. 
- Công thức: W = Wđ + Wt = mv2 + 
0,5
0,5
4
- Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích. 
- Biểu thức: p~ hay p.V = hằng số, hay p1.V1 = p2 .V2 	
0,75
0,75
II. BÀI TẬP:
Câu
Nội dung
Điểm
5
- Công của lực kéo: 	 
0,5 
0,5
6
 (Với m = 2 kg ; g = 10 m/s2 ; z = 10 m)
0,25
0,25
0,5
7
- Chọn gốc thế năng tại vị trí ném
- Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng: 	
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
8
 Trạng thái 1: ; 
 Trạng thái 2: ; 
0,25
0,25
0,25
0,25
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKII
Môn: Vật Lí lớp 10 Cơ Bản
(Thời gian kiểm tra: 45 phút)
Phạm vi kiểm tra: Chương IV, Chương V
Phương án kiểm tra: Tự luận
Tên chủ đề
Nhận biết 
(Cấp độ 1)
Thông hiểu 
(Cấp độ 2)
 Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
(Cấp độ 3)
Cấp độ cao
(Cấp độ 4)
Chương IV.
CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN (10 tiết)
1. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng.
2. Công và công suất
- Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng.
- Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính công.
- Vận dụng được các công thức
 và P =.
- Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm.
Số câu (điểm)
Tỉ lệ (%)
1 LT (1,5đ) 
 15%
1 BT (1,0đ)
10%
3. Động năng 
4. Thế năng
- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính động năng. Nêu được đơn vị đo động năng.
- Phát biểu được định nghĩa thế năng trọng trường của một vật và viết được công thức tính thế năng này. 
- Nêu được đơn vị đo thế năng. 
- Viết được công thức tính thế năng đàn hồi.
- Vận dụng được công thức tính động năng của một vật:
- Vận dụng được công thức tính thế năng:
Wt = mgz
Số câu (điểm)
Tỉ lệ (%)
1 LT (1,0đ)
10%
1 BT (1,0đ)
10%
5. Cơ năng
- Phát biểu được định nghĩa cơ năng và viết được biểu thức của cơ năng.
- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và viết được hệ thức của định luật này.
- Vận dụng tính cơ năng của một vật.
- Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng để giải được bài toán chuyển động của một vật.
Số câu (điểm)
Tỉ lệ (%)
1 LT (1,0đ)
10%
1 BT (2,0đ)
 20%
TS câu chương IV (điểm)
Tỉ lệ (%)
3 LT 
(3,5đ)
35%
3 BT 
(4,0đ)
40%
6
(7,5đ)
75%
Chương V. CHẤT KHÍ 
(6 tiết)
1. Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí 
2. Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt 
3. Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ
.
- Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.
- Nêu được các đặc điểm của khí lí tưởng.
- Phát biểu được định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt và viết được hệ thức của định luật này.
- Phát biểu được định luật Sác-lơ và viết được hệ thức của định luật này.
- Vận dụng được định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt để giải bài tập.
- Vận dụng được định luật Sác-lơ để giải bài tập.
- Vẽ được đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p,V)
- Vẽ được đường đẳng tích trong hệ tọa độ (p,T).
Số câu (điểm)
Tỉ lệ (%)
1 LT (1,5đ)
15%
1 BT (1,0đ)
10%
4. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng 
- Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí.
 - Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng 
 = hằng số.
- Vận dụng được phương trình trạng thái của khí lí tưởng.
- Nêu được nhiệt độ tuyệt đối là gì.
- Vẽ được đường đẳng áp trong hệ toạ độ (V,T)
Số câu (điểm)
Tỉ lệ (%)
TS câu Chương V (điểm)
Tỉ lệ (%)
1 LT 
(1,5đ)
15%
1 BT 
(1,0đ)
10%
2
(2,5đ)
25%
Tổng số câu
(điểm)
Tỉ lệ (%)
4 LT
(5,0đ)
50%
4 BT
(5,0đ)
50%
8
(10đ)
100%
 GVBM
 NGÔ HOÀNG ĐỨC

Tài liệu đính kèm:

  • docKT giua HKII Ly 10 (Duc).doc