Đề thi học sinh giỏi thành phố Đà Nẵng môn vật lý lớp 9 năm học 2015 – 2016 (150 phút)

doc 1 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 5674Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi thành phố Đà Nẵng môn vật lý lớp 9 năm học 2015 – 2016 (150 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi thành phố Đà Nẵng môn vật lý lớp 9 năm học 2015 – 2016 (150 phút)
ĐỀ THI HSG TP Đà Nẵng Môn Vật Lý Lớp 9 Năm học 2015 – 2016 (150 phút) 
Bài 1 (4,0đ) 
	1. Dùng một bếp điện loại 200V-1000W hoạt động ở hiệu điện thế 150V để đun sôi ấm nước. Bếp điện có hiệu suất 80%. Sự tỏa nhiệt từ nước ra không khí như sau: Nếu thử ngắt điện thì sau 1 phút, nhiệt độ của nước giảm đi 0,5oC. Ấm có khối lượng 100g, nhiệt dung riêng của chất làm ấm là 600J/kg.K, nước có khối lượng 500g, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt độ ban đầu của nước là 20oC. Điện trở của ấm điện xem như không đổi so với khi ấm hoạt động bình thường. Tìm thời gian cần thiết để đun sôi nước.
	2. Cho mạch điện như hình vẽ (Hình 1). R1 = R2 = R3 = R4 = 10Ω.
	a. Đặt vào hai điểm A, B một hiệu điện thế UAB = 12V. Tìm số chỉ của ampe kế.
	b. Đặt vào hai điểm A, C một hiệu điện thế UAC = 12V. Tìm số chỉ của ampe kế.
Bài 2 (2,0đ)
	Dùng một hệ thống gồm có một mặt phẳng nghiêng và một ròng rọc cố định để kéo một vật có trọng lượng P lên cao như hình vẽ (Hình 2). Lực kéo ở đầu dây có cường độ là F. Mặt phẳng nghiêng có hiệu suất là 80%, ròng rọc có hiệu suất là 90%.
	1. Tính hiệu suất của hệ thống. (Không sử dụng số liệu ở câu 2)
	2. Cho P = 432N, chiều dài mặt phẳng nghiêng là l = 2m, chiều cao của mặt phẳng nghiêng là h = 1m. Tính F.
	3. Tính cường độ lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng.
Bài 3 (1,0đ)
	Một gương phẳng và một miếng bìa đặt thẳng đứng, trên miếng bìa có một lỗ tròn đường kính AB, giữa gương và miếng bìa có một điểm sáng S, một người đặt mắt tại vị trí M nhìn qua lỗ tròn để quan sát ảnh S’ của S qua gương như hình vẽ (Hình 3). Hãy vẽ và trình bày cách vẽ đường truyền của chùm sáng để xác định vùng đặt điểm sáng S để mắt nhìn thấy ảnh S’ của S qua gương.
Bài 4 (1,5đ)
	Có một khối gỗ hình hộp chữ nhật, một khối kim loại nhỏ hình hộp chữ nhật. Hãy trình bày cách xác định khối lượng riêng của khối gỗ và khối kim loại với các dụng cụ sau đây:
	+ Một bình chia độ rộng miệng (Khối gỗ và khối kim loại bỏ lọt được vào bình)
	+ Nước đã biết khối lượng riêng là Dn.
	Biết: Trọng lượng riêng của khối gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước, trọng lượng riêng của khối kim loại lớn hơn trọng lượng riêng của nước và nếu gắn chặt khối gỗ và khối kim loại thành hệ vật thì trọng lượng riêng của hệ vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
Bài 5 (1,5đ)
	Có hai bình giống nhau, bình 1 có quả cầu kim loại 1, bình 2 có quả cầu kim loại 2 và quả cầu kim loại 3. Ba quả cầu kim loại 1, 2 và 3 giống nhau có nhiệt độ t = 1000C. Đổ nước ở nhiệt độ to = 20oC vào đầy bình 1 và đầy bình 2. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ nước ở bình 1 là t1 = 24,9oC, nhiệt độ của nước ở bình 2 là t2 = 30,3oC. Các quả cầu ngập hoàn toàn trong nước và coi rằng chúng chỉ trao đổi nhiệt với lượng nước trong bình. Tính khối lượng riêng của kim loại. Cho nhiệt dung riêng của nước là co = 4200J/kg.K và khối lượng riêng của nước là Do = 1000kg/m3, nhiệt dung riêng của kim loại là c = 868J/kg.K.
Hình 2
Hình 3
Hình 1

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_Da_Nang_20152016.doc