Đề thi học sinh giỏi môn Toán 4 (Có đáp án)

doc 6 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 735Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Toán 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi môn Toán 4 (Có đáp án)
Đề thi học sinh giỏi lớp 4Môn thi: Toán
	Câu 1: (4 điểm)
	Tính giá trị của biểu thức:
22 x 45 + 18 x 90 + 14 x 135
(300: 150 + 450 : 150) x 222 – 222
Câu 2: ( 3 điểm)
Cho 4 chữ số: 0; 3; 6; 7
Viết được tất cả bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau từ 4 số đã cho.
Câu 3: (4 điểm)
Việt có 18 viên bi, nam có 16 viên bi, Hoà có số bi bằng trung bình cộng của Việt và Nam. Bình có số bi kém trung bình cộng của 4 bạn là 6 viên. Hỏi bình có bao nhiêu viên bi?
Câu 4: (4 điểm)
Tổng của ba số là 1978. Số thứ nhất hơn tổng hai số kia là 58. Nếu bớt ở số thứ 2 đi 36 đơn vị thì số thứ hai sẽ bằng số thứ ba. Tìm ba số đó.
Câu 5: (5 điểm)
Một hình chữ nhật có chiều rộng kém chiều dài 28m. Nếu bớt chiều rộng đi 8m, thêm vào chiều dài 4m thì được một hình chữ nhật mới có chiều dài gấp 5 lần chiều rộng của hình chữ nhật ban đầu.
 Đáp án đề thi học sinh giỏi lớp 4
Môn thi: Toán
	Câu 1: (4 điểm)
22 x 45 + 18 x 90 + 14 x 135=
 = 22 x 45 + 18 x 2 x 45 +14 x 3 x 45	(2 điểm)
= 22 x 45 + 36 x 45 + 42 x 45
= 45 x (22 + 36 + 42)
= 45 x 100
= 4500
(300: 150 + 450 : 150) x 222 – 222
= ( 2 + 3 ) x 222 – 222	(2 điểm)
= 5	 x 222 – 222
= ( 5 – 1 ) x 222
= 4 x 222
= 888
Câu 2: (3 điểm)
Có 3 cách chọn chữ số hàng nghìn (trừ chữ số 0)
Có 3 cách chọn chữ số hàng trăm (trừ chữ số hàng nghìn đã chọn)
Có 2 cách chọn chữ số hàng chục (trừ chữ số hàng nghìn, hàng trăm đã chọn)
Có 1 cách chọn chữ số hàng đơn vị (trừ chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục đã chọn.
Vậy lập được tất cả: 3 x 3 x 2 x 1 = 18 
Đáp số: 18 số
	Câu 3: (4 điểm)
	Số bi của Hoà là: (18 + 16): 2 = 17 (bi)	 (0,5 điểm)
	Theo bài ra ta có sơ đồ: 
	Tổng số bi: 
	TBC	 6 bi	 
	 (1 điểm)
	Số bi của Việt, Nam và Hoà 	 Số bi của Bình
Số bi của Việt, Nam, Hoà là: 
	18 + 16 + 17 = 51 (bi)	(0,75 điểm)
Trung bình cộng số bi của 4 bạn là: 	(0,75 điểm)
 (51 – 6) : 3 = 15 (bi)
Số bi của Bình là: 
	15 – 6 = 9 (bi)	(0,75 điểm)
	Đáp số: 9 bi	(0,25 điểm)
Câu 4: (4 đỉêm)
Tổng của ba số là 1978 mà số thứ nhất hơn tổng hai số kia là 58, nên ta có sơ đồ:
	 58
Số thứ nhất: 	
Số thứ hai: 1978 	 (1,25 điểm)
Số thứ nhất là: 	(1978 +58):2 = 1018
Tổng hai số kia là: 1978 – 1018 = 960	 	 (1 điểm)
Bớt ở số thứ hai đi 36 đơn vị thì số thứ hai bằng số thứ ba, tức là số thứ hai hơn số thứ ba 36 đơn vị mà tổng của chúng bằng 960 nên.
Số thứ hai là: 	 	(960 + 36) : 2 = 498	 (1,25 điểm)
Số thứ ba là: 	498 – 36 = 462 
	Đáp số: 1018; 498; 462 (0,5 điểm)
Câu 5: (5 điểm)
Vì chiều rộng kém chiều dài 28m và nếu bớt chiều rộng đi 8m, thêm vào chiều dài 4m thì chiều dài mới sẽ gấp 5 lần chiều rộng mới. Nên ta có sơ đồ. 
 4m
Chiều dài: 	 (1 điểm)
Chiều rộng: 
8m
	Nhìn vào sơ đồ ta thấy chiều rộng mới là: 
	(8 + 28 + 4): (5 – 1) = 10 (m)	 (1 điểm)
	Chiều rộng cũ là: 
	10 + 8 = 18 (m)	 (0,75 điểm)
	Chiều dài cũ là: 
	18 + 28 = 46 (m)	 (0,75 điểm)
	Đáp số: 18m
	 46m	 (0,5 điểm)
	Đề thi học sinh giỏi lớp 4 Môn thi: Tiếng việt
	Câu 1: (3 điểm)
	Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn sau. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.
	Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng, khẽ đu đưa nổi bật trên nền là xanh mượt. Giữa đầm, bác Tâm đang bơi thuyền đi hái hoa sen. Bác cẩn thận ngắt từng bông, bó thành từng bó, ngoài bọc một chiếc lá rồi để nhẹ nhàng vào lòng thuyền.
	Câu 2: (3 điểm)
	Tìm những câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn dưới đây. Dùng gạch chéo để tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của từng câu tìm được.
	Buổi mai hôm ấy một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp, cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, chính vì lòng tôi đang có sự thay đổi lớn, hôm nay tôi đi học. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Sau một hồi trống, mấy người học trò cũ sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.
	(Theo Thanh Tịnh)
	Câu 3: (2 điểm)
	Trong các câu dưới đây, quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ chưa phù hợp. Em hãy chữa lại cho đúng.
Hình ảnh bà chăm sóc tôi từng li, từng tí.
Tâm hồn em vô cùng xúc động khi nhìn thấy ánh mắt thương yêu trìu mến của Bác.
Câu 4: (4 điểm)
Nhà thơ Nguyễn Du ca ngợi cây tre trong bài Tre Việt Nam như sau:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông lạ thường
Lưng trần phơi nắng, phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
	Hình ảnh cây tre trong đoạn thơ trên gợi cho em nghĩ đến những phẩm chất gì tốt đẹp của con người Việt Nam.
	Câu 5: (5 điểm)
	Em được bạn bè hay người thân tặng (hoặc cho mượn) một quyển sách đẹp. Hãy tả lạii quyển sách đó.
 Đáp án đề thi học sinh giỏi lớp 4 Môn thi: Tiếng Việt
	Câu 1: (3 điểm)
	a. Tìm danh từ, động từ, tính từ 
Danh từ: Mắt, Minh, đầm, sen, bông, nền, lá, giữa đầm, bác, Tâm, thuyền, hoa sen, bông, từng bó, chiếc lá, lòng, thuyền.
Động từ: Đu đưa, bơi, đi, hái, ngắt, bó (thành) bọc, để
 Tính từ: Rộng, mênh mông, trắng, hồng, khẽ, nổi bật, xanh mượt, cẩn thận, nhẹ nhàng.
b. Câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
..Đầm sen thế nào?
Cái gì khẽ đu đưa?
Giữa đầm, ai đang bơi thuyền.?
Bác làm gi?
* HS tìm được mỗi ý cho 0,65 điểm 
* HS đặt câu hỏi đúng cho 0,25 điểm
Câu 2: (3 điểm) 
- Trong đoạn văn, các câu sau đây là câu kể Ai làm gì? 
+. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôii 
	CN
dẫn đi trên con đường dài và hẹp. 
	VN
 	+. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng 
	 CN	VN
bước nhẹ. 
+. Sau một hồi trống, mấy người học trò cũ sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.
	 CN VN
Câu 3: (2 điểm)
Sửa lại như sau: 
Bà tôi chăm sóc tôi từng li, từng tí.
Em vô cùng xúc động khi nhìn thấy ánh mắt yêu thương trìu mến của Bác.
* Mỗi câu tìm đúng cho 1 điểm
Câu 4: (4 điểm)
Hình ảnh: 	Nòi tre đâu chịu mọc cong 
Chưa lên đã nhọn như trông lạ thường
Gợi cho ta nghĩ đến những phẩm chất của con người Việt Nam: Ngay thẳng, trung thực (“Đâu chịu mọc công”) kiên cường, hiên ngang, bất khuất trong chiến đấu (“nhọn như trông”).
 Hình ảnh: 	Lưng trần phơi nắng phơi sương 
Có manh áo cộc tre nhường cho con
Gợi cho ta nghĩ đến những phẩm chất: Sẵn sàng chịu đựng mọi thứ thách (“Phơi nắng, phơi sương”), biết yêu thương, chia sẽ và nhường nhịn tất cả cho các con, cho đồng loại (“Có manh áo cộc tre nhường cho con”)
Câu 5: (5 điểm)
Mở bài: Giới thiệu về quyển sách 
Thân bài: Tả bao quát về hình dáng, kích thước. Tả rõ những nét đẹp về hình dáng bên ngoài (màu sắc, hình vẽ, cách trình bày bìa sạch và bền, trong có gì nổi bật gồm hình vẽ và chữ viết được trình bày trong các trang giấy.
Kết luận: Nêu cảm nghic của em về quyển sách.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_toan_4_co_dap_an.doc