Kiểm tra học kỳ II môn: Tiếng Việt lớp 4 năm học: 2015 - 2016 thời gian làm bài: 80 phút (đối với phần đọc thầm và làm bài tập - phần b)

docx 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ II môn: Tiếng Việt lớp 4 năm học: 2015 - 2016 thời gian làm bài: 80 phút (đối với phần đọc thầm và làm bài tập - phần b)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kỳ II môn: Tiếng Việt lớp 4 năm học: 2015 - 2016 thời gian làm bài: 80 phút (đối với phần đọc thầm và làm bài tập - phần b)
PHÒNG GD&ĐT ĐAN PHƯỢNG
KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn: TIẾNG VIỆT LỚP 4
Năm học: 2015-2016
Thời gian làm bài: 80 phút
(Đối với phần đọc thầm và làm bài tập + Phần B)
Họ và tên: .......................................................................... Lớp: ........
Điểm đọc: ........... Điểm viết:........
Điểm chung: ..............
Nhận xét: ...........................................
...........................................................
Giáo viên chấm
(Ký, ghi rõ họ tên)
Phụ huynh
(Ký, ghi rõ họ tên)
PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
1. Hình thức kiểm tra: Học sinh đọc bắt thăm phiếu (do giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc.
2. Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ (khoảng 110 tiếng) trong các bài tập đọctừ tuần 19 đến tuần 34; sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc.
II. Đọc thầm và làm bài tập(6 điểm)
SÂN GÀ VỊT
	Chiều chiều, khi mặt trời gần lặn, chú tôi lại đánh một hồi mõ rồi tung thóc ra sân. Nghe hiệu lệnh ấy, hơn bốn chục con gà vịt chạy tíu chân, đổ về quây quần lấy một góc. Tiếng vỗ cánh, tiếng chí chóe hỗn loạn. Cả bầy xô vào tranh nhau ăn.
	Mấy con gà mẹ xù lông ra, đuôi xòe như chiếc quạt, vừa ăn vừa giữ phần cho con. Con gà mẹ nâu cứ cúi mổ vài hạt lại kêu “tục tục” rối rít. Nhưng đàn nhép con mới vừa bằng nắm tay, có vẻ sợ sệt, đứng dồn vào một góc, kêu “chip chíp” không ngớt. Có con vô ý bị lạc vào giữa bầy, sợ cuống cuồng, chạy lung tung, vướng vào chân gà lớn, bị xéo suýt què.
	Mấy chú gà giò, ngực tía lấc, lơ thơ mấy hàng lông ở đuôi và cánh, tỏ ra láu lỉnh và táo bạo nhất. Chúng xông xáo khắp nơi, chẳng coi ai ra gì. Có chú bị gà mẹ mổ vào lưng quắc lên, vùng chạy ra nhưng lại xông vào ngay. Mấy chị vịt bầu thấp lùn, béo trục béo tròn, lạch bạch tới sau cùng nhưng cũng không chịu thua. Chúng vừa ăn vừa la quàng quạc như mắng lũ gà thiếu lịch sự, chẳng chịu chờ đợi một chút cho vui vẻ cả đàn.
	Chỉ có chú gà trống là có vẻ rộng rãi. Nó mổ vài hạt thóc rồi đứng nhìn, đôi mắt lúng la lúng liếng, cái mào đỏ chót rung rinh trên đầu. Có khi nó đuổi gà giò cho gà mái ăn. Có khi nó còn xí phần một đám nhiều thóc rồi vừa gật vừa tục tục gọi gà con đến. Biết là gà trống gọi mình, nhưng gà con vẫn sợ oai, chẳng dám nhìn. Cựa nó dài như quả ớt, kể cũng đáng sợ thật. Mấy chú gà giò còn chẳng dám bén mảng nữa là nhép con. Thấy gà con không dám đến, gà trống cố tỏ ra mình là kẻ hiền từ, nó thong thả bước ra giữa sân vỗ cánh, nhún đuôi, cất giọng gáy o o...
	(TheoGió Nam)
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau đây:
Gà mẹ được miêu tả như thế nào?
Thấp lùn, béo trục béo tròn.
Vừa ăn vừa la quàng quạc.
Xù lông, đuôi xòe như chiếc quạt.
2. Tác giả miêu tả mấy chị vịt bầu ra sao? 
Bằng nắm tay, vẻ sợ sệt.
Thấp lùn, béo trục béo tròn, lạch bạch tới sau cùng.
Đôi mắt lúng la lúng liếng.
3.Những chi tiết nào thể hiện đàn gà con rất sợ hãi?
Vẻ sợ sệt, đứng dồn vào một góc, kêu chíp chíp không ngớt.
Lơ thơ mấy hàng lông ở đuôi và cánh.
Hiền từ, rộng rãi.
4.Tính cách của các chú gà giò được thể hiện ở điểm nào?
Cái mào đỏ chót rung rinh trên đầu.
Láu lỉnh và táo bạo nhất.
Cứ cúi mổ vài hạt lại kêu “tục tục” rối rít.
5.Chú gà trống oai vệ được tác giả miêu tả như thế nào?
a. Cựa dài như quả ớt
b. Xông xáo khắp nơi, chẳng coi ai ra gì.
c. Mắng lũ gà thiếu lịch sự, chẳng chờ đợi một chút cho vui vẻ cả đàn.
6. Trong câu “Chiều chiều, khi mặt trời lặn, chú tôi lại đánh thức một hồi mõ rồi tung thóc ra sân” có trạng ngữ là:
Chiều chiều
Khi mặt trời lặn
Chiều chiều, khi mặt trời lặn
7.Chuyển câu kể sau thành câu cảm:
Chỉ có chú gà trống là có vẻ rộng rãi.
8.Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu: “Nghe hiệu lệnh ấy, hơn bốn chục con gà vịt chạy tíu chân, đổ về quây quần lấy một góc”.
- Chủ ngữ:
- Vị ngữ:
9. Câu “Mấy chú gà giò tỏ ra láu lỉnh và táo bạo nhất” thuộc kiểu câu nào?
a.Ai (con gì) là gì?
b. Ai (con gì) làm gì?
c. Ai (con gì) như thế nào?
PHẦN B: TỰ LUẬN (10 ĐIỂM)
I. Chính tả: (Nghe viết)(4điểm)
	Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Đường đi SaPa” Đoạn (Hôm sau... dành cho đất nước ta)
Tiếng Việt 4- Tập 2- Trang 102
II. Tập làm văn: (6 điểm)
	Tả một con vật nuôi trong nhà mà em thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_TV_HK2_nam_hoc_2015_2016.docx