Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Phòng GD&ĐT Thị xã Đức Phổ (Có đáp án)

docx 7 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 383Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Phòng GD&ĐT Thị xã Đức Phổ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Phòng GD&ĐT Thị xã Đức Phổ (Có đáp án)
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
THỊ XÃ ĐỨC PHỔ
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 6, 7, 8
NĂM HỌC 2021-2022
Môn thi: Hóa học 8
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (2,0 điểm) 
 Cho sơ đồ phản ứng sau: FeS2→ A1 → A2→ A3 → A4 + H2
Hãy chọn các chất thích hợp tương ứng với các kí hiệu A1, A2, A3, A4 để viết phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ chuyển hoá trên (ghi rõ điều kiện nếu có).
Câu 2: (2,0 điểm)
Một base B có tên thường gọi là xút ăn da. B là một hóa chất rất quan trọng trong công nghiệp, dùng để sản xuất xà phòng, chất giặt rửa
1. Em hãy viết công thức hóa học và gọi tên base B.
2. Viết 02 phương trình hóa học tạo ra trực tiếp base B.
Câu 3: (2,0 điểm)
Khí A có công thức hóa học XY2, là một trong những chất khí gây ra hiện tượng mưa acid. Trong phân tử khí A có tổng số hạt là 69, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 23. Số hạt mang điện trong nguyên tử X ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử Y là 2. 
Xác định công thức hóa học và gọi tên A.
Câu 4: (2,0 điểm)
Hỗn hợp X gồm 2 khí là N2O và O2 có tỉ khối đối với khí metane CH4 là 2,5. Tính thể tích của mỗi khí có trong 18 gam hỗn hợp X ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 5: (2,0 điểm)
Bằng phương pháp hóa học, làm thế nào có thể nhận ra các chất rắn sau chứa trong các lọ riêng biệt không dán nhãn: BaO, P2O5, Na2O, CuO (các hóa chất cần thiết có đủ).
Câu 6: (2,0 điểm)
Cho 13,5 gam kim loại M (chưa biết hóa trị) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa m gam HCl thu được 66,75 gam muối và V (lít) khí H2 (đktc). Tính m, V và xác định tên, kí hiệu hóa học của kim loại M.
Câu 7: (2,0 điểm)
1. Em hãy nêu các điều kiện để phát sinh sự cháy? Từ các điều kiện trên, đưa ra biện pháp tương ứng để dập tắt một đám cháy nhỏ, với các vật dụng chữa cháy tại chỗ như: nước, cát, chăn mền, bình chữa cháy...
2. Trong phòng thí nghiệm, khí oxygen được điều chế bằng cách nhiệt phân KMnO4 và KClO3. Hãy tính tỉ lệ khối lượng giữa KMnO4 và KClO3 để thu được lượng khí oxygen bằng nhau.
Câu 8: (2,0 điểm)
1. Giả sử em đang ở trong khu vực mà nước sinh hoạt bị ô nhiễm, các tạp chất lơ lửng trong nước nhiều, làm cho nước bị đục, không sử dụng được. Để có nước trong và sạch, em sử dụng phương pháp nào? Hãy nêu 03 vật liệu có sẵn trong tự nhiên để sử dụng theo phương pháp trên.
2. Từ khí hydrogen, em hãy viết 01 phương trình hóa học tạo ra nước. Theo tính chất của phản ứng trên, em hãy cho biết khí hydrogen có ứng dụng quan trọng nào trong công nghiệp?
Câu 9: (2,0 điểm)
Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học (nếu có) khi tiến hành các thí nghiệm sau:
1. Cho một luồng khí hydrogen dư qua bột copper (II) oxide nung nóng.
2. Cho một mẩu kim loại sodium vào cốc nước pha sẵn dung dịch phenolphtalein.
Câu 10:(2,0 điểm)
Trong phòng thí nghiệm có bộ thiết bị điều chế khí hydrogen như hình bên; các chất rắn: Fe, Mg, ZnO, CuO và các dung dịch: HCl, H2SO4 loãng.
1. Vị trí (1) và (2) có thể là chất nào trong số các chất trên. Viết các phương trình hóa học minh họa.
2. Em có thể thu khí hydrogen bằng những cách nào? Hãy giải thích.
Cho biết: 
- KLNT: Al = 27; Cl = 35,5; K = 39; Mn = 55; N = 14; O = 16; C = 12; H = 1. 
- Số proton của nguyên tử các nguyên tố: pC =6; pN = 7; pO = 8; pNa = 11; pMg=12.
(Học sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
-----------HẾT-----------
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Hướng dẫn chấm
Câu
Đáp án
Điểm
1
Mỗi PTHH đúng 0,5 điểm. Thiếu điều kiện trừ 0,25 điểm
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8 SO2
 (A1)
2SO2 + O2 2SO3
 (A2)
 SO3 + H2O → H2SO4
 (A3)
 H2SO4 + Fe → FeSO4 + 3H2
 (A4)
0,5
0,5
0,5
0,5
2
1. CTHH của B: NaOH
 Tên gọi: sodium hydroxide (natri hidroxit)
2. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
 Na2O + H2O → 2NaOH
0,5
 0,5
 0,5
 0,5
3
Gọi số hạt mỗi loại trong nguyên tử X lần lượt là pX, nX, eX; trong nguyên tử Y lần lượt là pY, nY, eY.
Ta có: (2pX + nX) + 2.( 2pY + nY) = 69 (1)
 (2pX + 4pY) – nX – 2nY = 23 (2)
 2pY – 2pX = 2 (3)
Từ 1, 2, 3 ta có pX = 7; pY = 8
Vậy X là N và Y là O. 
CTHH của A là NO2 
Tên gọi : nitrogendioxide (nitơ đi oxit)
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
4
1. Gọi x là số mol của khí N2O và y là số mol của khí O2.
Ta có: Mhh = 2,5.16 = 40 
=> 40 = 
 = 40 x = 2y (1)
 = 44x + 32y = 18 (2)
Từ (1) và (2) y = 0,15 mol, x = 0,3 mol
Vậy VN2O = 0,3.22,4 = 6,72 lít
 VO2 = 0,15.22,4 = 3,36 lít
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
5
- Đánh số thứ tự và trích mẫu thử cho mỗi lần làm thí nghiệm.
- Cho các mẫu thử lần lượt tác dụng với nước
 + Mẫu thử nào không tác dụng và không tan trong nước là CuO.
 + Những mẫu thử còn lại đều tác dụng với nước để tạo ra các dung dịch.
PTHH: BaO + H2O → Ba(OH)2
 P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
 Na2O + H2O → 2NaOH
- Nhỏ lần lượt các dung dịch vừa thu được vào quỳ tím.
 + Dung dịch làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ =>Chất ban đầu là P2O5.
 + Những dung dịch làm quỳ tím chuyển thành màu xanh là hai dd bazơ.
- Thổi khí CO2 lần lượt vào hai dung dịch bazơ.
 Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng => chất ban đầu là BaO. 
 Dung dịch còn lại không có kết tủa => Chất ban đầu là Na2O.
PTHH: Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3¯ + H2O.
 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
6
PTHH : 2M + 2xHCl 2MClx + xH2
Gọi a là số mol H2 thu được => số mol HCl là 2a
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có :
mM + mHCl = mMClx + mH2
13,5 + 36,5.2a = 66,75 + 2a
a = 0,75 mol
VH2 = 0,75.22,4 = 16,8 lít
mHCl = 2.0,75.36,5 = 54,75 gam
nM = 2/x. nH2 = 1,5/x (mol)
MM = mM/nM = 9x
Với x = 1 => MM = 9 (loại) 
Với x = 2 => MM = 18 (loại)
Với x = 3 => MM = 27 (Chọn) Vậy M là nhôm, kí hiệu là (Al)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
7
1. - Chất phải đạt đến nhiệt độ cháy
 - Đủ khí oxi cho sự cháy.
 Cách dập tắt đám cháy:
 - Giảm nhiệt độ cháy: dùng nước
 - Cách li vậy cháy với oxi: dùng bình chữa cháy, cát, chăn mền thấm nước
2. Gọi a, b lần lượt là khối lượng KMnO4 và KClO3.
PTHH: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 (1)
 a/158 a/316
 2KClO32KCl + 3O2 (2)
 b/122,5 3b/245
Vì thể tích O2 thu được ở (1) và (2) bằng nhau, nên:
 a/316 = 3b/245 
 = 3,87
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
8
 1. Phương pháp sử dụng: lọc
 03 vật liệu có sẵn trong tự nhiên:
 - Cát, sạn
 - Xơ dừa, than
 - Bông
2. PTHH: 2H2 + O2 2H2O
Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt, nên khí hydrogen dùng để làm nhiên liệu thân thiện với môi trường.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
9
 a. Chất rắn màu đen chuyển dần thành màu đỏ.
 CuO + H2 Cu + H2O
b. Mẩu Na tan dần đến hết, có khí không màu thoát ra. Dung dịch chuyển thành màu hồng (đỏ).
 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
0,5
0,5
0,5
0,5
10
a. (2) có thể là Fe hoặc Mg; (1) có thể là HCl hoặc H2SO4
 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
b. Có thể thu khí hidro bằng hai phương pháp:
 - Đẩy nước, vì khí hidro rất ít tan trong nước
 - Đẩy không khí - úp bình, vì khí hidro nhẹ hơn không khí
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
Chủ đề
kiểm tra
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chất – Nguyên tử - Phân tử
Sử dụng kiến thức về cấu tao nguyên tử và tính theo PTHH 
Số câu
1 câu
1 câu
Số điểm
2 điểm
2 điểm
Phản ứng 
hóa học
Kiểm tra kĩ năng viết PTHH thông qua chuỗi phản ứng
Số câu
1 câu
1 câu
Số điểm
2 điểm
2 điểm
Mol và tính toán hóa học
Xác đinh CTPT hợp chất thông qua phần trăm khối lượng và theo PTHH
Sử dụng kiến thức về tỉ khối chất khí và tính theo PTHH để giải quyết bài toán
Số câu
1 câu
1 câu
2 câu
Số điểm
2 điểm
2 điểm
4 điểm
Oxi – 
Không khí
- Giải thích được các hiện tượng tự nhiên đơn giản liên quan đến sự cháy
- Sử dụng các hóa chất để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm
Số câu
1 câu
1 câu
Số điểm
2 điểm
2 điểm
Hidro – nước
- Phương pháp điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm
- Cách thu khí hidro dựa vào tính chất vật lí
- Giải thích các hiện tượng liên quan tính chất hóa học của hidro
- Hoàn thành các phương trình hóa học liên quan
Bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với axit loãng
Số câu
2 câu
1 câu
3 câu
Số điểm
4 điểm
2 điểm
6 điểm
Bài tập 
tổng hợp
Sử dụng kiến thức về oxit – axit – bazo để nhận biết các chất
Sử dụng kiến thức về mol và tính toán hóa học; kiến thức về tính chất hóa học của hidro để giải bài toán cân thăng bằng
Số câu
1 câu
1 câu
2 câu
Số điểm
2 điểm
2 điểm
4 điểm
Tổng số câu
5 câu
3 câu
2 câu
10 câu
Tổng số điểm
10 điểm
6 điểm
4 điểm
20 điểm
	 Người lập ma trận

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2021_2022_pho.docx