Đề thi học sinh giỏi lớp 9 thị xã Hoàng Mai năm học: 2013-2014 môn: Sinh học

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2111Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 thị xã Hoàng Mai năm học: 2013-2014 môn: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 thị xã Hoàng Mai năm học: 2013-2014 môn: Sinh học
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC: 2013-2014
Môn: SINH HỌC.
 (Đề thi gồm 01 trang) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề).
 	 ------------------------------------------
Câu 1. (3.0 điểm): Phân biệt quy luật di truyền liên kết và quy luật di truyền phân li độc lập của Menđen?
Câu 2. (4.0 điểm): 
a) Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế tự nhân đôi lại giống phân tử ADN mẹ?
b) Vì sao nói ADN có tính ổn định tương đối, tính ổn định tương đối có ý nghĩa gì? 
Câu 3. (4.0 điểm): Quan sát một tế bào đang thực hiện quá trình phân bào như hình vẽ.
a) Tế bào này đang thực hiện quá trình phân bào gì? Ở kỳ nào? Giải thích?
b) Bộ NST lưỡng bội của loài bằng bao nhiêu? Số nhóm gen liên kết của loài? 
AA
aa
bb
BBB
DDD
dd
XX
XX
c) Đã xảy ra hiện tượng gì đối với quá trình phân bào của tế bào trên?
d) Kết thúc phân bào tế bào này sẽ tạo ra mấy tế bào con?
 và bộ NST của các tế bào này như thế nào? 
Câu 4. (2.0 điểm):
Thế nào là thể dị bội? Vẽ sơ đồ minh họa sự tạo thành các
 thể dị bội: 2n – 1 và 2n + 1	
Câu 5. (3.0 điểm): 
Một gen có tỉ lệ giữa A và một loại nuclêôtit không bổ sung với nó bằng 1,5, tổng số liên kết hidrô của gen là 3600. 
a) Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen.
b) Nếu trên mạch đơn thứ nhất của gen có A =15%, X = 20%. Tính số nuclêôtit mỗi loại của phân tử mARN do gen qui định tổng hợp nếu mạch thứ nhất của gen là mạch gốc?
c) Phân tử Prôtêin được tổng hợp từ gen trên có bao nhiêu axit amin?
Câu 6. (2.5 điểm): Ở một loài sinh vật, cá thể đực có cặp NST giới tính XY, cá thể cái có cặp NST XX. Có một số trứng đã được thụ tinh tạo thành các hợp tử chứa tất cả 920 NST đơn, trong đó số NST giới tính chiếm 1/23.
a) Xác định bộ NST lưỡng bội của loài?
b) Nếu trong số hợp tử nói trên, số NST Y bằng 1/7 số NST X thì có bao nhiêu hợp tử sẽ phát triển thành cá thể đực? Bao nhiêu hợp tử sẽ phát triển thành cá thể cái?
c) Một hợp tử của loài nguyên phân liên tiếp 4 đợt đã lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu tạo ra tương đương với 705 NST đơn, trong đó số NST X gấp đôi Y. Viết kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của hợp tử và giải thích cơ chế hình thành hợp tử đó.
Câu 7. (1.5 điểm): Một gen có 3600 liên kết hiđrô, gen sao mã tạo ra phân tử mARN có hiệu số giữa các loại nuclêôtit như sau: A- G = 30%; X – U = 10%. Tính số lượng nuclêôtit từng loại của gen.
 -------Hết-------
Họ và tên thí sinh: .SBD: 
(Học sinh không dùng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm )
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2013-2014
Môn: SINH HỌC.
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Các đơn vị kiến thức kĩ năng cần đạt được
Điểm
1(3điểm)
Di truyền liên kết và di truyền độc lập của Menđen phân biệt nhau bởi:
0,5
 0,5
1
0,5
0,5
 Di truyền độc lập
 Di truyền liên kết
- Các gen tồn tại trên các cặp NST khác nhau
- Các cặp gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình tạo giao tử và tổ hợp tự do trong quá trình thụ tinh.
- Làm xuất hiện biến dị tổ hợp
- Lai phân tích cho kết quả:1:1:1:1
- F2 cho 16 tổ hợp, 4 loại kiểu hình
- Các gen tồn tại trên cùng một NST
- Các gen luôn phân li cùng nhau trong quá trình tạo giao tử và cùng tổ trong thụ tinh.
- Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp
- Lai phân tích cho kết quả:1:1
- F2 cho 4 tổ hợp với 2 loại KH hoặc 3
2(4điểm)
Hai ADN con giống ADN mẹ vì quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại.
- Nguyên tắc giữ lại một nữa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới
b) ADN có tính ổn định tương đối vì:
- Các tác nhân gây đột biến như vật lí, hóa học tác động vào quá trình tự nhân đôi gây ra đứt, sao chép nhầm
- Do sự trao đổi chéo ở kì đầu GPI
Ý nghĩa: 
- Linh hoạt trong quá trình tự nhân đôi, sao mã
- Dẫn đến sự hình thành gen mới giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống của môi trường.
- Có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa và chọn giống
1
1
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
3(4điểm)
a) Tế bào trên đang thực hiện phân bào:
- Giảm phân, ở kì sau I, vì các NST kép đang phân li độc lập về 2 cực tế bào.
b) Bộ NST lưỡng bội: 2n = 8, số nhóm gen liên kết là 4
c) Xảy ra hiện tượng: tơ vô sắc nối NST kép BB không được hình thành
d) Tạo ra 4 tế bào con.
Bộ NST của các tế bào con là: ABbDX và adX
1,5
1
0,5
0,5
0,5
4(2điểm)
- Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hay một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
- Vẽ sơ đồ như SGK cho điểm tối đa
1
1
5(3điểm)
a) Tính số nucleotit mỗi loại của gen:
Và theo đề ra ta lại có: 
2A + 3G =3600 và A/ G = 1,5----> A = T = 900(Nu)
G = X = 600(Nu)
b) Số nucleotit mỗi loại trên mARN là: 
UARN = A1 = 15% x = 225 (nucleotit)
AARN = T1 = A2 = AADN - A1 = 900 – 225 = 675 (nucleotit)
GARN = X1 = 20% = 300 (nucleotit)
XARN = G 1 = X2 = XADN - X1 = 600 – 300 = 300 (nucleotit
c) Số aa của phân tử Protein = 498
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
1
6(2,5điểm)
a) 
- Số NST giới tính trong các hợp tử: 920.1/23 = 40
- Gọi 2n: Số NST của bộ lưỡng bội.
 x: số hợp tử.
Ta có: 2x là số NST giới tính (vì mỗi hợp tử có 2 NST giới tính):
 2n.x = 920 (1)
 2x = 40 (2) ----> n = 23
Vậy bộ NST lưỡng bội của loài: 2n = 46
b) Số hợp tử mỗi loại:
Tổng số hợp tử: 920/46 = 20
Gọi a: số hợp tử XY; b:số hợp tử XX
Số NST giới tính X = a + 2b
 Số NST giới tính Y = a
Ta có: a + b = 20 (1)
 a = 1/7(a + 2b) (2) 
 → a = 5; b = 15
c) - Số NST trong một tế bào là: 705: (24 – 1) = 47 NST.
- Do số NST giới tính X gấp đôi NST giới tính Y nên giới tính của hợp tử là XXY. ----> Kí hiệu bộ NST là: 44A+ XXY
- Cơ chế hình thành: Cặp NST giới tính của bố hoặc mẹ không phân li tạo 2 loại giao tử: 1 loại mang cả 2 NST của cặp, 1 loại không mang NST của cặp. Giao tử mang hai NST của cặp giả sử XX kết hợp với giao tử bình thường Y -----> hợp tử XXY
(HS giải thích theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
7(1,5điểm)
Số lượng Nu từng loại của gen:
- Trên mARN: A- G = 30%; X – U = 10%. ----> (A + U) – (G + X) = 20% 
- Theo NTBS trên gen có: A – G = 10% và gen luôn có A + G = 50% ----> A + T = 30%, G = X = 20%
- Gọi N là số Nu của gen, ta có: 2.30% N + 3. 20% N= 3600
----> N= 3000 ----> A = T = 900(Nu); G = X = 600(Nu)
0,25
0,25
0,5
0,5
Ghi chú: (HS có cách giải khác đúng kết quả vẫn cho điểm tối đa)
	______Hết______

Tài liệu đính kèm:

  • docĐê-ĐA Sinh TX HM 13-14.doc