Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn: Sinh học

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1410Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn: Sinh học
PHÒNG GD&ĐT TX CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
SI-03-HSG9-ĐL-PGDTXCL
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: SINH HỌC 
Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề
Đề này gồm 7 câu, 02 trang
Câu 1: (1điểm)
	Giải thích tại sao ở thế hệ F2 trong phép lai phân tính của MenDen vừa có thể đồng hợp , vừa có thể dị hợp ? 
Câu 2: (1,5 điểm)
1.Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST ở những tế bào có khả năng phân chia mang tính chất chu kỳ ? Sự đóng và duỗi xoắn của NST có ý nghĩa sinh học như thế nào?
 2. Quan sát tiêu bản tế bào của một loài trên kính hiển vi thấy trong một tế bào đang phân chia bình thường có 23 NST kép. Cặp nhiễm sắc thể giới tính kí hiệu XX và XY. 
a) Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài. Viết kí hiệu bộ NST trong tế bào 2n của loài đó. Số nhóm gen liên kết của loài đó là bao nhiêu?
	b) Tế bào trên đang thực hiện quá trình nguyên phân hay giảm phân và ở kì nào? Giải thích.
Câu 3: (2điểm)
 1/Viết sơ đồ và giải thích về mối quan hệ giữa ADN, ARN, Protein ở những loài có vật chất di truyền là ARN?
 2/Cho một đoạn phân tử ADN dưới đây :
 Mạch 1:	5/ ... G T T A G A T A G X G ... G X X X A T G T A ... 3/ 
 Mạch 2: 3/ ... X A A T X T A T X G X ... X G G G T A X A T ... 5/ 
a/Viết thứ tự các đơn phân của mARN được tổng hợp từ mạch 2 .
b./Nếu đoạn ADN trên có chứa 1 gen ; mạch khuôn là mạch 1. Hãy : 
- Giải thích để xác định chiều của mạch khuôn và giới hạn của gen ?
 - Viết thứ tự các Ribônuclêôtit tương ứng của mARN được tổng hợp từ gen trên.
Câu 4: (1điểm)
Nếu trong quần thể cây giao phấn và quần thể cây tự thụ phấn đều có gen đột biến lặn xuất hiện ở giao tử với tần số như nhau thì thể đột biến được phát hiện sớm hơn ở quần thể nào? Giải thích.
Câu 5: (1,5 điểm)
a.Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng với trẻ đồng sinh khác trứng
b.Tại một bệnh viện sản ở Ba Lan có một ca sinh 5 (sinh một lần được 5 cháu bé). Qua khảo sát sơ bộ cho thấy:
- Về sức khỏe: 5 cháu đều bình thường.
- Về giới tính: 2 cháu trai, 3 cháu gái.
- Về kiểu gen và kiểu hình: 2 cháu có cùng một kiểu gen, kiểu hình; 3 cháu còn lại có cùng một kiểu gen, kiểu hình (kiểu gen, kiểu hình giống nhau hoàn toàn).
Hãy cho biết các cháu bé nói trên thuộc đồng sinh cùng trứng hày đồng sinh khác trứng? Vì sao?
Câu 6: (1điểm) Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 7 (2 điểm): 
Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n = 8. Có bốn tế bào mầm (2n) nguyên phân liên tiếp với số đợt bằng nhau để tạo ra các tinh nguyên bào. Các tinh nguyên bào đều phát triển thành các tinh bào bậc 1 và giảm phân bình thường tạo ra các tế bào con. Các tế bào con đều phát triển thành tinh trùng, trong các tinh trùng mang NST giới tính X có tổng số 1024 NST đơn. 
1. Hãy xác định số lần nguyên phân của tế bào mầm ban đầu.
2. Nếu 6,25% số tinh trùng mang NST Y và 3,125% tinh trùng mang NST X tham gia thụ tinh với các trứng thì sẽ tạo được bao nhiêu con đực, con cái?
Biết mỗi tinh trùng chỉ thụ tinh với một trứng để tạo một hợp tử, sự phát triển của hợp tử bình thường, tỷ lệ nở là 100%.
---------Hết-------------
PHÒNG GD&ĐT TX CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
SI-03-HSG9-ĐL-PGDTXCL
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: SINH HỌC 
Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề
Câu
Nội dung
Điểm
 1
(1điểm)
Do F1 là cơ thể lai mang cặp gen dị hợp Aa , khi giảm phân tạo ra 2 loại giao tử A và a 
Sự thụ tinh giữa một giao tử đức A với một giao tử cái A cho thể đồng hợp AA 
Sự thụ tinh giữa một giao tử đức a với một giao tử cái a cho thể đồng hợp aa 
Sự thụ tinh giữa một giao tử đức A với một giao tử cái a hoặc Sự thụ tinh giữa một giao tử đức a với một giao tử cái A cho thể dị hợp Aa 
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
 2 
(1,5 điểm)
a.-Vì ở kỳ trung gian NST ở dạng duỗi xoắn, sau đó bắt đầu đóng xoắn ở kỳ đầu và đạt mức đóng xoắn cực đại ở kỳ giữa ; sang kỳ sau NST bắt đầu duỗi xoắn và tiếp tục duỗi xoắn ở kỳ cuối. Khi TB con được tạo thành ở kỳ trung gian NST duỗi xoắn hoàn toàn, sau đó NST lại tiếp tục đóng và duỗi xoắn có tính chất chu kỳ qua các thế hệ TB.
-Ý nghĩa sinh học của sự đóng và duỗi xoắn: 
* Đóng xoắn + Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung NST tại mặt phẳng xích đạo của thoi phận bào sau 
 + Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân ly về hai cực 
* Duỗi xoắn + Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tổng hợp ARN 
 + Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự sao của ADN 
b. Xác định bộ NST 2n của loài, kí hiệu:
- Nhận thấy 23 NST kép nên bộ lưỡng bội là: 2n = 46. 
- Kí hiệu bộ NST trong tế bào 2n của loài: 44A + XX hoặc 44A + XY.
- Số nhóm gen liên kết: 23
Xác định quá trình phân bào, kì phân bào:
- Vì bộ NST trong tế bào là bộ đơn bội ở trạng thái kép (n = 23 NST kép) nên tế bào đang thực hiện quá trình giảm phân.
- Tế bào trên đang ở kì cuối của giảm phân I hoặc kì đầu hay kì giữa của giảm phân II.	
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(2 điểm)
 1, Sơ đồ- Giải thích:
+ Trình tự các Nu trên ARN qui định trình tự các Nu trên ADN.
+ Trình tự các Nu trên ADN qui định trình tự các Nu trên mARN.
+ Trình tự các Nu trên mARN qui định trình tự các a.a trên phân tử protein
2.a) Viết thứ tự các đơn phân của m ARN dược tổng hợp từ mạch đơn thứ 2 
 Mạch 2: 3... X A A T X T A T X G X ... X G G G T A X A T . 5/ 
 mARN:5/.. G U U A G A U A G X G ... G X X X A U G U A.. 3/ 
 b) Nếu ADN trên chứa 1 gen , mạch khuôn là mạch 1 thì:
 - Chiều của mạch khuôn 1 là chiều : từ 3/ --- > 5/ 	
 - Cứ 3 Nu đứng kế tiếp nhau của ADN sẽ qui định 1 axit amin . Vậy giới hạn của Gen là bội số của 3 . Vậy 2 Nu đầu tiên của chiều 5/ không thuộc giới hạn của gen
 Thứ tự các Ribônuclêôtit là :
Mạch 1 5/..G T - TAG - ATA - GXG ... GXX - XAT - GT ... 3/
 mARN 3/ ... . - AUX - UAU - XGX ... XGG - GUA - XAU ... 5/ 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
(1điểm)
- Trong quần thể giao phấn chéo, gen lặn tồn tại ở thể dị hợp tử và phải qua nhiều thế hệ tần số của nó mới tăng dần lên. Khi đó, gen đột biến lặn mới có nhiều cơ hội tổ hợp thành đồng hợp tử. Vì thế, thể đột biến xuất hiện muộn.
- Trong quần thể cây tự thụ phấn, gen đột biến lặn thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử và khi cây dị hợp tử tự thụ phấn sẽ cho ra ngay thể đột biến. Như vậy, thể đột biến được phát hiện sớm hơn so với trường hợp quần thể cây giao phấn .
0,5
0,5
5
(1,5điểm)
1.Đồng sinh cùng trứng
Đồng sinh khác trứng
- 1 trứng được thụ tinh với 1 tinh trùng tạo thành 1 hợp tử.
- Ở lần phân bào đầu tiên của hợp tử, 2 phôi bào tách rời nhau, mỗi phôi bào phát triển thành 1 cơ thể riêng rẽ.
- Đều tạo ra từ 1 hợp tử nên kiểu gen giống nhau, luôn cùng giới.
- 2 trứng được thụ tinh với 2 tinh trùng tạo thành 2 hợp tử.
- Mỗi hợp tử phát triển thành 1 phôi. Sau đó mỗi phôi phát triển thành 1 cơ thể.
- Tạo ra từ 2 hoặc nhiều trứng khác nhau rụng cùng 1 lúc nên kiểu gen khác nhau. Có thể cùng giới hoặc khác giới.
2.- 2 cháu trai đồng sinh cùng trứng vì cùng giới tính, cùng kiểu gen, kiểu hình. 
 - 3 cháu gái đồng sinh cùng trứng vì cùng giới tính, cùng kiểu gen, kiểu hình
 - 5 cháu (2 trai và 3 gái) đồng sinh khác trứng vì khác giới tính.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
6
(1điểm)
Quan hệ hỗ trợ
Quan hệ đối địch
- Là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không hại) cho tất cả các sinh vật.
- Ví dụ: 
+Tảo và nấm trong địa y (cộng sinh).
+ Cá ép bám vào rùa biển (hội sinh)
- Là mối quan hệ một bên có lợi, một bên có hại hoặc cả 2 bên cùng bị hại.
- Ví dụ:
+ Giun đũa sống trong ruột người (ký sinh)
+ Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng (cạnh tranh)
0, 5
0, 5
 7
(2điểm)
 4x2kx4x4 = 1024*2 → k = 5
Số tinh trùng mang NST Y = Số tinh trùng mang NST X = 1024/4=256
Hợp tử có XY = 6,25% x 256 = 16 → 16 con đực
Hợp tử có XX = 3,125% x 256 = 8 → 8 con cái
0,5
0,5
0,5
0,5
-------------HẾT-----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_thi_xa_Chi_Linh.doc