Đề thi hoc sinh giỏi Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm học 2015 -2016

doc 6 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi hoc sinh giỏi Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm học 2015 -2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi hoc sinh giỏi Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Năm học 2015 -2016
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN HOẰNG HÓA
ĐỀ THI HOC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC: 2015 -2016
 Môn thi: Giáo dục công dân
 Ngày thi: 12/10/2015
Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 07 câu, gồm 01 trang
Câu 1 (2.0 điểm) 
Điền vào chỗ chấm (...) để hoàn chỉnh nội dung điều luật sau (Luật giao thông đường bộ 2010): 
Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ.
3.c. Tín hiệu vàng là ................trước vạch dừng, trừ trường hợp .vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải., chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ .... .
Câu 2 (3.0 điểm)
 Thế nào là di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể? Nêu ý nghĩa và những quy định của pháp luật nước ta về bảo vệ di sản văn hóa? Công dân - học sinh cần phải làm gì để bảo vệ di sản văn hóa?
Câu 3 (3.0 điểm). 
Tôn trọng người khác là gì? Nêu biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng người khác? Có ý kiến cho rằng tôn trọng người khác là luôn đồng tình ủng hộ mà không có sự phê phán, đấu tranh khi họ có ý kiến và việc làm không đúng. Em có đồng tình không? Vì sao? 
Câu 4 (4.0 điểm) 
Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân? Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân? Nghĩa vụ của công dân - học sinh phải tôn trọng tài sản của người khác được thể hiện như thế nào? 
Câu 5 (2.5 điểm)
 Thế nào là tự chủ? Nêu biểu hiện và ý nghĩa của tính tự chủ? Bản thân em cần phải làm gì để rèn luyện tính tự chủ?
Câu 6 (2.5 điểm) 
 Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa như thế nào? Vì sao Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị với các dân tộc và quốc gia trên thế giới? Công dân - học sinh cần phải làm gì góp phần xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị?
 Câu 7 (3.0 điểm) Tình huống:
Khi đào móng làm nhà, ông Thành đào được một chiếc bình cổ rất đẹp. Ông đã mang chiếc bình đó cất giữ một cách rất cẩn thận, đợi khi nào có dịp sẽ mang ra trưng bày triển lãm.
Ông Thành làm như vậy là đúng hay sai? Vì sao? 
Nếu là người chứng kiến sự việc đó em sẽ làm gì? 
 ------------------ Hết --------------------------
Họ tên thí sinh : Giám thị số 1 :
Số báo danh :  Giám thị số 2: .
* Giám thị không giải thích gì thêm.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN HOẰNG HOÁ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9
 NĂM HỌC 2015-2016
 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
 Hướng dẫn chấm này gồm 04 trang
I. Yêu cầu chung: 
1. Về nội dung: Đảm bảo đầy đủ kiến thức theo yêu cầu của đáp án.
2. Về hình thức: Bài làm sạch, đẹp, trình bày rõ ràng, khoa học.
II. Yêu cầu cụ thể
Câu
Nội dung cần đạt
Thang điểm
Câu 1
2.0 điểm
 HS điền lần lượt các cụm từ sau: 
phải dừng lại ; 
đã đi quá; 
- giảm tốc độ; 
 - qua đường 
Mỗi ý đúng cho 0.5 điểm
Câu 2
3.0 điểm
Học sinh nêu được các ý cơ bản sau:
* Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác bao gồm tiếng nói, chữ viết, lối sống, nế sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống và các tri thức dân gian khác. 
* Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia . 
*Ý nghĩa: 
 + Đối với sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam: Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực, các thế hệ sau có thể tiếp thu, kế thừa truyền thống, kinh nghiệm đó để phát triển nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. 
 + Đối với thế giới: Di sản văn hóa của Việt Nam đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Một số di sản văn hóa của Việt Nam được công nhận là di sản văn hóa thế giới để được tôn vinh, giữ gìn như những tài sản quý giá của nhân loại. 
* Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa :
 - Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; 
 - Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. 
 - Nghiêm cấm các hành vi : 
 + Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa; 
 + Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa; 
 + Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; 
+ Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài; 
 + Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
Câu 3
3.0 điểm
 HS nêu được :
-Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức,coi trọng danh dự , phẩm giá và lợi ích của người khác; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người . 
- Biểu hiện : Biết lắng nghe, biết cư xử lễ phép, lịch sự với người khác , biết thừa nhân, học hỏi những điểm mạnh của người khác, tôn trọng sở thích , thói quen, bản sắc riêng của người khác 
-Ý nghĩa : + Người biết tôn trọng người khác thì sẽ được người khác tôn trọng lại.
+ Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh trong sáng và tốt đẹp hơn.
- Thái độ : 
+ Không đồng tình với ý kiến trên. 
+ Vì : -Tôn trong người khác không có nghĩa là luôn đồng tình ủng hộ, lắng nghe mà không có sự phê phán, đấu tranh khi họ có ý kiến và việc làm không đúng 
 -Tôn trọng người khác phải được thể hiện bằng hành vi có văn hóa kể cả trong trường hợp đấu tranh, phê bình họ: không coi khinh, xúc phạm, miệt thị, hay dùng những lời nói thô tục, thiếu tế nhị để chỉ trích mà cần phân tích chỉ cho họ thấy cái sai trong ý kiến hay việc làm của họ. 
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
1.0 đ
Câu 4
4.0 điểm
HS nêu được:
* Quyền sở hữu tài sản của công là quyền của công dân ( chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu.
 - Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.
 - Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị tài sản đó.
 - Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng, cho, để lại, thừa kế, phá hủy, vứt bỏ... 
* Trách nhiệm của nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân: 
- Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật quyền sở hữu của công dân.
- Quy định các biện pháp và hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hứu tùy theo mức độ, tính chất vụ việc; quy định trách nhiệm và cách thức bồi thường dân sự đối với những hành vi gây thiệt hại, mất mát do vay, mượn, thuê tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác.
- Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác.
*Nghĩa vụ của công dân – học sinh:
- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, được thể hiện qua các hành vi:
+ Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lí theo quy định của pháp luật.
+ Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn. 
+ Khi mượn, phải giữ gìn cẩn thận và sử dụng xong phải trả lại cho chủ sở hữu, nếu làm hỏng phải sữa chữa hoặc bồi thường tương ứng với giá trị tài sản.
+ Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm của học sinh:
 + Hiểu rõ và thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
+ Biết phân biệt được những hành vi tôn trọng với hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản của người khác.
+ Có ý thức tôn trọng tài sản của người khác, ví dụ như: tôn trọng sách, vở, đồ dùng học tập, quần áo, tiền bạc, đồ dùng cá nhân, nhật kí, thư từ....của bạn bè, người thân trong gia đình và mọi người khác.
+ Đấu tranh, phê phán những hành vi xâm hại đến tài sản của công dân (tỏ thái độ không đồng tình, phản đối những hành vi xâm hại tài sản của mọi người).
1.0 đ
0.25 đ
0.5 đ
0.25 đ
đ
1.0 đ
Câu 5
2.5 điểm
Hs nêu được :
- Tự chủ là làm chủ bản thân tức là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn có thái độ bình tỉnh, tự tin biết tự điều chỉnh hành vi của bản thân. 
- Biểu hiện : Biết kiềm chế cảm xúc, bình tỉnh tự tin trong mọi hoàn cảnh, tình huống; không nao núng hoang mang trước khó khăn thử thách; biết tự ra quyết định cho mình, . 
- Ý nghĩa: + Tự chủ là một đức tính quý giá; 
+ Tính tự chủ giúp con người biết sống và ứng xử một cách đúng đắn, biết cư xử có đạo đức, có văn hóa;
+ Tính tự chủ giúp chúng ta đứng vững trước những khó khăn thử thách cám dỗ; 
 + Không bị ngã nghiêng trước những áp lực tiêu cực
- Rèn luyện tính tự chủ : + Tập suy nghĩ trước khi hành động, sau mỗi việc làm cần xem xét lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai để kị thời rút kinh nghiệm, sửa chữa.
+ Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoat, ví dụ trung thực, tự tin trong học tập và các hoạt đông tập thể, có tinh thân vượt khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ khác được tập thế giao phó, không a dua theo bạn bè xấu làm điều không đúng
 + Luôn có ý thức rèn luyện tính tự chủ,cụ thể là trong các hoạt động, tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống hằng ngày, bình tỉnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của bản thân. 
0.5 đ
0.25 đ
1.0 đ
0.75 đ
Câu 6
2.5 điểm
 Học sinh nêu được:
- Ý nghĩa quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới: 
+ Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc hợp tác về nhiều mặt (kinh tế, văn hóa, khoa học, y tế, giáo dục
+ Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
- Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc, quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới: 
+ Quan hệ hữu nghị đó đã làm cho thế giới hiểu thêm về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta .
+ Giúp ta tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ và hợ tác ngày càng rộng rãi của thế giới đối với Việt Nam.
- Công dân –học sinh : 
 + Có trách nhiệm thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự thân thiện trong cuộc sống hằng ngày
 + Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc trong các tình huống khi có người nước ngoài đến thăm trường, khi giao lưu với các bạn học sing quốc tế, khi có khách nước ngoài đến tham quan du lịch, tìm hiểu 
 + Có thái độ tôn trọng, thân thiện; sẳn sàng giúp đỡ ,không kì thị xa lánh ,chế nhạo ngôn ngữ, trang phục của họ 
+ Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức
1.0 đ
0.5 đ
1.0 đ
Câu 7
3.0 điểm
Hs có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải bảo đảm các ý cơ bản:
- Ông Thành làm như vậy là sai. 
 Vì: Chiếc bình đó không thuộc quyền sở hữu của ông Thành, nên ông không có quyền giữ chiếc bình đó cho mình. Theo quy định của pháp luật thì mọi di sản trong lòng đất đều thuộc sở hữu của toàn dân do nhà nước chịu trách nhiệm quản lí. 
- Nếu chứng kiến sự việc đó em sẽ : 
 + Vận động ông Thành đem giao nộp chiếc bình đó cho chính quyền hoặc cơ quan văn hóa ở địa phương.
+ Giải thích để ông Thành hiểu, nghĩa vụ của công dân phải giao nộp cổ vật do mình tìm được cho cơ quan nhà nước để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, giữ gìn và có kế hoạch nghiên cứu, giới thiệu nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa. 
1.0 đ
1.0 đ
1.0 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_giao_duc_cong_dan_nam_hoc_201.doc