Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Cà Mau năm học 2009-2010 môn thi: Sinh học

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1149Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Cà Mau năm học 2009-2010 môn thi: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Cà Mau năm học 2009-2010 môn thi: Sinh học
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO	ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VỊNG TỈNH LỚP 12 THPT
	CÀ MAU	NĂM HỌC 2009-2010
ĐỀ CHÍNH THỨC
	Mơn thi: Sinh học
	Ngày thi: 20 – 12 – 2009
	(Đề thi gồm cĩ 2 trang)	Thời gian: 180 phút (Khơng kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm).
 	Trả lời các câu hỏi sau:
a- Dựa vào những tiêu chí nào để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật ?
b- Những loại môi trường nào sử dụng để nuôi cấy vi sinh vật trong phòng thí nghiệm? Để có thể nuôi cấy vi sinh vật trên môi trường đặc, người ta làm cách nào?
c- Trong làm tương và làm nước mắm có sử dụng cùng một loại vi sinh vật được không? Giải thích.
Câu 2 (1,5 điểm). 
So sánh quá trình hô hấp tế bào với quá trình đốt cháy. Ba giai đoạn của quá trình hô hấp có gì khác nhau? 
Câu 3 (2,0 điểm).
a- Một số động vật như trùng bánh xe, rệp cây có thể khi thì sinh sản hữu tính, khi thì sinh sản vô tính. Trong những điều kiện nào thì sinh sản hữu tính hoặc vô tính có lợi cho chúng ?
b- Thằn lằn, thạch sùng khi bị mất đuôi thì có thể mọc lại đuôi khác(tái sinh). Có thể coi đây là hiện tượng sinh sản không? Khi nào thì tái sinh được coi là hình thức sinh sản? Cho ví dụ.
c- Hạt phấn có được coi là giao tử đực không?
Câu 4 (1,5 điểm).
a- Cho biết vai trò chung của các nguyên tố vi lượng. Tại sao các nguyên tố vi lượng lại chỉ cần với một lượng rất nhỏ đối với thực vật?
b- Lấy một cây nhỏ còn nguyên bộ rễ, nhúng bộ rễ đã rửa sạch vào dung dịch xanh mêtilen. Một lúc sau, lấy cây ra rửa sạch bộ rễ và lại nhúng tiếp vào dung dịch CaCl2. Quan sát dung dịch CaCl2 ta thấy dung dịch này từ không màu dần dần chuyển sang màu xanh. Hãy giải thích.
Câu 5 (2,0 điểm).
a- Từ một hạt đậu đem gieo trồng đến khi thu hoạch được các hạt mới, cây đã trải qua những giai đoạn nào?(Cho biết cụ thể về những giai đoạn và mối liên quan giữa các giai đoạn).
b- Trong trồng trọt, khi thu hoạch sản phẩm, tùy theo mục đích kinh tế, mục đích sử dụng, có thể kết thúc ở một giai đoạn nào đó của chu kì phát triển được không? Cho ví dụ và giải thích.
Câu 6 (1,5 điểm). 
a- Hoạt động của cơ tim có gì khác hoạt động của cơ vân? 
b- Hãy so sánh hoạt động của hệ tim mạch khi lao động và lúc nghỉ ngơi. Sự sai khác giữa hai trường hợp trên do đâu?
 Câu 7 (2,0 điểm). 
 	Biến dị tổ hợp được tạo ra do những nguyên nhân nào? Tại sao biến dị tổ hợp là quan trọng cho chọn giống vật nuôi, cây trồng?
Câu 8 (1,5 điểm). 
a- Kĩ thuật nhân nhanh các giống cây trồng invitro có những ưu việt gì hơn so với các phương pháp nhân giống khác? Được ứng dụng vào các mục đích nào?
b- Em biết gì về hiện tượng “thủy tinh hóa” (vitrification).
Câu 9 (2,0 điểm). 
Một người con gái khỏe mạnh, thuận tay phải, bố cô thuận tay trái (d), bị mù màu và máu khó đông, còn mẹ khỏe mạnh, thuận tay phải (D). Cô con gái lấy chồng thuận tay trái, không bị bệnh. Các con trai của cô ta có mắc bệnh không ? Phân biệt trong 2 trường hợp liên kết hoàn toàn và có hoán vị gen trong tế bào trứng.
 	 Biết n qui định mù màu; h qui định máu khó đông; đối gen của nó N; H qui định tính trạng bình thường tồn tại trên nhiễm sắc thể giới tính. Thuận tay do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định.
Câu 10 (1,0 điểm). 
 	Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu là 31AA : 11aa. Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau 5 thế hệ trong 2 trường hợp nội phối và ngẫu phối.
Câu 11 (2,0 điểm). 
 	Cặp gen BB tồn tại trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều dài 0,408 micrômet có A : G = 9 : 7. Do đột biến gen B biến đổi thành gen b. Tạo nên cặp gen dị hợp Bb. Gen b có tỉ lệ A : G = 13 : 3 nhưng chiều dài gen không đổi.
a- Nếu chỉ xảy ra một kiểu đột biến thì đột biến đó thuộc loại đột biến gì?
b- Nếu cơ thể chứa cặp gen Bb tự thụ phấn, sự rối loạn phân bào xảy ra ở lần phân bào I của giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn. Tìm số lượng nuclêôtit mỗi loại trong mỗi hợp tử tạo thành ở đời con?
Câu 12 (1,0 điểm). 
Tần số xuất hiện đột biến a- (mất khả năng tổng hợp chất a) là 2 x 10-6 cho một thế hệ và tần số đột biến b- là 8 x 105.
Nếu thể đột biến mang đồng thời 2 đột biến a-b- thì nó sẽ xuất hiện với tần số bao nhiêu?
------ HẾT ------

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh12.doc