Đề thi học sinh giỏi địa lí 8

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1497Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi địa lí 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi địa lí 8
ĐỀ THI HSG ĐỊA LÍ 8
Câu 1 (2,5 điểm):
 a, Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ mưa ở nước ta.
 b, Tại sao mùa mưa ở miền Trung có sự khác biệt với mùa mưa của cả nước ?
Câu 2 (2,0 điểm): Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình đến sông ngòi, đất và sinh vật ở nước ta.
Câu 3 (2,0 điểm): Cho bảng số liệu mật độ dân số của các vùng và cả nước năm 2009 .
 (Đơn vị: người/km2)
Các vùng
Mật độ
Cả nước
261
Đồng bằng sông Hồng
1235
Tây Bắc
73
Đông Bắc
148
Bắc Trung Bộ
232
Duyên hải Nam Trung Bộ
198
Tây Nguyên
94
Đông Nam Bộ
597
Đồng bằng sông Cửu Long
450
 Dựa vào bảng số liệu trên và kiến thức đã học, hãy nhận xét sự phân bố dân cư ở nước ta và giải thích nguyên nhân.
Câu 4 (2,0 điểm):
 a, Xác định tọa độ địa lí các hòn đảo ở biển Đông vào ngày 22/6 có góc nhập xạ lớn nhất lần lượt là 83023’30”, lúc đó ở kinh độ 1050Đ là 11 giờ 32 phút 17 giây.
 b, Cho biết các hòn đảo trên nằm ở quần đảo nào? Thuộc đơn vị hành chính của tỉnh, thành phố nào ở nước ta?
Câu 5 (1,5 điểm): Ngày 25/10, phòng GD&ĐT Hải Lăng (16018’B; 107020’Đ) tổ chức kì thi học sinh giỏi văn hóa THCS cấp huyện:
 a, Cho biết vào ngày trên mặt trời lên thiên đỉnh ở vĩ độ nào?
 b, Tính góc nhập xạ lớn nhất ở Hải Lăng vào thời gian trên. 
ĐÁP ÁN
Nội dung
Điểm
Câu 1:
2,5
a/ Nhận xét và giải thích chế độ mưa:
-Lượng mưa lớn (hầu khắp các địa phương đều trên 1600mm/năm) do:
Hoạt động của gió mùa.
Hoạt động của dãy hội tụ nhiệt đới,bão,áp thấp nhiệt đới...
Đường bờ biển kéo dài, vùng biển ấm.
0,75
-Lượng mưa phân hóa theo không gian:
Mưa nhiều ở vùng núi do địa hình đón gió ẩm.
Mưa ít ở vùng cực Nam Trung Bộ do địa hình có dạng lòng máng, bờ biển song song với hướng gió.
0,5
-Lượng mưa phân hóa theo thời gian:
Trong năm có 2 mùa:mùa mưa (chiếm 85% lượng mưa) và mùa khô.
Do tác động của gió mùa (Dẫn chứng).
0,5
b, Giải thích chế độ mưa miền Trung.
- Chế độ mưa: mưa nhiều vào mùa thu đông, mùa hạ ít mưa.
- Nguyên nhân:
Ảnh hưởng của địa hình gây ra hiện tượng phơn Tây Nam vào mùa hạ.
Địa hình đón gió Đông Bắc đi qua biển vào mùa đông, ảnh hưởng của dãy hội tụ nhiệt đới, bão,...
(Mỗi đúng được 0,25 điểm)
0,75
Câu 2:
2,0
-Tác động đến sông ngòi:
Mạng lưới: Vùng núi sông thư hơn đồng bằng.
Lượng phù sa: Sông chảy qua địa hình đồi núi thường nhiều phù sa, và ngược lại.
Hướng chảy: Địa hình nước ta chạy theo 2 hướng chính là Tây Bắc-Đông Nam và vòng cung thì sông ngòi cũng chạy theo 2 hướng đó.
Thủy chế: sông ngòi vùng núi thất thường, đồng bằng điều hòa,...
0,1
-Tác động đến đất:
Vùng núi đất feralit, đồngbằng đất phù sa...
Độ dốc lớn thì tầng đất mỏng, độ phì thấp; ngược lại
0,5
-Tác động đến sinh vật:
Sinh vật vùng núi khác đồng bằng (dẫn chứng).
Vùng núi sinh vật có sự phân tầng theo độ cao (dẫn chứng).
0,5
Câu 3:
2,0
- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng các đô thị: đồng bằng sông Hồng (1235 người/km2), Đông Nam Bộ (597 người/km2)...
àDo có điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển...
-Thưa thớt: Vùng núi Tây Bắc (73 người/km2), Tây Nguyên (94 người/km2)...
àDo có địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn...
-Trong nội bộ đồng bằng cũng có sự khác nhau: đồng bằng sông Hồng (1235 người/km2), có mật độ dân số cao hơn đồng bằng sông Cửu Long (450 người/km2).
àDo lịch sử khai thác của 2 đồng bằng.
-Trong nội bộ vùng núi cũng có sự khác nhau: Đông Bắc 148 người/km2 lớn hơn Tây Bắc (73 người/km2), Tây Nguyên (94 người/km2).
àDo độ cao địa hình và lịch sử khai thác.
-Phân bố không đồng đều (chưa hợp lí).
àDo tác động của các nhân tố tụ nhiên và kinh tế xã hội.
(HS trình bày được 8/10 nội dung trên mỗi ý được 0,25 điểm )
2,0
Câu 4:
2,0
a/Xác định tọa độ địa lí:
Vĩ độ:
- Ngày 22/6 MT chiếu vuông góc với chí tuyến Bắc (32027’B).
- Vĩ độ cần tìm đảo có góc nhập xạ 83023’30” là:
23027’- (900 – 83023’30” ) = 16050’30”B
-Vĩ độ cần tìm đảo có góc nhập xạ 75011’30” là:
23027’ – (900 – 75011’30”) = 8038’30”B
0,5
Kinh độ:
- Giờ kinh độ cần tìm sớm hơn giờ kinh độ đã cho là:
 12 giờ -11 giờ 32 phút 17 giây =27 phút 43 giây
- Kinh độ cần tìm cách kinh độ đã cho về phía Đông là:
27 phút 43 giây × 150KT = 6055’45” KT
- Kinh độ cần tìm là: 1050Đ + 6055’45” = 111055’45”Đ
0,75
Tọa độ địa lí các đảo cần tìm là:
- Đảo 1: (111055’45”Đ; 16050’30”B)
- Đảo 2: (111055’45”Đ; 8038’30”B)
(HS có thể làm cách khác nhưng có phép tính và kết quả đúng cũng ghi điểm tối đa, HS tính ra 4 đảo thì không ghi điểm phần kết quả)
0,25
b/ Xác định vị trí, đơnvị hành chính:
- Đảo 1 nằm ở quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.
- Đảo 2 nằm ở quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
0,5
Câu 5:
1,5
a/ Xác định vị trí MT lên thiên đỉnh:
- Sau ngày 23/9 đến ngày 22/12 MT chuyển động biểu kiến về CTN trung bình mỗi ngày MT chuyển động biểu kiến được 1 góc: 0015’38” VT.
0,25
- Ngày 25/10 cách ngày 23/9 là: 32 ngày.
0,25
- Vĩ độ MT lên thiên đỉnh ngày 25/10 là:
32 ngày × 0015’38” = 8020’16”VT
0,25
- Vĩ độ MTlên thiên đỉnh vào ngày 25/10 là:
00 + 8020’16” = 8020’16”N
0,25
b/Góc nhập xạ ở Hải Lăng:
900 – (8020’16” + 16018’) = 65021’44”.
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_hsg_dia_cap_thcs.doc