Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 - 2016 môn: Lịch sử 9 thời gian làm bài 150 phút

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 641Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 - 2016 môn: Lịch sử 9 thời gian làm bài 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 - 2016 môn: Lịch sử 9 thời gian làm bài 150 phút
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH VĂN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Lịch sử 9 
Thời gian làm bài 150 phút
(Đề gồm 01 trang)
Câu 1 (3,5 điểm)
Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai:
a. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của nước Mĩ sau chiến tranh.
b. Bằng những dẫn chứng (số liệu) cơ bản, hãy chứng minh sau chiến tranh thế giới hai Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa. 
c. “Trong những thập niên tiếp sau, kinh tế Mĩ đã sụt giảm và không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia’’. Em hãy nêu những nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm ?
Câu 2 (6,0 điểm )
 Vì sao nói Cu-Ba là “hòn đảo anh hùng”? Cơ sở nào xây đắp nên tình hữu nghị Việt Nam - Cu Ba? Em biết gì về mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa lãnh tụ Phiđen Caxtơrô, nhân dân Cu-Ba với Đảng, chính phủ và nhân dân ta?
Câu 3 (5,5 điểm)
Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật trong những năm gần đây có những thành tựu nào đáng chú ý? Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay?
Câu 4 (5 điểm)
 Nêu các xu thế phát triển của Thế giới ngày nay. Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức với các dân tộc?
HƯỚNG DẪN CHẤM
	Câu 1. (3,5đ)
a. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của nước Mĩ sau chiến tranh. (1,5đ)
+ Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở không bị chiến tranh tàn phá. (0,5đ)
+ Trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến, thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. (0,5đ)
+ Do đất nước không có chiến tranh nên thu hút được nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học trên thế giới về sinh sống và làm việc. Thừa hưởng những thành tựu khoa học - kĩ thuật thế giới. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. (0,5đ)
 b. Chứng minh Mĩ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. (1,0đ)
 + Sản lượng công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47% - 1948). (0,25đ)
+ Sản lượng nông nghiệp: Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. (0,25đ)
+ Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới (24.6 tỉ USD). (0,25đ)
+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.(0,25đ)
c. Nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm: (1,0đ)
+ Sự cạnh tranh của các nước đế quốc khác. Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ ngày cạnh tranh gay gắt với Mĩ. (0,25đ)
 + Kinh tế không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng. (0,25đ) 
+ Chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại, tốn kém và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược. (0,25đ)
+ Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ. (0,25đ)
 Câu 2. (6,0đ)
* Cu Ba là hòn đảo anh hùng vì: (3,0đ)
* Trong chiến đấu chống chế độ độc tài Ba-ti-xta (1953 – 1959): 
- 1953, được Mĩ giúp, Batixta đã thiết lạp chế độ độc tài quân sự, thi hành nhiều chính sách phản động-> nhân dân CuBa bền bỉ đấu tranh. (0,5đ)
- 26/7/1953, Phi đen lãnh đạo 135 thanh niên tấn công pháo đài Môn-ca-đa, mở đầu thời kì đấu tranh vũ trang. (0,5đ)
- Mặc dù lực lượng chênh lệch, gặp nhiều khó khăn nguy hiểm, nhưng từ năm 1956 – 1958, phong trào cách mạng lan rộng khắp cả nước và chuyển sang thế phản công. (0,5đ)
- Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ. Cách mạng giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của chính quyền tay sai. CuBa là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh. (0,5đ)
* Trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1959 – nay)
- Từ 1959 -1961, Cu-Ba tiến hành cải cách dân chủ. Là nước đầu tiên ở Tây bán cầu tuyên bố tiến lên chủ nghĩa xã hội (1961) giữa vòng vây của Mĩ. (0,5đ)
- Từ 1961 đến nay, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã họi đạt nhiều thành tựuMặc dù bị Mĩ bao vây cấm vận, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ nhưng Cu-Ba vẫn kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội. (0,5đ)
Như vậy, những thành tựu trong chiến đấu và trong xây dựng bảo vệ tổ quốc đã chứng minh rằng Cu-Ba là “hòn đảo anh hùng”
* Cơ sở tình hữu nghị Việt Nam CuBa: (1,0đ)
- Trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc có chung kẻ thù. Sau khi giành độc lập; Cùng mục tiêu và lí tưởng xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Cùng chung sự lãnh đạo cuả Đảng cộng sản. (0,5đ)
- Việt Nam và Cu-Ba đã có nhiếu sự ủng hộ giúp đỡ nhau trong công cuộc chống kẻ thù chung, Phi-đen từng nói: “Vì Việt Nam, Cu-Ba sẵn sàng hiến cả máu của mình”. Ngày nay, quan hệ hai nước ngày càng bền chặt, thắm thiết tình anh em(0,5đ)
* Mối quan hệ hữu nghị giữa Cu-Ba và Việt Nam: (2,0đ)
- Trong kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam, Phi-đen Ca-xtơ-rô là nguyên thủ nước ngoài duy nhất vảo tận tuyến lửa Quảng Trị để động viên nhân dân ta. (0,5đ)
- Bằng trái tim và tình cảm chân thành, Phiđen và nhân dân Cu-Ba luôn ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam: “Vì Việt Nam, Cu-Ba sẵn sàng hiến dâng cả máu”. (0,5đ)
- Cu-Ba cử các chuyên gia, bác sĩ nghiên cứu sốt rét, mổ cho các thương binh ở chiến trường.
- Sau 1975 Cu-Ba giúp nhân dân Việt Nam xây dựng thành phố Vinh, bệnh viện Cu-Ba ở Đồng Hới (Quảng Bình). (0,5đ)
- Trong thời kí Cu-Ba gặp khó khăn do Mĩ bao vây cấm vận, nhân dân Việt Nam đã quyên góp tiền bạc, lương thựcgiúp nhân dân Cu-Ba, động viên nhân dân Cu-Ba vượt qua khó khăn để phát triển đất nước. (0,5đ).
 Câu 3. (5,5đ)
* Những thành tựu: (3,5đ - Mỗi ý đúng 0,5đ)
- Khoa học cơ bản: phát minh trong toán học, vật lý, Hóa học, sinh học (bản đồ gen người, cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp nhân bản vô tính).
- Những phát minh lớn về công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động.
- Tìm ra những nguồn năng lượng mới: nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió
- Sáng chế ra những vật liệu mới: Chất dẻo, vật liệu siêu bền, siêu dẫn, siêu cứng...
- Tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
- Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải, thông tin có những tiến bộ thần kỳ, máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao, phát sóng vô tuyến hiện đại qua vệ tinh nhân tạo;
- Chinh phục vũ trụ: con người bay vào vũ trụ, đặt chân lên mặt trăng.
=> Đó là những thành tựu hết sức kì diệu chứng tỏ sự phát triển của trí tuệ và óc sáng tạo trọng lao động của loài người.
* Nêu được cơ hội và thách thức của Việt Nam trước sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay. (2,0đ)
 (Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo làm nội dung sau)
- Cơ hội: Ta biết tiếp cận vận dụng được những thành tựu khoa học kỹ thuật thì quốc gia đó sẽ có điều kiện để phát triển kinh tế văn hóa đất nước nâng cao đời sống của nhân dân. (1,0đ)
- Thách thức: trong điều kiện nước ta còn nghèo, vốn đầu tư hạn hẹp, trình độ phát triển kinh tế và khoa học và công nghệ còn có khoảng cách khá xa so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Để dựa vào những thành tựu khoa học kỹ thuật phát triển đất nước thì các quốc gia cũng phải trải qua những khó khăn nhất định. Nếu không nắm bắt kịp thời những thành tựu khoa học thì sẽ tụt hậu,cản trở sự thành công của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. (1,0đ)
 Câu 4. (5,0đ)
* Nêu được 4 xu thế (Mỗi xu thế 0,75đ)
- Một là, xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ Quốc tế.
- Hai là, thế giới đang tiến tới xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.
- Ba là, các nước điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Bốn là, nhiều khu vực xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến.
* “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc" vì: (2,0đ - Mỗi ý đúng 0,5đ))
- Từ sau “chiến tranh lạnh”, trong bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học – kĩ thuật của thế giới và khai thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
- Đây cũng là thách thức vì phần lớn các các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới; việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay bên ngoài; việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đạiNếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế xã hội của đất nước phát triển, nếu không nắm bắt được thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt được thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn, phù hợp thì sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, đường lối phù hợp, nhờ đó đất nước ta từng bước phát triển hòa nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.
Thanh Văn, ngày 20 tháng 10 năm 2015
	Người ra đề
Duyệt của BGH
	Trần Việt

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_Thanh_Van.doc