Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014 - 2015 môn thi: Tiếng Việt - Lớp 4 (thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 939Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014 - 2015 môn thi: Tiếng Việt - Lớp 4 (thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014 - 2015 môn thi: Tiếng Việt - Lớp 4 (thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề)
đề thi học sinh giỏi cấp huyện
Năm học 2014 -2015
Môn thi: Tiếng Việt - Lớp 4
(Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1 điểm)
 Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành hai nhóm 
Từ ghép có nghĩa phân loại:.....
Từ ghép có nghĩa tổng hợp:.......
( rừng núi, làng xóm, tranh cãi, học gạo, học tập, ăn vụng, núi lửa, quần áo, áo khoác, mỏng tang).
Câu 2: (2 điểm)
 Gạch một gạch chéo phân cách giữa chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
Những hạt mưa lất phất chỉ đủ mềm vai áo và mơn man tà áo của người qua đường.
Những lá ngô rộng dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà.
Câu 3: ( 3 điểm)
 Tre Việt Nam
 Tre xanh
 Xanh tự bao giờ ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.
 Nguyễn Duy
 Qua đoạn thơ trên em cảm nhận được điều gì ?
Câu 4: (4 điểm)
 Đề bài: Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, em và các bạn trong trường em đã làm gì để góp phần giữ gìn trường lớp “Xanh-Sạch-Đẹp”. Hãy kể lại chuyện đó.
Đáp án + Đánh giá cho điểm môn Tiếng việt lớp 4
Câu 1: (1 điểm) - Đúng mỗi phần cho 0,5 điểm; mỗi từ đúng cho 0,1 điểm.
a)Từ ghép có nghĩa phân loại: học gạo, ăn vụng, núi lửa, áo khoác, mỏng tang.
b)Từ ghép có nghĩa tổng hợp: rừng núi, làng xóm, tranh cãi, học tập, quần áo.
Câu2: (2 điểm) - Đúng mỗi phần cho 1 điểm
a)Những hạt mưa lất phất/ chỉ đủ mềm vai áo và mơn man tà áo của người qua đường.
 CN VN
b)Những lá ngô/ rộng dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà.
 CN VN
Câu 3: (3 điểm)
- Bài thơ Tre Việt Nam của nhà Thơ Nguyễn Duy được viết theo thể thơ Lục bát, lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnh đẹp. (0,25 điểm)
- Ba dòng đầu nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến chuyện ngày xưa-chuyện Ông Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc Ân. Qua đó hình ảnh cây tre có từ lâu đơi, gắn bó với đất nước, con người Việt Nam.
 Tre xanh
 Xanh tự bao giờ ?
 Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh. (0,5 điểm)
Hình ảnh cây tre được nhân hoá, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Đó là: (0,25 điểm)
+ Tình thương yêu đồng loại, tình đoàn kết gắn bó để làm nên luỹ nên thành.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
 Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người. (0,5 điểm)
+ Qua hình ảnh cây tre, cây măng mới mọc tác giả gợi lên tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta.
Nòi tre đau chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông lạ thường.
 Hay:
Măng non là búp măng non
 Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre. (0,5 điểm)
+ Cây tre được nhân hoá, một hình ảnh tượng trưng cho đức hi sinh cao cả, tình thương con bao la của những người mẹ Việt Nam.
Lưng trần phơi nắng phơi sương
 Có manh áo cộc, tre nhường cho con. (0,5 điểm)
- Qua hình ảnh cây tre Việt Nam, ta càng thêm yêu quý vẻ đẹp của quê hương đất nước và càng thêm tự hào về phẩm chất cao quý của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. (0,5 điểm)
Câu 5: (4 điểm)
1. Mở đầu: (0,5 điểm)
Giới thiệu, đẫn dắt đến việc làm để góp phần giữ gìn trường lớp “Xanh-Sạch-Đẹp”
Diễn biến: (3 điểm)
- Chuyện(việc làm) đó xảy ra khi nào? ở đâu? (0,75 điểm)
- Có những ai cùng tham gia? Kết quả thu được ? (1,25 điểm)
- Việc làm đó có tác dụng gì? Đem lại niềm vui gì cho em và các bạn? ( 1,25 điểm)
3. Kết thúc: (0,5 điểm)
- Nêu ý nghĩa của việc các em đã làm, cảm nghĩ cuả em. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_TV_L4.doc