Đề thi học sinh giỏi cấp cụm Nam Từ Liêm môn Hóa học - 11 - Ngày thi: 16/3/2016

doc 1 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2653Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp cụm Nam Từ Liêm môn Hóa học - 11 - Ngày thi: 16/3/2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp cụm Nam Từ Liêm môn Hóa học - 11 - Ngày thi: 16/3/2016
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP CỤM NAM TỪ LIÊM
Môn hóa học - 11
Thời gian làm bài 120 phút
Ngày thi: 16/3/2016
Câu 1. (6 điểm)
1/ Nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình phản ứng cho các trường hợp sau:
Cho Ca vào dung dịch Na2CO3.
Cho Na vào dung dịch NH4Cl.
Cho dung dịch có ion Fe3+, H+ vào dung dịch KI trộn với hồ tinh bột.
2/ Một hỗn hợp khí gồm nito và hidro, có tỉ khối so với He là 0,95. Cho hỗn hợp trên đi qua xúc tác, đun nóng để tạo ra amoniac, hỗn hợp khí thu được nặng hơn He. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Hỏi hiệu suất của phản ứng trên có giá trị trong khoảng nào?
3/ Cho m gam Ba vào 200 gam dung dịch H2SO4 0,98% (loãng), sau phản ứng lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch X. Nếu đem ¼ lượng dung dịch X tác dụng với 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 a mol/lít thì sau phản ứng thu được 42,75 gam chất kết tủa. Còn nếu đem 1/3 lượng dung dịch X tác dụng với 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 a mol/lít thì sau phản ứng thu được 48,18 gam chất kết tủa. Tìm giá trị của m, a và tính C% của chất tan có trong dung dịch X.
Câu 2. (5 điểm)
1/ Trộn dung dịch X chỉ chứa a mol NaHCO3 với dung dịch Y chỉ chứa b mol Ba(OH)2 thu được chất kết tủa và dung dịch Z. Xác định thành phần chất tan trong dung dịch Z (biết b < a < 2b).
2/ cho 7,02 gam hỗn hợp bột kim loại gồm Al, Fe, Cu vào bình A chứa HCl dư, còn lại chất rắn B. Lượng khi thoát ra được dẫn qua một ống chứa CuO nung nóng, thấy làm khối lượng của ống giảm đi 2,72 gam. Thêm vào bình A lượng dư một muối natri, đun nóng nhẹ, thu được 0,896 lít (đktc) một chất khí không màu, hóa nâu trong không khí, dung dịch sau phản ứng vẫn còn dư H+.
Xác định muối natri đã dùng.
Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
3/ Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m (kg) Al ở catot và 67,2 m3 (đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hidro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp X sục vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là.
Câu 3. (4 điểm)
1/ Hòa tan hoàn toàn một miếng bạc kim loại vào một lượng dư dung dịch HNO3 15,75% thu được khí NO duy nhất và a gam dung dịch X; trong đó C% của AgNO3 bằng C% của HNO3 dư. Thêm a gam dung dịch HCl 1,46% vào dung dịch X. Hãy xác định %AgNO3 tác dụng với HCl.
2/ Một loại xăng có chứa 4 ankan với thành phần số mol như sau: 10%heptan, 50%octan, 30%nonan, 10% decan.
Khi dùng loại xăng này để chạy một loại động cơ cần trộn lẫn hơi xăng và không khí theo tỉ lệ thể tích như thế nào để phản ứng cháy xảy ra vừa hết?
Giả sử một xa máy chạy 100km tiêu thụ hết 1,495kg xăng nói trên. Tính xem khi chạy 100km, chiếc xe đó đã tiêu thụ hết bao nhiêu lít oxi của không khí, thải ra bao nhiêu lít CO2? Các thể tích khí đều đo ở đktc.
Câu 4 (5 điểm)
1/ Hỗn hợp X gồm ba hidrocacbon là đồng phân của nhau A, B, C đều không làm mất màu dung dịch brom. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X thu được 79,2 gam CO2 và 21,6 gam H2O.
Tìm công thức phân tử của A, B, C.
Xác định công thức cấu tạo của A, B, C biết:
Khi đun nóng với dung dịch KMnO4/H2SO4 thì A, B cho cùng một sản phẩm C9H10O6 còn C cho sản phẩm C8H6O4.
Khi đun với hơi brom có mặt bột sắt thì A chỉ cho một sản phẩm hữu cơ monobrom, còn B, C mỗi chất cho 2 sản phẩm hữu cơ monobrom.
2/ Chất A ở điều kiện thường là chất khí không màu, 1 mol chất A chứa 6 mol nguyên tử. Khối lượng một bình cầu chứa đầy khí A là 153,2 gam. Trong cùng điều kiện như trên, bình cầu này được chứa đầy khí oxi có khối lượng 152,7 gam, nếu bình cầu đó mà chứa đầy khí cacbonic thì có khối lượng là 153,9 gam.
Xác định công thức chất A. 
Đem đốt cháy hoàn toàn V lít khí A (đktc), rồi dẫn toàn bộ sản phẩm đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc dư sau đó là bình 2 đựng 100 ml dung dịch NaOH 40% (khối lượng riêng là 1,4 gam/ml). Sau phản ứng thấy trong bình 2 có chứa 84 gam NaHCO3 không tan trong dung dịch thu được. Biết trong điều kiện thí nghiệm trên cứ 100 gam nước hoàn tan 10 gam NaHCO3. Tính giá trị của V. 
Cho H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, P = 31, S = 32, Cl = 35,5; K = 39, Ca = 40; 
Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
----------------------- hết --------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docHSG_11_cum_THPT_Ha_Noi_2015_2016.doc