Đề thi học kỳ II môn : Hóa học 8 năm học : 2015 – 2016 thời gian: 60 phút

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 828Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn : Hóa học 8 năm học : 2015 – 2016 thời gian: 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kỳ II môn : Hóa học 8 năm học : 2015 – 2016 thời gian: 60 phút
PHÒNG GD VÀ ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ THI HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS HỒ ĐỨC THẮNG	Môn : Hóa Học 8
TỔ HÓA -SINH Năm học : 2015 – 2016
	 Thời gian:60 phút
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhằm đánh giá chất lượng về học tập , và khả năng tiếp thu kiến thức của các em học sinh trong học kì II thông qua các chủ đề:
 Chủ đề 1: Ôxi-không khí.
 Chủ đề 2: Hiđrô-nước.
 Chủ đề 3: Dung dịch.
2. Kỹ năng
 - Viết phương trình phản ứng
	- Vận dụng được công thức về nồng độ, các công thức chuyển đổi gữa khối lượng, lượng chất và thể tích để tính nồng độ dung dịch, tính khối lượng, lượng chất và thể tích các chất tham gia và tạo thành sau PƯHH. 
 3. Thái độ 
 - Học sinh có cái nhìn tổng quát hơn về kiến thức hóa học của mình từ đó có ý thức học tập, rèn luyện hơn đối với bộ môn hóa.
 - Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
4.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
-Năng lực tự học
-Năng lực tư duy
II.KIẾN THỨC KỸ NĂNG CÓ LIÊN QUAN
-Nội dung kiến thức từ bài 31->64 hóa học 8
III. PHƯƠNG TIỆN
1. chuẩn bị của giáo viên
– Ma trận đề , đề kiểm tra (Kết hợp hai hình thức: TNKQ (30%) và TL (70%), đáp án và biểu điểm.
2. chuẩn bị của học sinh
 – Ôn tập chuẩn bị kiểm tra. 
 IV. Ma trận đề kiểm thi 
Chủ đề
MỨC ĐỘ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
cao
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Oxi-Không khí
Tính chất- điều chế oxi
Cách thu khí oxi
Viết phương trình dang chuỗi-vận dụng tính chất oxi,oxit
Số câu
1
1
1
3
Số điểm
0,25đ
0,25đ
1,5đ
2,đ
Hiđro-nước
Tính chất –điều chế hiđro
Nhận biết được oxit,axit,bazơ,muối,cách đọc tên từng loại
Tính chất hoá học của nước
Phân loại axit,bazơ,muối,đọc tên
Vậ dụng tính chất hoá học hiđro
Số câu
2
1
2
1
4
10
Số điểm
0,5đ
2đ
0,5đ
1,5 đ
1đ
5,5đ
Dung dịch
Biết độ tan của một chất trong nước
Bài tập tính khối lượng thể tích một chất
Số câu
2
1
3
Số điểm
0,5đ
2đ
2,5đ
Tổng số câu
5
1
3
1
2
4
16
Tổng số điểm
1,25đ
2đ
0,75đ
2đ
3đ
1đ
10đ
Tỉ lệ
12,5%
20%
7,5%
20%
30%
10%
100%
Đề thi
Đề A
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Em hãy chọn đáp án đúng nhất các câu sau mỗi câu đúng 0,25 điểm:
Câu 1: Hỗn hợp khí nhẹ hơn không khí là 	(đề sai)	
A. H2 và CO2	B. H2 và N2 	C. H2 và SO2 	D. H2 và Cl2
(Cho biết: H=1; C=12; O=16; N=14; S=32; Cl=35,5)
Câu 2: Nhóm các chất đều phản ứng được với khí Hidro là 
	A. CuO, ZnO, H2O	B. CuO, ZnO, O2	C. CuO, ZnO, H2SO4 D. CuO, ZnO, HCl
Câu 3: Đốt khí Hiđro trong không khí sẽ có 
	A. khói trắng	B. ngọn lửa màu đỏ 	
	C. ngọn lửa màu xanh nhạt	D. khói đen và hơi nước tạo thành
Câu 4: Điều chế 2,4 gam Cu bằng cách dùng H2 khử CuO. Khối lượng CuO cần dùng là 
	A. 3 g	B. 4,5 g 	C. 6 g	D. 1,5 g 
 (Cho Cu = 64; O = 16) 
Câu 5:Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước
 A.Đều tăng B.Có thể tăng và có thể giảm 
 C.Đều giảm D.Không tăng và cũng không giảm 
Câu 6:Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước:
A.Đều tăng B.Điều giảm C.Phần lớn tăng D.Phần lớn giảm
Câu 7: Các chất nào sau đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
A: KMnO4, KClO3 B: H2O, KClO3 C: K2MnO4, KClO3	 D: KMnO4, H2O
Câu 8: Công thức hóa học của muối Natri sunphat là ?
A: Na2SO3 B: NaSO4 C: Na2SO4 D: Na(SO4)2
Câu 9: Khí Hidro được bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì Hidro là khí 
	A. không màu.	B. khí nhẹ nhất trong các chất khí.
	C. có tác dụng với Oxi trong không khí.	D. ít tan trong nước.
Câu 10: Dãy gồm các chất tác dụng với H2O tạo ra dung dịch axit
A: N2O5 ; BaO ; K2O ; SO2 ; P2 O5 B: SO3 ; SO2 ; P2O5 ; N2O5 ; CO2
C: CaO ; Na2O ; K ; CO2 ; SO2 D: CaO ; MgO ; Al2O3 ; Fe2O3 ; BaO 
Câu 11: Thu khí Oxi bằng cách đẩy nước dựa vào tính chất:
	A. khí oxi nặng hơn không khí.	B. khí oxi nhẹ hơn không khí.
	C. khí oxi ít tan trong nước 	D. khí oxi tác dụng với không khí.
Câu 12: Phản ứng giữa khí H2 với khí O2 gây nổ khi 
A. Tỉ lệ về khối lượng của Hiđro và Oxi là 2 : 1 
B. Tỉ lệ về số nguyên tử Hiđro và số nguyên tử Oxi là 4 : 1
C. Tỉ lệ về số mol Hiđro và Oxi là 1 : 2 	D. Tỉ lệ về thể tích Hiđro và Oxi là 2 : 1 
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1(1,5 điểm)Viết phương trình hoá học biểu diễn các chuỗi phản ứng sau đây:
a. K K2O KOH
 b. K KOH
Câu 2.(1,5 điểm)Trong những chất sau đây: NaCl; Ca(OH)2; H3PO4, Fe(OH)2; HNO3; AlCl3. Hãy chỉ ra đau là axit, bazơ, muối và đọc tên các hợp chất đó.
Câu 3(2 điểm): Bằng những phương pháp hoá học hãy nhận biết 3 lọ mất nhãn sau: Ba(OH)2, HNO3 , Na2SO4
Câu 4(2 điểm) Hòa tan hoàn toàn 14g sắt vào dung dịch axit clohiđric (HCl)tạo ra khí hiđro và muối sắt (II) clorua FeCl2
Viết phương trình hoá học xảy ra.
Tính khối lương muối tạo thành ?
Tính thể tích khí hiđro sinh ra (ở đktc) ?
Biết Fe=56,H=1,Cl=35,5 
. ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM
ĐỀ A
Phần trắc nghiệm
Chọn đúng mỗi câu 0,25 điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Câu chọn
B
C
A
A
C
A
C
B
B
C
D
Phần tự luận
Câu1:
a/ 4Na + O2 → 2Na2O (0,5đ)
 Na2O + H2O → 2NaOH (0,5đ)
b/ 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 (0,5đ)
 Câu 2. 
Axit : H3PO4 axit photphoric(0,25đ)
 HNO3 axit nitric(0,25đ)
Bazơ : Ca(OH)2 canxi hiđroxit(0,25đ)
 Fe(OH)2 sắt(II)hiđroxit(0,25đ)
Muối: NaCl natri clorua(0,25đ)
 AlCl3 nhôm clorua(0,25đ)
Câu 3.(2đ)
Lấy mỗi lọ một ít để thử và đánh số thứ tự(0,25đ)
-Cho giấy quỳ tím vào 3 lọ(0,25đ)
-Lọ làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là lọ đựng dung dịch HNO3.(0,5đ)
Lọ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là lọ đựng dung dịch Ba(OH)2	(0,5đ)
-Lọ còn lại không đổi màu quỳ tím là lọ Na2SO4 (0,5đ)
Câu 3: 
a-Phương trình hoá học:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (0,5đ)
b- Số mol sắt: nFe=14 : 56 = 0,25 mol (0,25đ)
Fe 	+ 2HCl → 	 FeCl2 + H2
1mol -> 2mol -> 1mol -> 1 mol
0,25mol ->0,5 mol -> 0,25 mol -> 0,25 mol (0,25đ)
Theo phương trình thì số mol của FeCl2 là 0,25 mol
- Khối lượng muối tạo thành là
m FeCl2= n.M =0,25 x 127 =31,75 g (0,5đ)
c- Theo phương trình ta cũng có số mol hiđro là nH2 =0,25 mol
 Vậy thể tích khí hiđro là :
 V H2 = nH2 x 22,4 = 0,25 x 22,4 = 5,6 (lít) (0,5đ)
PHÒNG GD VÀ ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ THI HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS HỒ ĐỨC THẮNG	Môn : Hóa Học 8
TỔ HÓA -SINH Năm học : 2015 – 2016 
	 Thời gian:60 phút
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhằm đánh giá chất lượng về học tập , và khả năng tiếp thu kiến thức của các em học sinh trong học kì II thông qua các chủ đề:
 Chủ đề 1: Ôxi-không khí.
 Chủ đề 2: Hiđrô-nước.
 Chủ đề 3: Dung dịch.
2. Kỹ năng
 - Viết phương trình phản ứng
	- Vận dụng được công thức về nồng độ, các công thức chuyển đổi gữa khối lượng, lượng chất và thể tích để tính nồng độ dung dịch, tính khối lượng, lượng chất và thể tích các chất tham gia và tạo thành sau PƯHH. 
 3. Thái độ 
 - Học sinh có cái nhìn tổng quát hơn về kiến thức hóa học của mình từ đó có ý thức học tập, rèn luyện hơn đối với bộ môn hóa.
 - Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
4.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
-Năng lực tự học
-Năng lực tư duy
II.KIẾN THỨC KỸ NĂNG CÓ LIÊN QUAN
-Nội dung kiến thức từ bài 22->44 hóa học 8
III. PHƯƠNG TIỆN
1. chuẩn bị của giáo viên
– Ma trận đề , đề kiểm tra (Kết hợp hai hình thức: TNKQ (30%) và TL (70%), đáp án và biểu điểm.
2. chuẩn bị của học sinh
 – Ôn tập chuẩn bị kiểm tra. 
 IV. Ma trận đề kiểm thi 
Chủ đề
MỨC ĐỘ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Oxi-Không khí
-Sự oxi hóa
tìm công thức hóa học của oxit
Viết phương trình dang chuỗi-vận dụng tính chất oxi,oxit,nước
Số câu
1
1
1
3
Số điểm
0,25đ
0,25đ
1,5đ
2đ
Hiđro-nước
Tính chất –điều chế hiđro
Nhận biết được oxit,axit,bazơ,muối,cách đọc tên từng loại
Tính chất hoá học của nước
Phân loại axit,bazơ,muối,đọc tên
Vận dụng tính chất hoá học hiđro
Số câu
2
1
2
1
4
10
Số điểm
0,5đ
2đ
0,5đ
1,5đ
1đ
5,5đ
Dung dịch
Biết độ tan của một chất trong nước
Bài tập tính theo phương trình hóa học
Số câu
2
1
3
Số điểm
0,5đ
2đ
3,5đ
Tổng số câu
5
1
3
1
2
4
16
Tổng số điểm
1,25đ
2đ
0,75đ
2đ
3đ
1đ
10đ
Tỉ lệ
12,5%
20%
7,5%
30%
20%
10%
100%
Đề thi
ĐỀ B
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM:(3 điểm)
Học sinh chọn câu đúng nhất,mỗi câu 0,25 điểm. 
Câu 1.Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước:
A.Có thể tăng và có thể giảm B.Không tăng và cũng không giảm C.Đều giảm D.Đều tăng
Câu 2.Khí oxi hoá lỏng ở nhiệt độ:
A. -183oC B. 183oC C.283 oC D.83 oC
Câu 3: Các chất nào sau đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
A: KMnO4, KClO3 B: H2O, KClO3 C: K2MnO4, KClO3	 D: KMnO4, H2O
Câu 4. Người ta điều chế 32 (g) đồng bằng cách dùng hiđro khử đồng(II) oxit. Vậy thể tích khí hiđro ở điều kiện tiêu chuẩn là:
A. 1,54 (lít) B. 0,05 (lít) C. 11,2 (lít) D. 2,24 (lít)
(Biết Cu=64)
Câu 5.Phản ứng nào là phản ứng hoá hợp:
A.H2 + CuO to H2O + Cu 
B. 3Fe + 2O2	to Fe3O4
C. 2KMnO4 K2MnO4 +MnO2 + O2 
D. 2KClO3 to 2KCl + 3 O2
Câu 6.Dãy chất nào gồm toàn là muối:
A.CaCl2, SO3, NaOH 	B.CuO, KClO3, NaCl.
C.AlCl3, CuCl2, Al2O3 	D.NaCl, KCl, K2SO4
Câu 7.Thế nào là sự oxi hoá
A.Sự tác dụng của oxi với đơn chất 	B.Sự tác dụng của oxi với một chất.
C.Sự tác dụng oxi với kim loại. 	D.Sự tác dụng với hợp chất.
Câu 8.Một oxit của photpho có thành phần phần trăm của P bằng 43,66%. Biết phân tử khối của oxit bằng 142 đvC công thức hoá học của oxit là
A.PO2 B.P2O6 C.P2O3 D.P2O5
Câu 9.Khi càng lên cao lượng oxi trong không khí :
A.Không thay đổi B.Tăng C.Giảm D.Tăng gấp đôi
Câu 10.Lượng natri hiđroxit thu được là bao nhiêu khi cho 0,3 mol natri tác dụng với nước:
A.12g NaOH B.22g NaOH C.32g NaOH D.42g NaOH
Câu 11.Công thức hoá học của bazơ tương ứng với oxit K2O là:
A. K2(OH) B. K(OH)2 C. KOH D. K(OH)3
Câu 12: Khí Hidro được bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì Hidro là khí 
	A. không màu.	B. khí nhẹ nhất trong các chất khí.
	C. có tác dụng với Oxi trong không khí.	D. ít tan trong nước.
II.PHẦN TỰ LUẬN. (7 điểm)
Câu 1. :(1,5 đ) 
Viết phương trìnhhoá học biểu diễn những biến hoá sau:
a/ Ca	CaO	 Ca(OH)2
b/ Ca Ca(OH)2
Câu 2(1,5 đ) Trong những chất sau đâyAl2(SO4)3:Fe(OH)3;NaH2PO4;H2S,Ba(OH)2;H2SO3.Hãy chỉ ra đau là axit,bazơ,muối và đọc tên các hợp chất đó.
 Câu 2. (2đ)
Bằng những phương pháp hoá học hãy nhận biết 3 lọ mất nhãn sau:Ca(OH)2,HCl,NaCl
Câu 3.(2đ)
Cho 32,5g kẽm tác dụng với axit clohiđric HCl thì thu được muối kẽm clorua ZnCl2 và khí hiđro
a.Viết phương trình phản ứng?
b/Tính khối lượng của axit clohiđric tham gia phản ứng?
c/Tính thể tích khí hiđro thu được ở điều kiện tiêu chuẩn?
(Biết : Zn = 65, Cl =35,5 , H=1)
. ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM
 ĐỀ B
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM.(3 điểm) mỗi câu đúng 0,25 điểm
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
CÂU CHỌN
D
A
A
C
B
D
B
D
C
A
C
B
II.PHẦN TỰ LUẬN.(7 điểm)
Câu 1.(1,5đ)
a/ 2Ca + O2 	2 CaO	(0,5đ)
 CaO + H2O 	Ca(OH)2	(0,5đ)
b/ Ca + 2H2O 	Ca(OH)2 + H2 (0,5đ)
Câu 2. (1,5đ)
Axit : H2S axit sunfuhiđric (0,25đ)
 H2SO3 axit sunfurơ (0,25đ)
Băzơ : :Fe(OH)3 sắt(III) hiđroxit (0,25đ)
 Ba(OH)2 bari hiđroxit	(0,25đ)
Muối: NaH2PO4 natri đihiđro photphat (0,25đ)
 Al2(SO4)3 nhôm sunfat	(0,25đ)
Câu 3.(2đ)
Lấy mỗi lọ một ít để thử và đánh số thứ tự(0,25đ)
-Cho giấy quỳ tím vào 3 lọ(0,25đ)
-Lọ làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là lọ đựng dung dịch HCl.	(0,5đ)
-Lọ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là lọ đựng dung dịch Ca(OH)2	(0,5đ)
-Lọ còn lại không đổi màu quỳ tím là lọ NaCl (0,5đ)
*Câu 4.(2đ)
a.Viết phương trình phản ứng
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2	(0,5đ)
Tìm số mol của kẽm:
n ==32,5:65=0,5(mol)	(0,25đ)
 Phương trình
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2	(0,25đ)
1 mol 2 mol 1 mol
0,5mol	1mol 	0,5 mol
b/Khối lượng axit clohiđric tham gia phản ứng	
 m =n x M = 1 x 36,5 = 36,5 (g) (0,5đ) 
 HCl
c/ Thể tích khí hiđro thu được
 V = n x 22,4 = 0,5 x 22,4 = 11,2(lít)	(0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hoa 8 hoc ki II 2015-2016 (2 ĐỀ).doc