Đề thi học kỳ I năm học 2015 – 2016 môn: Công nghệ 7

doc 10 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I năm học 2015 – 2016 môn: Công nghệ 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kỳ I năm học 2015 – 2016 môn: Công nghệ 7
Phòng GD&ĐT Châu Thành
Trường THCS Thái Bình
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: CÔNG NGHỆ 7
ĐỀ 1
Câu 1: Tại sao nói trồng trọt có vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân và nền kinh tế? (1đ)
Câu 2: Vì sao phải cải tạo đất? Người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất? Vận dụng kiến thức đã học kết hợp với liên hệ thực tế, em hãy đưa ra những biện pháp cải tạo đất ở địa phương em? (2,5đ)
Câu 3: Nêu đặc điểm chủ yếu phân hữu cơ, phân lân, phân đạm, phân kali và phân hỗn hợp? Trình bày cách sử dụng các loại phân trên? (1,5đ)
Câu 4: Trình bày tiêu chí của một giống cây trồng tốt? Hãy nêu những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống cây trồng? (2đ)
Câu 5: Nêu những dấu hiệu ở cây bị sâu, bệnh phá hại? (1đ)
Câu 6: Nêu biện pháp hóa học phòng trừ sâu, bệnh hại? Liên hệ thực tế, nêu ưu nhược điểm phương pháp trên? (2đ)
Thái Bình, ngày 22 tháng 11 năm 2015
	Tổ trưởng chuyên môn 	GVBM
	Lê Ngọc Châu 	Nguyễn Thị Kim Hoàng
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CÔNG NGHỆ 7 HKI
NĂM HỌC 2015 – 2016
ĐỀ 1
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1
(1đ)
Trồng trọt có vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân và nền kinh tế: 
Vì trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, cung cấp thức ăn cho vật nuôi, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp nông sản cho xuất khẩu.
(1đ)
Câu 2
(2,5đ)
Cải tạo đất:
Cải tạo đất để biến đất kém phì nhiêu thành đất phì nhiêu.
Các biện pháp cải tạo đất:
- Cày sâu, bừa kĩ kết hợp bón phân hữu cơ.
- Làm ruộng bậc thang.
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.
- Cày nông bừa sục giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
- Bón vôi.
Các biện pháp cải tạo đất ở địa phương: 
- Bón nhiều phân hữu cơ, cày sâu dần đối với đất nghèo dinh dưỡng.
- Xây dựng hệ thống thủy lợi để đảm bảo độ ẩm cho đất.
- Đào mương rút phèn hoặc bón vôi đối với đất phèn.
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các cây phân xanh để nâng độ phì nhiêu cho đất.
(0,5đ)
(1đ)
(1đ)
Câu 3
(1,5đ)
Đặc điểm chủ yếu phân hữu cơ, phân lân, phân đạm, phân kali, phân hỗn hợp:
- Phân hữu cơ, phân lân thành phần có nhiều chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu, ít hoặc không hòa tan, phải có thời gian phân hủy.
- Phân đạm, phân kali, phân hỗn hợp có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay.
Cách sử dụng:
- Phân hữu cơ, phân lân dùng để bón lót.
- Phân đạm, phân kali, phân hỗn hợp dùng để bón thúc.
(1đ)
0,5đ
0,5đ
(0,5đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
Câu 4
(2đ)
Tiêu chí giống cây trồng tốt:
- Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.
- Có chất lượng tốt.
- Có năng suất cao và ổn định.
- Chống chịu được sâu, bệnh.
Những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống: 
- Hạt giống phải khô mẩy, không lẫn tạp, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu, bệnh.
- Nơi cất giữ phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, không khí thấp, phải kín.
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ ,độ ẩm, sâu, mọt để có biện pháp xử lý.
(1đ)
(1đ)
Câu 5
(1đ)
Những dấu hiệu ở cây trồng bị sâu bệnh phá hoại: 
- Khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại thường có những dấu hiệu biến đổi về màu sắc, hình thái, cấu tạo như cành bị gãy, lá quả bị biến dạng, cây củ bị thối
(1đ)
Câu 6
(2đ)
Biện pháp hóa học: 
- Sử dụng các loại thuốc hóa học diệt sâu, bệnh hại. Khi cần thiết, phải đảm bảo vệ sinh an toàn, bảo vệ môi trường, phun thuốc đúng kĩ thuật.
Ưu điểm: 
- Diệt trừ sâu, bệnh nhanh, ít tốn công
Nhược điểm: 
- Dễ gây độc cho người, vật nuôi, làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
(1đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
Thái Bình, ngày 22 tháng 11 năm 2015
	Tổ trưởng chuyên môn 	GVBM
	Lê Ngọc Châu 	Nguyễn Thị Kim Hoàng
THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ
MÔN CÔNG NGHỆ 7 HKI NĂM HỌC 2015- 2016
ĐỀ 1
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Trồng trọt
Nêu được các biện pháp cải tạo đất
- Giải thích được trồng trọt có vai trò quan trọng trong đời sống và nền kinh tế.
- Giải thích được vì sao phải cải tạo đất.
Chỉ ra được các biện pháp cải tạo đất ở địa phương
Số câu: 2
Số điểm 3,5đ
Tỉ lệ: 35%
Số câu: 0,25
Số điểm: 1đ
Số câu: 1,25
Số điểm: 1,5đ
Số câu: 0,5
Số điểm: 1đ
2. Phân bón
Nêu được đặc điểm phân hữu cơ, phân lân, phân đạm, phân kali, phân hỗn hợp.
Trình bày được cách sử dụng phân hữu cơ, phân lân, phân đạm, phân kali, phân hỗn hợp.
Số câu: 1
Số điểm: 1,5đ
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 0,5
Số điểm: 1đ
Số câu: 0,5
Số điểm: 0,5đ
3. Giống cây trồng
Nêu được những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống cây trồng
Trình bày được tiêu chí của một giống cây trồng.
Số câu: 1
Số điểm: 2đ
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 0,5
Số điểm: 1đ
Số câu: 0,5
Số điểm: 1đ
4. Sâu, bệnh
- Nêu được những dấu hiệu ở cây trồng bị sâu, bệnh.
- Nêu được biện pháp hóa học phòng trừ sâu, bệnh
Chỉ ra được ưu, nhược điểm biện pháp hóa học
Số câu: 2
Số điểm: 3đ
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1,5
Số điểm: 2đ
Số câu: 0,5
Số điểm: 1đ
Tổng số câu: 6
Tổng số điểm: 10đ
Tỉ lệ: 100%
Số câu: 2,75
Số điểm: 5đ
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 2,25
Số điểm: 3đ
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 0,5
Số điểm: 1đ
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 0,5
Số điểm: 1đ
Tỉ lệ: 10%
Thái Bình, ngày 22 tháng 11 năm 2015
	Tổ trưởng chuyên môn 	GVBM
	Lê Ngọc Châu 	Nguyễn Thị Kim Hoàng
Phòng GD&ĐT Châu Thành
Trường THCS Thái Bình
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: CÔNG NGHỆ 7
ĐỀ 2
Câu 1: Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống cây trồng? Đất trồng gồm những thành phần nào, vai trò của từng thành phần đó đối với cây trồng? (1đ)
Câu 2: Thế nào là bón lót, bón thúc? Trình bày cách bảo quản phân hóa học, phân hữu cơ? (2đ)
Câu 3: Phân hữu cơ, phân lân, phân kali, phân đạm và phân hỗn hợp thường dùng để bón lót hay bón thúc? Giải thích vì sao? (2đ)
Câu 4: Thế nào là giâm cành, ghép mắt, chiết cành? (1đ)
Câu 5: So sánh sự khác nhau giữa sâu hại và bệnh hại? Liên hệ thực tế nêu ví dụ minh họa? (2đ)
Câu 6: Nêu nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại? Ở địa phương em đã thực hiện phòng trừ sâu, bệnh hại bằng biện pháp nào? (2đ)
Thái Bình, ngày 22 tháng 11 năm 2015
	Tổ trưởng chuyên môn 	GVBM
	Lê Ngọc Châu 	Nguyễn Thị Kim Hoàng
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CÔNG NGHỆ 7 HKI
NĂM HỌC 2015 – 2016
ĐỀ 2
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1
(1đ)
Vai trò của đất trồng: 
Đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây không bị đổ.
Những thành phần của đất trồng, vai trò từng thành phần đó đối với cây trồng:
- Đất trồng gồm 3 thành phần: Khí, lỏng và rắn
- Vai trò của từng thành phần đất trồng.
+ Phần khí cung cấp khí oxi cho cây hô hấp.
+ Phần rắn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
+ Phần lỏng cung cấp nước cho cây.
(0,25đ)
(0,75đ)
(0,25đ)
(0,5đ)
Câu 2
(2đ)
Các thời kì bón phân:
- Bón Lót: Là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Bón lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi cây mới mọc, mới bén rễ.
- Bón thúc: Là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Bón thúc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Bảo quản phân hóa học, phân hữu cơ: 
- Bảo quản phân hóa học: Để nơi cao ráo, thoáng mát, không để lẫn lộn các loại phân với nhau.
- Bảo quản phân hữu cơ: Tạo điều kiện cho vi sinh vật phân giải, hạn chế sự bốc hơi của đạm, giữ vệ sinh môi trường.
(1đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(1đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
Câu 3
(2đ)
Cách sử dụng phân hữu cơ, phân lân, phân đạm, phân kali, phân hỗn hợp:
- Phân lân, phân hữu cơ dung để bón lót.
- Phân đạm, phân kali, phân hỗn hợp dùng để bón thúc.
Giải thích cách sử dụng các loại phân bón: 
- Phân lân, phân hữu cơ dung để bón lót. Vì thành phần có nhiều chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu, ít hoặc không hòa tan. Cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân hủy thành các chất hòa tan mới sử dụng được.
- Phân dạm, phân Ka li và phân hỗn hợp dùng để bón thúc. Vì thành phần có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay.
(1đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(1đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
Câu 4
(1đ)
Giâm cành, ghép mắt, chiết cành:
- Giâm cành: Từ một đoạn cành cắt rời khỏi thân mẹ, đem giâm vào cát ẩm, sau một thời gian từ cành giâm hình thành rễ.
- Ghép mắt: Lấy mắt ghép hoặc cành ghép, ghép vào một cây khác.
- Chiết cành: bóc một khoanh vỏ của cành, sau đó bó đất. Khi cành đã ra rễ thì cắt rời khỏi cây mẹ và trồng xuống đất.
(1đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,5đ)
Câu 5
(2đ)
Sự khác nhau giữa sâu hại, bệnh hại: 
- Sâu hại: là sau phá hại các bộ phận của cây trồng ở mọi giai đoạn khác nhau làm giảm năng suất, chất lượng nông sản.
- Bệnh hại: Là do sự rối loạn về chức năng sinh lý, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của các vi sinh vật gây bệnh hay yếu tố môi trường không thuận lợi gây nên.
Ví dụ: - Sâu hại: Cây lúa bị rầy nâu phá hại
	- Bệnh hại: Cây cà chua bị xoắn lá
(1đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(1đ)
Câu 6
(2đ)
Nguyên tác phòng trừ sâu, bệnh hại:
- Phòng là chính.
- Trừ sâu, trừ kịp thời nhanh chóng triệt để.
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ .
Ở địa phương đã thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh:
Ở địa phương em hiện nay trong việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng, người ta rất coi trọng vận dụng một cách tổng hợp các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh cho thích hợp. Không coi nhẹ hay chỉ dùng một biện pháp để phòng trừ.
(1đ)
(1đ)
Thái Bình, ngày 22 tháng 11 năm 2015
	Tổ trưởng chuyên môn 	GVBM
	Lê Ngọc Châu 	Nguyễn Thị Kim Hoàng
THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ
MÔN CÔNG NGHỆ 6 HKI NĂM HỌC 2015- 2016
ĐỀ 2
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Đất trồng
- Nêu được vai trò của đát trồng đối với đời sống cây trồng.
- Nêu được vai trò của từng thành phần đất trồng đối với cây trồng
Số câu: 1
Số điểm 1đ
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1đ
2. Phân bón
- Nêu được cách bón lót, bón thúc
- Nêu được cách sử dụng phân hữu cơ, phân đạm, phân lân, phân Ka li, phân hỗn hợp.
- Trình bày cách bảo quản phân hóa học, phân hữu cơ
- Giải thích cách sử dụng phân hữu cơ, phân đạm, phân lân, phân Ka li, phân hỗn hợp.
Số câu: 2
Số điểm: 4đ
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 1
Số điểm: 2đ
Số câu: 1
Số điểm: 2đ
3. Giống cây trồng
Nêu được giâm cành, ghép mắt, chiết cành.
Số câu: 1
Số điểm: 1đ
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1đ
4. Sâu, bệnh
Nêu được nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.
So sánh được sự khác nhau giữa sâu, bệnh hại.
Trình diễn được các ví dụ minh họa
Chỉ ra được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh ở địa phương
Số câu: 2
Số điểm: 4đ
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 0,5
Số điểm: 1đ
Số câu: 0,5
Số điểm: 1đ
Số câu: 0,5
Số điểm: 1đ
Số câu: 0,5
Số điểm: 1đ
Tổng số câu: 6
Tổng số điểm: 10đ
Tỉ lệ: 100%
Số câu: 3,5
Số điểm: 5đ
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 1,5
Số điểm: 3đ
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 0,5
Số điểm: 1đ
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 0,5
Số điểm: 1đ
Tỉ lệ: 10%
Thái Bình, ngày 22 tháng 11 năm 2015
	Tổ trưởng chuyên môn 	GVBM
	Lê Ngọc Châu 	Nguyễn Thị Kim Hoàng

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_I_cong_nghe_7.doc