PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN PHÚ NHUẬN TRƯỜNG TH, THCS, THPT VIỆT ÚC ĐỀ THI HỌC KỲ I–MÔN NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC 2014-2015 THỜI GIAN LÀM BÀI : 90 phút ( Không kể thời gian phát đề) PHẦN I (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) “ Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.” a. Cho biết tên bài thơ và tác giả của nó? b. Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào? Qua bài thơ trên thể hiện những phẩm chất gì của nhà thơ? Câu 2: (2 điểm) a. Xác định phép điệp ngữ trong bài thơ trên. Điệp ngữ đó nhấn mạnh điều gì? b. Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ “ Vì nên ” hoặc “ Tuy nhưng” để nói về tình cảm của nhà thơ được thể hiện qua bài thơ. Câu 3: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 10 câu ) miêu tả một cảnh đẹp thiên nhiên mà em ấn tượng nhất khi đi du lịch, dã ngoại cùng gia đình hoặc bạn bè. PHẦN II (4 điểm) “ Hãy giữ gìn ký ức của mình, hãy bảo vệ chúng, bạn sẽ không bao giờ kể lại được điều mình đã quên đi.” Louisa May Alcott Những ký ức tuổi thơ thật khó quên phải không? Hãy nêu cảm nghĩ về một kỷ niệm tuổi thơ làm em nhớ mãi. HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 7 I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Đề bài gồm có 2 phần: Phần I, kiểm tra kiến thức đọc hiểu văn bản, kiến thức Tiếng Việt và kĩ năng viết đoạn văn miêu của học sinh. Phần II kiểm tra kỹ năng viết bài văn biểu cảm. * Yêu cầu: - Phần đọc hiểu văn bản: học sinh nêu được đúng tên tác phẩm và tác giả sáng tác, biết được nội dung và ý nghĩa của bài thơ. - Tìm chính xác thành ngữ đã học và biết áp dụng kiến thức về quan hệ từ để đặt câu. - Kĩ năng viết đoạn văn và bài văn: Rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn miêu tả, biểu cảm, yêu cầu học sinh viết đoạn, bài có bố cục rõ, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, dùng từ chính xác, đúng chính tả, câu đúng cú pháp. - GV chấm bài cần ghi nhận sự sáng tạo trong cách viết đoạn, viết bài văn của học sinh. * MA TRẬN ĐỀ: MỨC ĐỘ CHỦ ĐỀ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO PHẦN I (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) “ Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.” a. Cho biết tên bài thơ và tác giả của nó? b. Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào? Qua bài thơ trên thể hiện phẩm chất gì của nhà thơ? Câu 2: (2 điểm) a. Xác định phép điệp ngữ trong bài thơ trên. Điệp ngữ đó nhấn mạnh điều gì? b. Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ “ Vì nên ” hoặc “ Tuy nhưng” để nói về tình cảm của nhà thơ được thể hiện qua bài thơ. Câu 3: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 10 câu ) miêu tả một cảnh đẹp thiên nhiên mà em ấn tượng nhất khi đi du lịch, dã ngoại cùng gia đình hoặc bạn bè. Câu 1: (2 điểm) “ Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.” a. Cho biết tên bài thơ và tác giả của nó? b. Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào? Qua bài thơ trên thể hiện những phẩm chất gì của nhà thơ? Câu 2: (2 điểm) a. Xác định phép điệp ngữ trong bài thơ trên. Điệp ngữ đó nhấn mạnh điều gì? b. Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ “ Vì nên ” hoặc “ Tuy nhưng” để nói về tình cảm của nhà thơ được thể hiện qua bài thơ. Câu 3: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 10 câu ) miêu tả một cảnh đẹp thiên nhiên mà em ấn tượng nhất khi đi du lịch, dã ngoại cùng gia đình hoặc bạn bè. Số câu 1 1 1 Số điểm 2 2 2 B. PHẦN II (4 điểm) “ Hãy giữ gìn ký ức của mình, hãy bảo vệ chúng, bạn sẽ không bao giờ kể lại được điều mình đã quên đi.” Louisa May Alcott Những ký ức tuổi thơ thật khó quên phải không? Hãy nêu cảm nghĩ về một kỷ niệm tuổi thơ làm em nhớ mãi. Vận dụng kiến thức để lập văn bản biểu cảm. Số câu 1 Số điểm 4 Số câu Số điểm Tổng số câu: 4 Tổng số điểm: 10 1 2 1 2 1 2 1 4 II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM NGỮ VĂN 7 ĐÁP ÁN ĐIỂM PHẦN I ( 6 điểm ) A. PHẦN I (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) “ Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.” a. Cho biết tên bài thơ và tác giả của nó? è Bài thơ “ Rằm tháng giêng” ( Nguyên tiêu ) – tác giả Hồ Chí Minh. b. Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào? Qua bài thơ trên thể hiện những phẩm chất gì của nhà thơ? è Sáng tác ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm tháng chống thực dân Pháp. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước và tinh thần ung dung, lạc quan của Bác. Câu 2: (2 điểm) a. Xác định phép điệp ngữ trong bài thơ trên. Điệp ngữ đó nhấn mạnh điều gì? è Điệp ngữ “xuân” – nhấn mạnh cảnh đêm trăng rằm tràn ngập mùa xuân. b. Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ “ Vì nên ” hoặc “ Tuy nhưng” để nói về tình cảm của nhà thơ được thể hiện qua bài thơ. è Đặt câu theo đúng yêu cầu. Câu 3: (2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 10 câu ) miêu tả một cảnh đẹp thiên nhiên mà em ấn tượng nhất khi đi du lịch, dã ngoại cùng gia đình hoặc bạn bè. Đoạn văn có bố cục rõ ràng. Đúng thể loại miêu tả. Diễn đạt tự nhiên, sử dụng từ hợp lí, đúng ngữ pháp. 1đ 1đ 1đ 1đ 2đ PHẦN II (4 điểm) B. PHẦN II (4 điểm) “ Hãy giữ gìn ký ức của mình, hãy bảo vệ chúng, bạn sẽ không bao giờ kể lại được điều mình đã quên đi.” Louisa May Alcott Những ký ức tuổi thơ thật khó quên phải không? Hãy nêu cảm nghĩ về một kỷ niệm tuổi thơ làm em nhớ mãi. Mở bài : Giới thiệu về kỷ niệm tuổi thơ khó quên. ( kỷ niệm với ai, về việc gì, lúc nào) b. Thân bài: - Kể và sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí kết hợp lồng ghép cảm xúc chân thành. - Kết hợp tả người, tả khung cảnh liên quan đến kỷ niệm để gợi cảm xúc ( Tả ánh mắt, nụ cười, giọng nói, cử chỉ, thái độ, tâm trạng của người liên quan đến kỉ niệm để gợi cảm xúc... ) c. Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về kỷ niệm tuổi thơ đó. Chú ý: GV căn cứ vào từng bài làm cụ thể của học sinh để chấm điểm cho phù hợp, cần ghi nhận sự sáng tạo của học sinh khi viết bài. 0.5đ 3đ 0.5đ
Tài liệu đính kèm: