Trường THCS Hồng Hà ĐỀ THI HỌC KỲ I (ĐỀ A) Năm học 2014 - 2015 MÔN ĐỊA LÝ – LỚP 7 Thời gian : 45 phút Câu 1 : ( 2 điểm) Nêu đặc điểm của môi trường hoang mạc. Câu 2 : ( 3 điểm ) Nêu đặc điểm khí hậu, địa hình và khoáng sản Châu Phi. Câu 3 : (2 điểm ) Trình bày sự thích nghi của động thực vật với môi trường đới lạnh. Câu 4 : (3 điểm ) Dựa vào lược đồ dưới đây em hãy : a) Kể tên các tầng thực vật theo độ cao ở vùng núi đới ôn hòa. b) Giải thích vì sao có sự khác nhau trong phân tầng thực vật theo độ cao ở vùng núi đới nóng và đới ôn hòa ? Cho ví dụ minh họa. ----------------Hết----------------- Giáo viên ra đề Trần Thị Bích Liên HƯỚNG DẪN CHẤM THI HKI – MÔN ĐỊA LÍ 7 – ĐỀ A – Năm học 2014 – 2015 Câu Nội dung Điểm Câu 1 Nêu đặc điểm của môi trường hoang mạc. 2.0 - Khí hậu vô cùng khô hạn vì lượng mưa trong năm rất thấp. - Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn hơn biên độ nhiệt giữa các mùa. - Phần lớn bề mặt hoang mạc bị sỏi đá hay cồn cát bao phủ. - Thực vật thiếu nước nên cằn cỗi, thưa thớt. - Động vật rất hiếm, phần lớn là các loài bò sát và côn trùng. 0.5 0.5 0.5 0.25 0.25 Câu 2 Nêu đặc điểm khí hậu, địa hình và khoáng sản Châu Phi. 3.0 * Địa hình và khoáng sản : - Địa hình châu Phi khá đơn giản. - Toàn châu lục là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m trên đó chủ yếu là các sơn nguyên và bồn địa thấp. - Phần phía đông bị nâng lên mạnh tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài. - Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp. - Nguồn khoáng sản phong phú: vàng, kim cương, sắt, đồng, dầu mỏ, khí đốt,... *Khí hậu : - Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới. - Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về hai chí tuyến. - Hình thành các hoang mạc lớn , lan ra sát biển. - Xahara là hoang mạc lớn nhất thế giới. 0.25 0.5 0.5 0.25 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 3 Trình bày sự thích nghi của động thực vật với môi trường đới lạnh. 2.0 - Thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi trong những thung lũng kín gió. - Cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu và địa y, - Các loài động vật nhờ có lớp mỡ dày, lớp lông dày hoặc bộ lông không thấm nước. - Một số động vật di cư đến nơi ấm hơn, hoặc ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng. 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 4 Dựa vào lược đồ hình 23.3, em hãy : a) Kể tên các tầng thực vật theo độ cao ở vùng núi đới ôn hòa. b) Giải thích vì sao có sự khác nhau trong phân tầng thực vật theo độ cao ở vùng núi đới nóng và đới ôn hòa ? Cho ví dụ minh họa. 3.0 *Kể tên các tầng thực vật: - Từ 200 – 900m : Rừng lá rộng ôn đới, làng mạc. - Từ 900 – 1600m : Rừng hỗn giao ôn đới. - Từ 1600 – 2200m : Rừng lá kim. - Từ 2200 – 3000m : Đồng cỏ núi cao. *Giải thích : -Vì đới ôn hòa có nhiệt độ trung bình thấp hơn đới nóng nên các tầng thực vật cũng nằm ở độ cao thấp hơn so với đới nóng. *Ví dụ : Rừng lá kim đới nóng nằm ở độ cao từ 3000 – 4500m còn đới ôn hòa nằm ở độ cao từ 1600 – 2200m. 0.5 0.5 0.5 0.5 0. 5 0.5
Tài liệu đính kèm: