PHÒNG GD- ĐT BÌNH SƠN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 ( Năm học: 2015– 2016 ) Mức độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng 1. Văn bản. “Sống chết mặc bay” - Nhận biết được tác giả , tác phẩm. - Nhận biết được các phương thức biểu đạt. Hiểu đước nội dung của đoạn trích. Số câu Số điểm Tỉ lệ % C1 (a, b) 10đ 10% C1 (c) 10đ 10% Câu 1(a, b, c) 2.0 đ 20% 2. Tiếng Việt. - Trạng ngữ; - Câu đặc biệt. - Liệt kê. Nhận biệt được trạng ngữ, câu đặc biệt. - Hiểu được tác dụng câu đặc biệt. - Hiểu được cách trình bày đoạn văn. - Vận dụng được phép phép liệt kê. Số câu Số điểm Tỉ lệ % C1 (d, e1) 1.0đ 10% C1 (e2), C2 1.5 đ 15% C2 0.5 đ 5% Câu 1(d, e) C2 3.0đ 30% 3. Tập làm văn Nghị luận giải thích. - Nhận biết kiểu bài nghị luận giải thích. - Nhận biết được bố cục ba phần của bài văn. - Hiểu được cách xây dựng dàn ý cho bài văn giải thích một vấn đề. Vận dụng phương pháp giải thích phù hợp. Lập luạn chặt chẽ thuyết phục và có tính sáng tạo. Số câu Số điểm Tỉ lệ % C3 1.5đ 15% C3 0.5đ 5% C3 1.5đ 15% C3 1.5đ 15% Câu 3 5.0đ 50% Tổng số điểm Tỉ lệ % 3.5đ 35% 3.0đ 30% 2.0đ 20% 1.5đ 15% 10 100% PHÒNG GD- ĐT BÌNH SƠN ĐỀ THI HỌC KÌ II ( Năm học: 2015 - 2016 ) Môn : Ngữ văn. Lớp 7. ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề . ) Câu 1: ( 3.5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thấm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.” Đoạn trích trên nêu trong tác phẩm nào? Tác gỉa là ai? Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Nêu nội dung đoạn trích trên. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn thứ hai. Trong đoạn trích thứ nhất, câu nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng của câu đặc biệt đó. Câu 2: ( 1.5 điểm) Viết đoạn văn (5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về tình mẫu tử, trong đó sử dụng ít nhất một phép liệt kê. Chỉ ra phép liệt kê đó. Câu 3: (5 điểm) Viết một bài văn nghị luận giải thích một câu tục ngữ về con người và xã hội. --- HẾT ---- PHÒNG GD- ĐT BÌNH SƠN ĐỀ THI HỌC KÌ II ( Năm học: 2015 - 2016 ) Môn : Ngữ văn. Lớp 7. ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề . ) Câu 1: ( 3.5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thấm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.” Đoạn trích trên nêu trong tác phẩm nào? Tác gỉa là ai? Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Nêu nội dung đoạn trích trên. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn thứ hai. Trong đoạn trích thứ nhất, câu nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng của câu đặc biệt đó. Câu 2: ( 1.5 điểm) Viết đoạn văn (5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về tình mẫu tử, trong đó sử dụng ít nhất một phép liệt kê. Chỉ ra phép liệt kê đó. Câu 3: (5 điểm) Viết một bài văn nghị luận giải thích một câu tục ngữ về con người và xã hội. --- HẾT ---- PHÒNG GD- ĐT BÌNH SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM HỌC: 2015- 2016 Câu Nội dung Điểm 1 (3.5đ) a- Trích trong văn bản “Sống chết mặc bay” Tác giả Phạm Duy Tốn. b- Phương thức biểu đạt là: tự sự. c. Nội dung của đoạn trích: cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức hộ đê. d. Trạng ngữ từ chiều tới giờ e. câu đặt biệt: Gần một giờ đêm. - Tác dụng: xác định thời gian. 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 2 (1.5 đ) HS có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng phải đảm bảo yêu cầu cơ bản sau: Về kĩ năng: Viết đúng yêu cầu về hình thức đoạn văn, đảm bảo số câu quy định; văn viết giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đạt câu. Về kiến thức: Đoạn văn thể hiện rõ nội dung, đúng chủ đề đã nêu; có sử dụng phép liệt kê hợp lí và chỉ ra phép liệt ke đó. 0,5 1.0đ 3 (5 đ ) Yêu cầu về kĩ năng: Viết đúng kiểu bài nghị luận giải thích, theo yêu cầu của đề bài. Bài viết đảm bảo bố cục ba phần, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; trình bày sạch đẹp. Yêu cầu về hình thức: Học sinh có nhiều cách trình bày, song phải đảm bảo ý cơ bản sau: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: nội dung câu tục ngữ về con người và xã hội mà HS đã chon đề nghị luận. a. Giải thích: Giải thích nghĩa đen (nếu có) và nghĩa bóng câu tục ngữ. Giải thích các từ ngữ, khái niệm có trong câu tục ngữ. Giải thích từng khía cạnh khác nhau của nội dung câu tục ngữ. b. Mở rông vấn đề cần nghị luận: - Bàn về nội dung câu tục ngữ - Ý nghĩa của câu tục ngữ trong thực tiển cuộc sống. Khẳng định lại vấn đề nghị luận. Liên hệ bản thân. Cách cho điểm: * Biểu điểm: - Điểm 4 – 5: Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên, có vài sai sót nhỏ không đáng kể. - Điểm 2,5 – 3,75: Bài viết thiếu ý hoặc có nhiều sai sót về cách diễn đạt, cách viết câu, dùng từ. - Điểm 1 – 2,25: Bài viết thiếu ý quá nhiều hoặc có quá nhiều sai sót về cách diễn đạt, cách viết câu, dùng từ. - Điểm 0 – 0,75: Không hiểu yêu cầu của đề, không viết được gì hoặc viết vài câu vô nghĩa. * Lưu ý: - Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản, người chấm có thể linh động và căn cứ vào bài viết cụ thể để cho điểm phù hợp. - Cần khuyến khích bài viết có sáng tạo. 1,5đ 3,5đ -------- HẾT --------
Tài liệu đính kèm: