Đề thi học kì II môn: Vật lí - Trường THCS-THPT Đăng Hà

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 995Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II môn: Vật lí - Trường THCS-THPT Đăng Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì II môn: Vật lí - Trường THCS-THPT  Đăng Hà
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC
Trường THCS-THPT Đăng Hà
ĐỀ THI HỌC KÌ II
MÔN : Vật lí
Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
I. Phần trắc nghiệm(5đ)
Câu 1: Trong quá trình đẳng áp thì thể tích của một lượng khí xác định
A. tỉ lệ với căn bậc hai của nhiệt độ tuyệt đối.	B. tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối
C. tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối	D. tỉ lệ thuận với bình phương nhiệt độ tuyệt đối
Câu 2: Khi vật được ném thẳng đứng lên cao thì
A. Động năng giảm, thế năng tăng	B. Động năng và thế năng của vật giảm
C. Động năng và thế năng của vật tăng	D. Động năng tăng, thế năng giảm
Câu 3: Một thước thép ở nhiệt độ 100C có độ dài 1000mm. Hệ số nỏ dài của thép là 12.10-6K-1. Khi nhiệt độ tăng đến 400C , thước thép này dài thêm bao nhiêu?
A. 2,5mm	B. 0,36mm	C. 4,2mm	D. 0,24mm
Câu 4: Điều nào sau đây ĐÚNG?
A. Nội năng của 1 vật chỉ thay đổi trong quá trình thực hiện công, không thay đổi trong quá trình truyền nhiệt.
B. Nội năng là nhiệt lượng
C. Nhiệt lượng là một phần nội năng mà vật nhận được hoặc mất đi trong quá trình truyền nhiệt
D. Nội năng của 1 vật chỉ thay đổi trong quá trình truyền nhiệt, không thay đổi trong quá trình thực hiện công.
Câu 5: Chọn phát biểu Sai về nguyên lý II nhiệt động lực học?
A. Nhiệt không thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn.
B. Nhiệt có thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn.
C. Khi cho hai vật tiếp xúc nhiệt với nhau thì chúng sẽ cân bằng nhiệt.
D. Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.
Câu 6: Tính chất nào sau đây không liên quan đến chất rắn đa tinh thể:
A. Có cấu trúc mạng tinh thể.	B. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.	D. Có tính dị hướng hoặc đẳng hướng.
Câu 7: Hiên tượng nào sau đây liên quan đến hiên tương mao dẫn
A. Bong bóng xà phòng lơ lửng trong không khí	B. Chiếc đinh ghim nhờn mỡ nổi trên mặt nước
C. Giọt nước đọng trên lá	D. Nước có thể từ bộ rễ lên thân để nuôi cây
Câu 8: Khi khối lượng giảm một nửa và vận tốc của vật tăng gấp đôi thì động lượng của vật :
A. không đổi	B. tăng gấp 8	C. tăng gấp 4	D. tăng gấp 2
Câu 9: Một vật 5 kg trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 4m, góc nghiêng 300 so với phương ngang. Tính công suất của trọng lực khi vật đi hết dốc biết vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a=5m/s2:
A. 20W	B. 10W	C. 8,7W	D. 17,4W
Câu 10: Hệ thức nào sau đây là hệ thức của định luật Bôilơ - Mariốt (quá trình đẳng nhiệt)?
A. .	B. hằng số.	C. hằng số.	D. hằng số.
Câu 11: Một lượng khí có thể tích không đổi, khi nhiệt độ T tăng lên gấp đôi, thì áp suất của khí sẽ:
A. tăng gấp đôi.	B. giảm gấp đôi.	C. tăng gấp bốn.	D. giảm gấp bốn.
Câu 12: Công suất là đại lượng được tính bằng :
A. Thương số của công và vận tốc.
B. Tích của công và thời gian thực hiện công.
C. Thương số của lực và thời gian tác dụng lực.
D. Thương số của công và thời gian thực hiện công.
Câu 13: Một xe chuyển động không ma sát trên đường nằm ngang dưới tác dụng của lực F hợp với hướng chuyển động một góc 60°, với cường độ 300N, trong thời gian 2s, vật đi được quãng đường 3m. Công suất của xe là
A. 45000 W	B. 22500 W	C. 450 W	D. 225 W
Câu 14: Một vật có khối lượng m= 750g rơi không vận tốc đầu từ độ cao z = 20m xuống đất. Thế năng của vật tại mặt đất có giá trị là (chọn gốc thế năng tại mặt đất)
A. 150 J	B. 15 J	C. 0 J	D. 750 J
Câu 15: Khi vận tốc của vật tăng 3 lần thì:
A. Động năng của vật tăng 3 lần	B. Động lượng củ vật tăng 3 lần
C. Gia tốc của vật tăng 3 lần	D. Thế năng của vật tăng 3 lần
Câu 16: Người ta thực hiện công 1000 J để nén khí trong một xilanh. Tính độ biến thiên của khí, biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 400 J ?
A. DU = -600 J	B. DU = 1400 J	C. DU = - 1400 J	D. DU = 600 J
Câu 17: Thể tích của một khối lượng khí không đổi, biết ở nhiệt độ 00C có áp suất 2 Pa. Khi nhiệt độ nó tăng lên 300C thì giá trị áp suất của khối khí là:
A. 6,5 Pa	B. 3,3 Pa	C. 2,2 Pa	D. 11,8 Pa
Câu 18: Từ điểm M(có độ cao so vứi mặt đất bằng 0,8m) ném lên một vật với vận tốc đầu 2m/s. Biết khối lượng của vật là 0,5kg (g= 10m/s2) . Cơ năng của vật bằng:
A. 4J	B. 8J	C. 5J	D. 1J
Câu 19: Trong quá trình nào sau đây cả ba thông số trạng thái của một lượng khí xác định đều thay đổi?
A. Nung nóng quả bóng bàn đang bẹp, quả bóng căng phồng lên.
B. Nung nóng khí trong một bình đậy kín.
C. Ép từ từ pitông để nén khí trong xilanh.
D. Phơi nắng quả bóng đá đã bơm căng.
Câu 20: Nguyên nhân cơ bản nào sau đây gây ra áp suất chất khí?
A. Do chất khí thường được đựng trong bình kín.
B. Do chất khí thường có khối lượng riêng nhỏ.
C. Do chất khí có thể tích lớn.
D. Do trong khi chuyển động, các phân tử khí va chạm với nhau và va chạm vào thành bình.
II. Phần tự luận(5đ)
Câu 1: Một vật có khối lượng 10 kg, lấy g = 10 m/s2.
 a/ Tính cơ năng của vật tại A cách mặt đất 3m với gốc thế năng tại mặt đất.
 b/Thả vật rơi tự do xuống điểm B cách A một khoảng là 1m.Tính vận tốc của vật tại điểm B.
 c/ Một người kéo vật trên chuyển động nhanh dần đều từ mặt đất lên đến điểm A bằng ròng rọc với gia tốc a= 6m/s2. Tính công suất của lực mà người đó tạo ra, biết người đó kéo dây với một lực không đổi là 150N.
Câu 2: a. Một bình kín chứa khí ôxi ở nhiệt độ 270C và áp suất 105Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiệt độ 470C thì áp suất trong bình sẽ là bao nhiêu? Coi sự thay đổi thể tích của bình là không đáng kể.
b. Trong xilanh của một động cơ đốt trong có 3 lít hỗn hợp khí ở áp suất 105 Pa và nhiệt độ 470C. Pittông nén làm cho hỗn hợp khí chỉ còn 0,25 lít và áp suất tăng tới 18.105 Pa. Tính nhiệt độ của hỗn hợp khí nén.
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_quoc_gia_mon_vat_li.doc