Đề thi học kì II môn: Ngữ văn – lớp 11 năm học 2015 - 2016 thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II môn: Ngữ văn – lớp 11 năm học 2015 - 2016 thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì II môn: Ngữ văn – lớp 11 năm học 2015 - 2016 thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
 Trường THPT Thăng Long – Lâm Hà. ĐỀ THI HỌC KÌ II
 TỔ: Văn- Địa- Thư Viện MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11
 NĂM HỌC 2015-2016
 Thời gian làm bài: 90 phút
 ( Không kể thời gian giao đề)
MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA.
1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kĩ năng:
	Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng về văn nghị luận đã học trong chương trình của lớp 11. 
Cụ thể đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
 - Kĩ năng đọc hiểu văn bản
 + Biết xác định nội dung và nghệ thuật của đoạn văn.
 + Kĩ năng tạo lập văn bản bàn về một vấn đề xã hội rút ra từ ý nghĩa đoạn trích
- Kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý cho các vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học như: “Tràng giang” của Huy Cận và bài “Từ ấy” , Nhớ đồng của Tố Hữu, Tương tư của Nguyễn Bính.
2. Mục tiêu về năng lực
- Kiểm tra kĩ năng tạo lập văn bản theo các thao tác và phương thức biểu đạt đã học.
- Học sinh phát huy tính sáng tạo của cá nhân khi làm bài
- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học, năng lực trình bày suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân, năng lực sáng tạo. Năng lực thu thập thông tin để viết một bài văn nghị luận tổng hợp.
II, HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tập trung trong 90 phút; 
III. THIẾT LẬP MA TRẬN 
KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Tiếng việt.
2. Đọc văn
- Từ ấy
- Nhớ đồng
- Tràng giang
- Tương tư
- Nhận biết nghệ thuật được sử dụng trong văn bản
- Hiểu được nội dung được đề cập tới trong văn bản
- tác dụng của các biện pháp nghệ thuật thể hiện trong văn bản
- Viết một đoạn văn nghị luận xã hội với chủ đề: lí tưởng sống, lẽ sống , tình bạn, tình yêu
01
 1.0
01
 1.0
01
 2.0
4điểm
= 40%
3. Làm văn
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội
- Viết bài văn nghị luận văn học
- Tích hợp kiến thức ,kĩ năng đã học để làm một bài văn nghị luận văn học cảm nhận về một đoạn thơ.
01
 6.0
6 điểm
= 60%
Tổng
01
10% = 1.0 
01
10% = 1.0 
01
20%= 2.0 
01
60%=6.0
10 điểm
= 100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
MÃ ĐỀ SỐ : 123
Phần I: Đọc hiểu ( 4 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3
“ Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?”
( Tương tư – Nguyễn Bính)
Câu 1: Đoạn thơ trên thể hiện nội dung gì? ( 1 điểm)
Câu 2: Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ ? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó .( 1 điểm)
Câu 3: Từ nội dung đoạn thơ trên anh ( chị) hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tình bạn, tình yêu tuổi học đường? ( 2 điểm)
Phần II.: Làm văn ( 6 điểm)
Cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu của bài thơ “Tràng Giang” (Huy Cận) ?
“ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài ,trời rộng, bến cô liêu”.
( Trích – Tràng giang – Huy Cận)
--------------------HẾT--------------------
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Trường THPT Thăng Long – Lâm Hà. ĐỀ THI HỌC KÌ II
 TỔ: Văn- Địa- Thư Viện MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11
 NĂM HỌC 2015-2016
 Thời gian làm bài: 90 phút
 ( Không kể thời gian giao đề)
Họ và tên học sinh:..
Lớp:.
MÃ ĐỀ SỐ : 123
Phần I: Đọc hiểu ( 4 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3
“ Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?”
( Tương tư – Nguyễn Bính)
Câu 1: Đoạn thơ trên thể hiện nội dung gì? ( 1 điểm)
Câu 2: Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ ? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó .( 1 điểm)
Câu 3: Từ nội dung đoạn thơ trên anh ( chị) hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tình bạn, tình yêu tuổi học đường? ( 2 điểm)
Phần II.: Làm văn ( 6 điểm)
Cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu của bài thơ “Tràng Giang” (Huy Cận) ?
“ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài ,trời rộng, bến cô liêu”.
 ( Trích – Tràng giang – Huy Cận)
--------------------HẾT--------------------
Chữ kí của giám thị 1:
Chữ kí của giám thị 2:
GỢI Ý ĐÁP ÁN MÃ ĐỀ 123
Ý
Nội dung
Điểm
Đọc hiểu
1
- Nội dung: nỗi khát khao tình yêu hạnh phúc của lứa đôi. Một tình yêu đằm thắm, chân quê.
1.0 
2
- Nghệ thuật: điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ, câu hỏi tu từ
- Tác dụng :
+  Cách biểu đạt tình cảm kín đáo, ý nhị .
+ Tạo ra 2 nỗi nhớ song hành, chuyển hóa: người nhớ người, thôn nhớ thôn ; biểu đạt được qui luật tâm lí: khi tương tư thì cả không gian sinh tồn xung quanh chủ thể cũng nhuốm nỗi tương tư.
0.5
0.5
3
Từ nội dung đoạn thơ trên anh ( chị) hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tình bạn, tình yêu tuổi học đường?
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đáp ứng được các ý sau:
*. Tình bạn tuổi học đường không thể thiếu
- Ý nghĩa và sức mạnh của tình bạn
- Vấn đề chọn bạn và phát triển tình bạn
- Bác bỏ việc chọn bạn tràn lan
* Tình yêu tuổi học đường
- Con đường từ tình bạn tới tình yêu không phải là tất yếu, cần phải nuôi dưỡng tình bạn trong sáng
- Hệ quả của tình yêu:
+ Chưa phát triển về cả tinh thần lẫn thể chất, bi kịch nhẹ là sa sút học tập; nặng thì trả giá khôn lường. Vì thế phải vượt lên chính mình.
+ Rút ra bài học cho chính bản thân mình.
2 .0
Làm văn
Cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu của bài thơ “Tràng Giang” (Huy Cận) ?
6.0
MB
Trong phần mở đề, cần khẳng định Huy Cận (1919-2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào “Thơ Mới” (1932-1945), bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận. Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
 0.5
TB
- Khổ 1
+ Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi, lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.
+ Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.
- Khổ 2: Bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cô liêu... nhưng không làm cho cảnh vật sống động hơn mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh. 
- Nghệ thuật:
+ Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (Sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân,...).
+Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.
Ai về Giuồng Dứa qua truông
Gió lay bông sậy bỏ buồn cho em
Nắng sao như nắng mơ sương
Nằng vàng con mắt không thấy duyên đâu
 Xuân Diệu
Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ
Bất tận trưởng giang cổn cổn lai
(Đỗ Phủ).
Non kì qoạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò
 (CPN Đặng Trần Côn)
Trần Tử Ngang
Ai người trước đã qua
Ai người sau chưa đến
Nghĩ trời đất thật vô cùng
Một mình tuôn giọi lệ
1.5
1.0
1.5
1.0
KB
Tràng giang của Huy Cận đẹp vì những hình ảnh, những từ ngữ đẹp như thơ cổ, cho người đọc thưởng thức những bức tranh quen thuộc của phong cảnh sông nước quê hương.
- Tràng giang của Huy Cận thực sự là một bài thơ của thơ hiện đại, mang cảm nhận về nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người hiện đại, nhất là con người trong khoảng những năm ba mươi của thế kỉ trước.
0.5
Lưu ý: Giáo viên vận dụng linh hoạt đáp án khi chấm bài. Đề cao tính sáng tạo của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HOC_KI_II_VAN_11_20152016_MD123.doc