Giáo án Viết bài làm văn số 5: nghị luận xã hội (ngữ văn 11)

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Viết bài làm văn số 5: nghị luận xã hội (ngữ văn 11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Viết bài làm văn số 5: nghị luận xã hội (ngữ văn 11)
Trường THPT Tân Hưng
GV: Nguyễn Thị Minh Hiếu
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (NGỮ VĂN 11)
I. Mục tiêu 
Viết được bài nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập.
	Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho Hs (tài liệu, tr 54).
	Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng của học sinh về tạo lập bài văn nghị luận xã hội.
II. Hình thức
Tự luận (ngắn khoảng 400 từ), học sinh làm bài trong thời gian 45 phút rồi nộp bài.
III. Ma trận đề
 Mức độ Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Tạo lập bài văn nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lí.
Xác định đúng luận đề, luận điểm.
Phân tích mặt đúng, bác bỏ mặt chưa tích cực của vấn đề; bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
Bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, có cảm xúc. Nâng cao ý thức rèn luyện tư tưởng, đạo đức để không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
20
4
40
4
40
1
10
100
IV. Đề kiểm tra
 Ngạn ngữ có câu: “Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người”.
Anh (chị) có ý kiến gì về vấn đề này?
V. Hướng dẫn chấm
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội;
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; 
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức 
- Bộ lông ở con công là cái đẹp thuộc về hình thức; học vấn là trình độ hiểu biết do học hỏi mà có, tạo nên khả năng thu hút, tập hợp, thuyết phục người khác của một con người. Với con vật, có thể phần quan trọng nhất làm nên giá trị và sức hấp dẫn của nó là hình thức bên ngoài; còn với con người, nhân tố cơ bản tạo nên giá trị và vẻ đẹp là học vấn (cái đẹp thuộc về tư chất, khả năng, trí tuệ, tạo nên sức hấp dẫn lâu bền và mạnh mẽ rất riêng của con người).
- Vẻ đẹp thuộc về tâm hồn, trí tuệ được bộc lộ trong sự hiểu biết, cách ứng xử, khả năng làm việc và tạo nên những mối quan hệ tốt với những người xung quanh. Vẻ đẹp này có thể không ngay lập tức tạo ra ấn tượng nhưng dấu ấn mà nó để lại sẽ bền vững trong lòng mọi người.
- Học vấn giúp con người nâng cao trí tuệ, mở rộng hiểu biết, tự chủ trong cuộc sống; phân biệt thật – giả, tốt – xấu, biết hướng tới những điều tốt đẹp để hoàn thiện chính mình và góp phần hoàn thiện cuộc sống. Từ những hiểu biết do học vấn đem lại, con người có thể tự nâng cao năng lực thực hành và kĩ năng lao động; không chỉ biết hưởng thụ mà còn sáng tạo ra cái đẹp, cái có giá trị.
- Bài học: Đánh giá con người không nên chỉ nhìn vào hình thức bên ngoài mà cần xem xét từ giá trị thực sự ở bên trong con người đó, vì tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Không đánh giá học vấn của con người chỉ bằng căn cứ học hàm học vị. Học vấn thực sự không chỉ thể hiện ở bằng cấp mà còn ở tầm văn hóa trong cách ăn ở, ứng xử, ở chất nhân văn trong lối sống, cách nghĩ của con người
3. Cách cho điểm 
Điểm
Nội dung trả lời
9 - 10
Phân tích được mặt đúng, chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của vấn đề. Bác bỏ tư tưởng sai lệch có liên quan vấn đề và rút ra được bài học nhận thức và hành động cho bản thân. Bài làm có dẫn chứng hợp lí.
Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo.
7 - 8
Phân tích được mặt đúng, chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của vấn đề. Rút ra được bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo; có thể còn vài sai sót về chính tả, dùng từ.
5 - 6
Chỉ ra được ý nghĩa, tác dụng của vấn đề. Rút ra được bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Bố cục rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
3 - 4
Chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của vấn đề hoặc rút ra được bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
1 - 2
Chưa hiểu đề; sai lạc kiến thức; mắc rất nhiều lỗi về diễn đạt.
00
Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.
Lưu ý: Nếu học sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh và có những suy nghĩ riêng, hợp lí, thuyết phục thì vẫn đạt điểm tối đa.
DUYỆT CỦA BGH	

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_viet_so_5.doc