Đề thi học kì II môn: Lịch sử . Năm học: 2015 – 2016 thời gian: 30 phút

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II môn: Lịch sử . Năm học: 2015 – 2016 thời gian: 30 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì II môn: Lịch sử . Năm học: 2015 – 2016 thời gian: 30 phút
Trường TH&THCS Võ Hữu	ĐỀ THI HK II
Họ và tên: 	Môn: Lịch sử . Năm học: 2015 – 2016	 
Lớp:8 .	Thời gian: 30 phút 
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
II. Tự luận
Câu 4: Trình bày tóm tắt diễn biến trận đánh Cầu Giấy 1873 ? Vì sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874? Em có nhận xét gì về Hiệp ước Giáp Tuất 1874 so với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862? (3đ)
Câu 5: Nêu những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đầu thế kỉ XX? Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã để lại hậu quả như thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam? (2đ)
Câu 6: Lập bảng niên biểu thống kê các phong trào yêu nước chủ yếu đầu thế kỉ XX theo mẫu sau: (2đ)
Phong trào, thời gian
Hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu
1
.
2
.
Bài làm 
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn: Lịch sử 8 
 Năm học: 2015 - 2016
Câu 
Nội dung cần đạt
Điểm
4
3 điểm
- Diễn biến: Thấy lực lượng địch ở Hà Nội yếu, quân ta khép chặt vòng vây nên ngày 21/3/1873, quân pháp buộc phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy. Chớp thời cơ quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viêm phục kích giết tại trận viên chỉ huy Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan và binh lính địch.
- Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874 là vì: 
 Xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi giai cấp và dòng họ, Hiệp ước 1874 là sự tính toán thiếu cẩn thận của triều đình Huế, triều đình Huế trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Chủ quyền dân tộc bị xâm phạm nhiều hơn, tạo điều kiện để Pháp thực hiện âm mưu xâm lược tiếp theo.
- Nhận xét Hiệp ước 1874 so với Hiệp ước 1862 :
 So với Hiệp ước 1862, Hiệp ước 1874 làm ta mất thêm ba tỉnh Nam Kì, mất thêm một phần quan trọng của chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
(1đ)
 (1đ)
(1đ)
5
2 điểm 
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp : 
Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
Công nghiệp: Khai thác mỏ, xuất khẩu kiếm lời.
GTVT: Xây dựng hệ thống giao thông vận tải để dễ bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.
Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường, mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế.
Tác hại:
Tài nguyên bị bóc lột cùng kiệt.
Nông nghiệp dẫm chân tại chỗ.
Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
à Nền kinh tế Việt Nam cơ bản là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc vào kinh tế Pháp. 
(1đ)
(1đ)
6
2 điểm 
HS lập được bảng như sau: 
Phong trào, thời gian
Nội dung và hình thức hoạt động
1. Phong trào Đông Du
(1905-1909)
Đưa học sinh sang Nhật học tập và viết sách báo tuyên truyền yêu nước.
2. Đông Kinh Nghĩa Thục (1907)
Tập trung diễn thuyết , chống nền giáo dục cũ, tố cáo tội ác của Pháp, cổ vũ cái mới
3. Phong trào Duy Tân ở Trung kỳ (1908)
Hô hào bỏ cũ học mới, vận động kinh doanh sản xuất công thương nghiệp.
4. Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ (1908)
Chống sưu thuế, từ đấu tranh hòa bình đến thiên về khuynh hướng bạo động
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docTự luan.doc