Đề thi học kì II – Hóa học 11

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1375Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II – Hóa học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì II – Hóa học 11
ĐỀ THI HỌC KÌ II – HÓA HỌC 11
Câu 1: Chất nào sau đây khi cộng HCl chỉ cho một sản phẩm duy nhất:
	A. CH2=C(CH3)2. B. CH2=CH-CH3. C. CH2=CH-CH2-CH3. D. CH3-CH=CH-CH3.
Câu 2: Cho 4,4 gam anđehit axetic (CH3CHO) tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu m gam Ag. Giá trị của m là: A. 2,16	B. 21,6 	C. 1,08	 D. 10,8
Câu 3: Chọn câu đúng nhất:
	A. Anken là những hiđrocacbon mạch hở có liên kết ba trong phân tử.
	B. Những hiđrocacbon mạch hở có 1 liên kết đôi trong phân tử là anken.
	C. Anken là những hiđrocacbon có liên kết ba trong phân tử.
	D. Những hiđrocacbon có 1 liên kết đôi trong phân tử là anken.
Câu 4: Ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là
A. CnH2n +1-CHO (n0). B. CnH2n - 1-OH (n3). C. CnH2n + 1-OH (n1). D. CnH2n + 1-COOH (n0).
Câu 5: Sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi của các chất CH3OH, H2O, C2H5OH là:
A. H2O, C2H5OH, CH3OH B. CH3OH, C2H5OH, H2O C. CH3OH, H2O, C2H5OH D. H2O, CH3OH, C2H5OH
Câu 6: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
	A. CH2=CH-CH3. B. CH2=CH-CH2-CH3. C. CH3-CH=CH-CH3.D. CH2=C(CH3)2.
Câu 7: Cho các chất sau: propan, propen, isopren, axetilen, toluen và stiren. Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là:A. 3	 B. 5	 C. 6	 D. 4
Câu 8: Chọn câu đúng trong các câu sau đây:
	A. Phenol tham gia phản ứng brom hóa và nitro hóa khó hơn benzen. B. C6H5OH là một ancol thơm.
	C. Phenol tác dụng với dung dịch natri hiđroxit tạo thành muối và nước.
	D. Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ, do phenol có tính axit mạnh.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon A thu được hỗn hợp X gồm CO2 và H2O.Dẫn toàn bộ hỗn hợp X vào trong bình đựng dung dịch Ba(OH)2 (dư) thu được 39,4 gam kết tủa đồng thời khối lượng bình tăng 12,4 gam.Vậy Acó thể làA. C2H2.	B. C2H4.	C. C4H6.	D. C3H8.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 và C4H10 thu được 4,4 gam CO2 và 2,52 gam H2O, m có giá trị nào trong số các phương án sauA. 1,48 gam. B. 2,48 gam. C. 14,8 gam.	D. 24,7 gam.
Câu 11: Trộn a mol hỗn hợp A gồm (C2H6 và C3H8) với b mol hỗn hợp B gồm (C3H6 và C4H8) thu được 0,35 mol hỗn hợp C rồi đem đốt cháy hoàn toàn thu được = 0,2 mol. Vậy giá trị của a, b lần lượt là
	A. 0,15 và 0,20.	B. 0,25 và 0,10.	C. 0,10 và 0,25.	D. 0,2 và 0,15.
Câu 12: Bậc ancol của 2-metylbutan-2-ol là:A. Bậc 2	B. Bậc 3	C. Bậc 4	D. Bậc 1
Câu 13: Khi cho a mol HCHO tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, ta thu được bao nhiêu mol kết tủa Ag?A. 2a mol	B. a mol	C. 3a mol	D. 4a mol
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1 : 1) thu được 4 sản phẩm hữu cơ đồng phân. Tên gọi của X là
	A. 2-metylbutan.	B. pentan.	C. 2,2-đimetylpropan.	D. 3-metylpentan.
Câu 15: Số đồng phân ancol bậc I ứng với công thức phân tử C4H10O là?
A. 4	B. 5	C. 3	D. 2
Câu 16: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3?
A. HCHO, CH3COCH3. B. CH3COCH3, HC≡CH. C. CH3-C≡C-CH3, CH3CHO. D. CH3CHO, CH3-C≡CH.
Câu 17: Dùng nước brom làm thuốc thử có thể phân biệt cặp chất nào dưới đây?
	A. etilen và stiren B. metan và etan         C. etilen và Propilen          D. toluen và stiren             
Câu 18: Cho 8 gam một ancol đơn chức X tác dụng với Na (dư), thu được 2,8 lít khí H2 (đktc). Công thức phân tử của X là:A. C4H10O.	B. C2H6O.	C. CH4O.	D. C3H8O.
Câu 19: Gốc hiđrocacbon nào được gọi là gốc phenyl? A. C6H5-	B. CH2 = CH-	C. CH3-	D. C6H5CH2-
Câu 20: Cho 6,9 gam ancol etylic tác dụng với Na (dư) thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:
	A. 1,12	B. 6,72	C. 1,68	D. 2,24
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm CH4, C2H2, C3H4, C4H6 thu được x mol CO2 và 18x gam H2O. Phần trăm thể tích của CH4 trong A làA. 30%.	B. 40%.	C. 50%.	D. 60%.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Giá trị của V làA. 5,60.	B. 6,72.	C. 4,48.	D. 2,24.
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6, C3H8, C2H4 và C3H6, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Tổng thể tích của C2H4 và C3H6 (đktc) trong hỗn hợp A là
	A. 5,60.	B. 3,36.	C. 4,48.	D. 2,24.
Câu 24: Điều nào sau đây không đúng khi nói về 2 vị trí trên 1 vòng benzen?
	A. vị trí 1, 2 gọi là ortho.B. vị trí 1,5 gọi là ortho. C. vị trí 1,4 gọi là para.D. vị trí 1,3 gọi là meta.
Câu 25: Chất có CTCT: CHºC-CH(CH3)-CH(C2H5)-CH3 có tên là :
A. 4-metyl-3-etylpent-1-en B. 3,4-đimetylhex-1-in C. 3-etyl-2-metylpent-1-inD. 2-metyl-3-etylpent-2-in
Câu 26: Cho 27,6 gam Toluen phản ứng với 0,8 lít dung dịch HNO3 đặc 0,75M (xúc tác H2SO4 đặc, to). Sau một thời gian thu được 34,05 gam TNT. Tính hiệu suất phản ứng nitro hóa để tạo TNT (2,4,6-trinitrotoluen)
	A. 25%.	B. 50%.	C. 60%.	D. 75%.
Câu 27: Cho 21,4 gam hỗn hợp X gồm C2H2 và ankin A có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 48 gam kết tủa. Vậy A là 
	A. đietyl axetilen.	B. etyl axetilen.	C. đimetyl axetilen.	D. isopropyl axetilen
Câu 28: Cho các phát biểu sau:
1. Phenol C6H5-OH là một ancol thơm. 2. Phenol tác dụng được với NaOH tạo thành muối và nước.
3. Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
4. Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ do nó có tính axit.
5. Giữa nhóm -OH và vòng benzen trong phân tử phenol ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Số nhận xét không đúng là:A. 1.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 29: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
	A. isohexan. B. 3-metylpent-2-en. C. 2-etylbut-2-en. D. 3-metylpent-3-en.
Câu 30: Cho 11,6 gam anđehit propionic tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 /NH3 tạo được 32,4 gam Ag. Hiệu suất phản ứng tráng bạc là: A. 80%	B. 75%C. 37,5%	D. 90%
Câu 31: Tên thay thế của CH3-CH(CH3)-CH2OH là
A. 1,2-đimetylpropan-1-ol B. 3-metylpropan – 2-ol C. 2-metylpropan-1-ol D. 2-metylbutan -1-ol
Câu 32: Phản ứng hoá học đặc trưng của ankan là
	A. phản ứng thế. B. phản ứng cộng. C. phản ứng phân huỷ. D. phản ứng tách
Câu 33: Để nhận biết 3 chất lỏng bị mất nhãn: C6H6, C6H5CH3, C6H5CH=CH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. dung dịch NaOH B. quỳ tím C. dung dịch KMnO4 D. dung dịch AgNO3/NH3
Câu 34: Cho 0,2 mol hidrocacbon A mạch hở phản ứng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 31,8 gam kết tủa. Vậy công thức phân tử của A làA. C2H2.	B. C4H4.	C.C6H6.	D. C7H8.
Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ancol và phenol đều có thể tác dụng với Na sinh ra H2.
B. Metan, etilen và axetilen đều làm mất màu nước brom.
C. Phenol phản ứng với nước brom xuất hiện kết tủa trắng.
D. Toluen làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.
Câu 36: Khí nào sau đây kích thích trái cây mau chín? A. axetilen.	B. etan.	C. etilen.	D. metan.
Câu 37: Chất 3-MCPD (3- monoclopropanđiol) thường lẫn trong nước tương và có thể gây bệnh ung thư. Chất này có CTCT là:
A. HOCH2CHClCH2OH B. CH3(OH)2CH2Cl C. CH3CHClCH(OH)2 D. HOCH2CHOHCH2Cl
Câu 38: Cho 15,6 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là:
	A. C3H5OH, C4H7OH. B. C2H5OH, C3H7OH. C. C3H7OH, C4H9OH. D. CH3OH, C2H5OH.
Câu 39: Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là:
	A. 2.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Câu 40: Cho sơ đồ thí nghiệm như sau:
Biết hỗn hợp rắn X gồm CH3COONa, NaOH và CaO. Khí Y là: A. CH4.	B. C2H6.	C. C2H4. D. C2H

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_lop_11_hoc_ki_2.doc