ĐỀ THI HỌC KÌ I SINH HỌC 12 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Nhằm giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học ở học kì 1 - Rèn luyện học sinh kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá - Nâng cao ý thức niềm tin vào khoa học - Kiến thức trọng tâm: + Cơ chế biến dị và các quy luật của hiện tượng di truyền + Di truyền học ở người và các chiều hướng tiến hóa + Vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống + Giải thích một số hiện tượng thực tế II. HÌNH THỨC KIỂM TRA Hình thức kiểm tra trắc nghiệm III. MA TRẬN Tên chủ đề Các mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cơ chế di truyền và biến dị Câu 4 (0,3 điểm) Câu 6 (0,3 điểm) 0,6 điểm Tính qui luật của hiện tượng DT Câu 3 (0,3 điểm) Câu 7, 15, 24 (1 điểm) Câu 9, 20 (0,6 điểm) 2 điểm Di truyền học quần thể Câu 2, 23 (0,6 điểm) Câu 5, 10 (0,6 điểm) Câu 22 (0,3 điểm) 1,6 điểm Ứng dụng di truyền học Câu 21, 25 (0,6 điểm) Câu 8, 13 (0,6 điểm) 1,3 điểm Di truyền học người Câu 19, 27 (0,6 điểm) Câu 1, 26 (0,6 điểm) 1,3 điểm Tiến hóa Câu 11, 12, 18, 30 (1,3 điểm) Câu 14, 17 (0,6 điểm) Câu 16, 28, 29 (1 điểm) 3 điểm Tổng 4 điểm 4 điểm 2 điểm 10 điểm IV. ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: Nguyên nhân của bệnh phêninkêtô niệu là do? A. thiếu enzim xúc tác chuyển hóa phenylalanin thành tirôzin B. đột biến nhiễm sắc thể C. đột biến thay thế cặp nuclêôtit khác loại trong chuổi bêta hêmôglôbin D. bị dư thừa tirôzin trong nước tiểu Câu 2: Định luật Hacđi – Vanbec phản ánh điều gì? Sự biến động của tần số các alen trong quần thể Sự ổn định của các kiểu gen trong quần thể Sự cân bằng di truyền trong quần thể giao phối Sự biến động của tần số các kiểu gen trong quần thể Câu 3: Hiện tượng con đực mang cặp NST giới tính XY, con cái mang cặp NST giới tính XX gặp ở loài Động vật có vú, ruồi giấm Châu chấu, bọ xít Chim, ếch nhái Gà, bướm Câu 4: Hiện nay, liệu pháp gen được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc chữa trị các bệnh di truyền ở người, đó là: A. gây đột biến để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành B. thay thế các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành C. loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh D. đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để các prôtêin này ức chế hoạt động của gen gây bệnh Câu 5: Xét một quần thể có 2 alen (A, a). Quần thể khởi đầu có số cá thể tương ứng với từng loại kiểu gen là: 65AA: 26Aa: 169aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể này là: A. A = 0,30 ; a = 0,70 B. A = 0,50 ; a = 0,50 C. A = 0,25 ; a = 0,75 D. A = 0,35 ; a = 0,65 Câu 6: Ở tế bào nhân sơ, khuôn dùng để tổng hợp Pro là: ADN Mạch mã gốc của ADN mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn. mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron và nối các exon lại thành mARN trưởng thành dùng làm khuôn Câu 7: Cho sơ đồ phả hệ sau : nam bình thường : nam bị bệnh : nữ bình thường : nữ bị bệnh Quy ước : Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Gen gây bệnh là gen trội, nằm trên NST thường B. Gen gây bệnh là gen trội, nằm trên NST giới tính X C. Gen gây bệnh là gen lặn, nằm trên NST thường D. Gen gây bệnh là gen lặn, nằm trên NST giới tính X Câu 8: Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường sử dụng vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận, vì lí do chính là: Chúng sinh sản nhanh dễ nuôi E.coli phổ biến trong tự nhiên Tế bào chúng có cấu trúc đơn giản Trong tế bào E.coli có nhiều plasmit Câu 9: Khi cho lai hai cá thể có kiểu gen như sau: AAAa x Aaaa. Tỉ lệ phân li ở F1 là: ½ AAAA : ½ AAAa : 2/2 AAaa ¼ AAAA : 2/4 AAAa : ¼ AAaa ¼ AAAa : 2/4 AAaa : ¼ Aaaa ¼ AAaa : 2/4 Aaaa : ¼ aaaa Câu 10: Một quần thể giao phối của một loại thực vật có tần số alen A = 0,3. Tần số kiểu gen của quần thể là: 0,09AA: 0,42Aa : 0,49aa 0,49AA: 0,42Aa : 0,9aa 0,09AA: 0,21Aa : 0,49aa 0,3AA: 0,21Aa : 0,7aa Câu 11:Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa vì nó có khả năng: Tác động trực tiếp lên kiểu gen làm biến đổi tần số alen và thay đổi thành phần kiểu gen. Tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể. Tác động trực tiếp lên kiểu gen làm biến đổi tần số alen và thay đổi tính trạng trong quần thể. Đóng vai trò sàng lọc giữ lại các kiểu hình thích nghi trong số các kiểu hình có sẵn của quần thể. Câu 12: Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì: Chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng hiện không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. Chúng có hình dạng và chức năng giống nhau giữa các loài. Chúng chỉ thay đổi hình dạng hoặc kích thước nhưng vẫn có chức năng nhất định Có hình dạng giống nhau. Câu 13: Enzim nối dùng trong kĩ thuật chuyển gen là: Ligaza Restrictaza Lipaza Proteaza Câu 14: Quần thể sinh vật chỉ tiến hoá khi? Quần thể có cấu trúc đa dạng Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên Thành phần kiểu gen hay cấu trúc di truyền của quần thể biến đổi qua các thế hệ Tần số alen và tần số kiểu gen duy trì không đổi qua các thế hệ Câu 15: Dạng đột biến nào sau đây có giá trị trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, không hạt ? Đột biến gen Đột biến cấu trúc NST Đột biến lệch bội Đột biến đa bội Câu 16: Cho các nhân tố sau: (1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di – nhập gen. Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là: A. (1), (3), (4), (5). B. (1), (2), (4), (5). C. (2), (4), (5), (6). D. (1), (4), (5), (6). Câu 17: Theo Đacuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các A. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh. D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. Câu 18: Phát hiện quan trọng của Đacuyn về các sinh vật cùng loài trong tự nhiên là gì? Một số cá thể có khả năng di truyền các biến dị do học tập mà có. Các biến dị xuất hiện trong sinh sản thì di truyền được. Các cá thể cùng loài không hoàn toàn giống nhau mà khác nhau về nhiều chi tiết. Các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lý tương đối. Câu 19: Ở người di truyền chéo là hiện tượng tính trạng lặn của “bố” truyền cho “con gái” và được biểu hiện ở “cháu trai” được qui định bởi Gen lặn trên NST X, không có alen tương ứng trên Y Gen lặn trên NST Y, không có alen tương ứng trên X Gen trên NST X, không có alen tương ứng trên Y Gen trên NST X, không có alen tương ứng trên X Câu 20: Lai phân tích F1 dị hợp về 2 cặp gen cùng quy định một tính trạng sẽ thu được tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 1:2:1, kết quả này phù hợp với kiểu tương tác bổ sung nào? 9:3:3:1 9:6:1 13:3 9:7 Câu 21: Thành tựu nổi bật của kỹ thuật chuyển gen là: Tạo nhiều loài vật nuôi cây trồng biến đổi gen, Sản xuất nhiều loại thực phẩm biến đổi gen trên quy mô công nghiệp lớn, Tạo nhiều chủng vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh, Tạo nguồn nguyên liệu đa dạng cho chọn giống vật nuôi cây trồng Câu 22: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là: A. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1. B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1. C. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1. D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1. Câu 23: Vốn gen của quần thể là gì? A. Là tập hợp của tất cả các alen của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. B. Là tập hợp của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. C. Là tập hợp của tất cả các kiểu gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. D. Là tập hợp của tất cả các kiểu hình trong quần thể tại một thời điểm xác định. Câu 24: Phép lai giữa hai cá thể A và B, trong đó A làm bố thì B làm mẹ và ngược lại được gọi là A. lai luân phiên. B. lai thuận nghịch. C. lai khác dòng kép. D. lai phân tích. Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai? A. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai phụ thuộc vào trạng thái đồng hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau. B. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau. C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. D. Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ. Câu 26: Cơ sở vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn nào trong quy trình nhân bản? A. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân. B. Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân. C. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi. D. Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai. Câu 27: Kĩ thuật chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng thể truyền được gọi là A. kĩ thuật chuyển gen. B. kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp. C. kĩ thuật tổ hợp gen. D. kĩ thuật ghép các gen. Câu 28: Theo thuyết tiến hoá tổng hợp, đơn vị tiến hoá cơ sở là A. tế bào. B. quần thể. C. cá thể. D. bào quan. Câu 29: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen có hại ra khỏi quần thể khi A. chọn lọc chống lại thể đồng hợp lặn. B. chọn lọc chống lại alen lặn. C. chọn lọc chống lại thể dị hợp. D. chọn lọc chống lại alen trội. Câu 30: Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lệ dị hợp tử? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối gần. C. Di – nhập gen. D. Đột biến. V. ĐÁP ÁN Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 A C A B A C C D C A Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 B A A C D D A C A B Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 D B A B C B A B D B
Tài liệu đính kèm: