Phòng GD & ĐT Vũng Liêm Trường THCS Nguyễn Chí Trai ĐỀ THI HỌC KÌ II Năm học: 2015 - 2016 Môn: Vật Lý 8 – Đề 1 Thời gian: 60 phút I. Trắc nghiệm (3 điểm). Đánh dấu (X) vào câu đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm. 1.Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công suất? a.Oat(W). b.Jun(J). c.Jun(N) d.Kilogam(kg). 2.Câu nào sau đây là sai khi nói về nguyên tử, phân tử: a.Chuyển động hỗn độn không ngừng. b.Chuyển động quanh vị trí cố định. c.Khuếch tán nhanh khi tăng nhiệt độ. d.Giữa chúng có khoảng cách. 3.Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt bằng: a.Các dòng chất lỏng và khí. b.Các dòng chất lỏng. c.Các tia nhiệt đi thẳng. d.Các dòng chất khí. 4.Có thể làm thay đổi nhiệt năng của thanh thủy tinh bằng cách: a.Cọ xát với vật khác. b.Phơi nắng, ngâm nước nóng. c.Tác dụng lực. d.Truyền nhiệt và thực hiện công. 5.Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì: a.Nhiệt độ của vật tăng. b.Trọng lượng của vật giảm. c.Khối lượng của vật giảm. d.Khối lượng riêng của vật tăng. 6.Nhiệt truyền từ ngọn lửa để nung nóng ấm nước, nước sôi nhờ vào hình thức: a.Bức xạ nhiệt. b.Đối lưu. c.Tỏa nhiệt. d.Dẫn nhiệt. 7. Để truyền cho 3kg nước tăng nhiệt độ từ 200 lên 500 ta cần bao nhiêu nhiệt lượng? a.Q = 370kJ. b.Q = 37000J. c.Q = 378000J. d.Q = 5700kJ. 8. Để tính nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên ta sử dụng công thức nào sau đây? a.Q = m.c.rt. b.Qtoa = Qthu. c.Q = m. c.(t1 – t2) . d.Q = m.c.(t2 – t1). 9.Để xác định nhiệt lượng của vật, trong phòng thí nghiệm người ta dùng dụng cụ: a.Nhiệt lượng kế . b.Cao kế. c.Oat kế. d.Nhiệt kế. 10.Nhiệt năng của vật có đơn vị là: a.Niuton(N). b.Jun(J). c.Jun(N) d.Kilogam(kg). 11.Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là: a.Nhiệt lượng. b.Cơ năng. c.Nhiệt năng. d.Động năng. 12.Thả một miếng đồng đã được nung nóng vào chậu nước, câu mô tả nào sai? a.Nhiệt độ của nước tăng lên. b.Nhiệt năng của miếng đồng giảm đi. c.Nhiệt năng hai vật thay đổi. d.Nhiệt truyền từ chậu nước sang đồng. II. Tự luận (7 điểm) Câu 1: Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào (ghi rõ tên và đơn vị các đại lượng trong công thức)?(1,5 điểm) Câu 2: Đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ mau sôi hơn? Vì sao?(1,5 điểm) Câu 3: Một máy bay phản lực khi cất cánh thì động cơ tạo ra lực phát động F = 60000N. Sau 1,5 phút máy bay đạt độ cao 1200m. Công suất máy bay là bao nhiêu kW?(2 điểm) Câu 4: Người ta cung cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng là 840kJ. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ?(2 điểm) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1 I. Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chọn a b c d a b c d a b c d II. Tự luận(7 điểm) Câu 1: - Công thức Q = m.c.rt hoặc Q = m.c.(t2 – t1) đạt 0,5 điểm. - Nêu đúng tên và đơn vị mỗi đại lượng đạt 0,25 điểm. Câu 2: - Nêu đúng ấm nhôm mau sôi hơn đạt 0,5 điểm. - Giải thích: vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất đạt 1 điểm. Câu 3: - Công mà máy bay thực hiện: A = F.h đạt 0,5 điểm A = 60000.1200 = 72000000(J) đạt 0,5 điểm. Công suất của máy bay phản lực: đạt 0,5 điểm. đạt 0,5 điểm. Câu 4: Nhiệt độ mà nước nóng lên thêm: đạt 0,5 điểm. đạt 1 điểm. đạt 0,5 điểm. Người soạn Trung nghĩa, 22/03/2016 Nguyễn Quốc Tân Duyệt của tổ chuyên môn Duyệt của BGH Phòng GD & ĐT Vũng Liêm Trường THCS Nguyễn Chí Trai ĐỀ THI HỌC KÌ II Năm học: 2015 - 2016 Môn: Vật Lý 8 – Đề 2 Thời gian: 60 phút I. Trắc nghiệm (3 điểm). Đánh dấu (X) vào câu đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm. 1.Một vật nặng 2kg rơi từ trên cao xuống với độ cao 5m. Công của trọng lực là? a.100(J). b.100(W). c.100(N). d.100(J/s). 2.Khi nói về máy cơ đơn giản thì câu phát biểu nào sau đây đúng? a.Chỉ cho ta lợi về lực. b.Không cho ta lợi về công. c.Chỉ cho ta lợi về công. d.Chỉ cho ta lợi về đường đi. 3.Ngoài đơn vị là Oat(W) thì công suất còn được tính theo đơn vị nào sau đây? a.Jun(J). b.Paxcan(pa). c.Jun trên giây(J/s). d.Niuton mét(N.m). 4.Dùng mảnh vải cọ xát thước nhựa nhiều lần thì thước nhựa sẽ: a.Nóng lên và hút bụi. b.Không thay đổi. c.Bị trầy xướt. d.Tăng nhiệt năng. 5.Công suất của vật được tính bằng công thức: a.. b.Q= m.c.(t2 – t1). c.A=.t d. 6.Khi cung cấp nhiệt lượng 4200J cho 1kg chất này tăng thêm 10C thì chất này là: a.Nhôm. b.Nước. c.Đồng. d.Nước đá. 7. Để truyền cho 1kg nước ở 200 sôi 1000C ta cần bao nhiêu nhiệt lượng? a.Q = 3360kJ. b.Q = 33600J. c.Q = 336000J. d.Q = 33600kJ. 8.Nhiệt lượng cần truyền để làm cho 1kg một chất tăng thêm 10C gọi là: a.Nhiệt lượng. b.Nhiệt năng. c.Nhiệt kế. d.Nhiệt dung riêng. 9.Công của vật có đơn vị là: a.Niuton met(Nm). b.Jun(N). c.Oat(W) d.Kilogam(kg). 10.Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là: a.Nhiệt lượng. b.Động năng. c.Nhiệt năng. d.Thế năng. 11.Thả một miếng kim loại đã được nung nóng vào chậu nước, câu mô tả nào sai? a.Nhiệt độ của nước tăng lên. b.Nhiệt năng của miếng kim loại giảm đi. c.Nhiệt năng hai vật không thay đổi. d.Nhiệt truyền từ miếng kim loại sang nước. 12.Đối lưu là hình thức truyền nhiệt bằng: a.Các dòng chất lỏng. b.Các dòng chất lỏng và chất rắn. c.Các tia nhiệt đi thẳng. d.Các dòng chất lỏng hoặc chất khí. II. Tự luận (7 điểm) Câu 1: Nêu cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật. So sánh sự giống và khác nhau giữa chúng.(1,5 điểm) Câu 2: Giải thích tại sao khi nấu nước thì lớp nước ở dưới được đun nóng lại đi lên phía trên, còn lớp nước lạnh ở phía trên lại đi xuống dưới. Quá trình này gọi là gì?(1,5 điểm) Câu 3: Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 8km/h. Lực kéo của ngựa là 250N. Tính công suất của ngựa?(2 điểm) Câu 4: Tính nhiệt dung riêng của một kim loại, biết rằng phải cung cấp cho 5kg kim loại này ở 200C một nhiệt lượng khoảng 59kJ để nó nóng lên đến 500C.(2 điểm) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 2 I. Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chọn a b c d a b c d a b c d II. Tự luận(7 điểm) Câu 1: Nêu đúng có 2 cách thực hiện công và truyền nhiệt đạt 1 điểm. Giống: Đều làm tăng hoặc giảm nhiệt năng, đạt 0,25 điểm. Khác: + Thực hiện công có sự chuyển hóa năng lượng, đạt 0,25 điểm. + Truyền nhiệt không có sự chuyển hóa năng lượng, đạt 0,25 điểm. . Trả lời tương đương đều đạt. Câu 2: - Giải thích đúng hiện tượng, đạt 1 điểm. - Nêu được là do quá trình đối lưu, đạt 0,5 điểm. Câu 3: Công mà ngựa thực hiện: A = F.s = 250.8000 = 2000000(J) đạt 1 điểm. Công suất của ngựa khi kéo xe: đạt 1 điểm. Câu 4: Nhiệt dung riêng của kim loại: đạt 0,5 điểm. đạt 1 điểm. đạt 0,5 điểm. Người soạn Trung nghĩa, 22/03/2016 Nguyễn Quốc Tân Duyệt của tổ chuyên môn Duyệt của BGH
Tài liệu đính kèm: