Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8

docx 5 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 16/06/2022 Lượt xem 1737Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN 
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2021-2022
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích: 
	Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha. Người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả sau khi người đó đã từ giã cõi đời. Tuy nhiên, yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó (...)
Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ!
(Trích Cho đi là còn mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon, NXB Trẻ, 2010)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Theo đoạn trích, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ gì?
Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn: Tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta.
Câu 3. Câu văn: Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ! thuộc kiểu câu nào và dùng để làm gì? Đặc điểm nào giúp em nhận biết được kiểu câu đó?
Câu 4. Em có đồng tình với tác giả: yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
	“Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương.” Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2. (5.0 điểm)
	Thuyết minh về cách làm con diều giấy truyền thống.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN .
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2021-2022
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8
Phần
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
- Theo đoạn trích, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình
0.25
2
Tác dụng phép so sánh trong câu văn: Tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta.:
- Khẳng định sức mạnh lớn lao của tình yêu thương đối với cuộc đời mỗi con người; nhắn nhủ mọi người cần trân trọng, đề cao tình yêu thương trong cuộc sống
- Giúp câu văn sinh động, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm
0.5
0.25
3
- Câu văn Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ! thuộc kiểu câu cầu khiến
- Đặc điểm nhận biết: từ ngữ cầu khiến đừng, dấu chấm than đặt ở cuối câu
- Dùng để: khuyên bảo, đề nghị
0.5
0.25
0.25
4
- Nếu đồng tình học sinh có thể lí giải theo hướng: Tình yêu thương để phát huy và đạt được giá trị đích thực của nó thì cần phải được bày tỏ và thể hiện ra bên ngoài bằng lời nói, hành động cụ thể
- Nếu không đồng tình học sinh có thể lí giải theo hướng: Tình yêu thương đôi khi là sự âm thầm, thầm lặng trong tấm lòng nhưng vẫn mang ý nghĩa tốt đẹp
- Nếu vừa đồng tình vừa không đồng tình học sinh kết hợp hai hướng lí giải trên
1.0
II
LÀM VĂN
7.0
1
Suy nghĩ về ý kiến: Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương.
2.0
a. Đảm bảo hình thức đoạn văn:
Có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn trình bày theo nhiều cách thức khác nhau
0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 
Suy nghĩ về ý kiến: Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương.
0.25
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được những ý cơ bản sau:
-Bắc cực là nơi lạnh lẽo, buốt giá quanh năm – sự lạnh giá vĩnh cửa; trái ngược với nó lại là tình yêu thương: tình cảm, lòng nhân ái giữa người với người đôi khi lại là người với vật mang đến hơi ấm cho mọi nơi
- Ý kiến đề cập đến sự cần thiết và sức mạnh của tình yêu thương, và nơi không có tình yêu thương là nơi không có sự ấm áp, lạnh lẽo nhất thế gian
- Nói Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương là bởi lẽ:
+ Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
+ Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.
+ Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.
(HS lấy dẫn chứng minh họa)
- Đưa ra bài học: nhận thức tấm quan trọng của tình yêu thương, nêu những hành động để lan tỏa yêu thương.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt mới mẻ độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận
e. Chính tả: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
1.0
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
2
Thuyết minh về cách làm con diều giấy truyền thống.
 5.0 
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khẳng định vấn đề
0.25
b. Đảm bảo kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, cảm nhận văn chương để làm bài
0.25
c. Triển khai vấn đề:
1. Giới thiệu chung đối tượng thuyết minh:
Con diều giấy truyền thống từ lâu đã trở thành tuổi thơ của con trẻ Việt Nam với cách làm vô cùng đơn giản, cũng cần sự kĩ lưỡng trong từng chi tiết
2. Thuyết minh về cách làm diều giấy:
* Nguyên vật liệu:
- Giấy (có thể dùng nhiều loại với kích thước khác nhau)
- Thanh tre đã vót.
- Dây cước (hoặc thay thế bằng chỉ)
- Hồ dán
- Kéo...
* Cách làm:
- Khung diều: Dùng các thanh tre dài từ. 70 – 90cm làm khung, thông thường là khung hình chữ thập, trong đó thanh ngang là thanh kép gồm một thanh thẳng và một thanh uốn cong như hình cánh cung, khung phải cân đối và chắc chắn
- Cắt giấy theo hình khung rồi dùng hồ dán vào khung cho chặt.
- Đuôi diều chính là phần quyết định xem diều của bạn có bay được hay không, cắt ra ba dải giấy dài gấp rưỡi hoặc gấp đôi thân diều, một dải dài, hai dải kia ngắn hơn và bằng nhau, sau đó đem gắn chúng vào đuôi diều.
- Cuối cùng, khâu cột dây diều vào đầu diều, nên chọn loại dây mảnh nhưng dai như dây cước hoặc dây chỉ cỡ lớn.
* Yêu cầu thành phẩm:
- Con diều cần cân dối cách phần, không lệch chi tiết, chắc chắn ở phần khung, khi thả bay ổn định
* Cách thả diều:
- Chọn khu vực quang đãng không có cây cối, cột điện, nhà cửa.
- Người thả một tay cầm diều giơ cao hơn đầu, một tay cầm dây, chạy ngược hướng gió rồi buông diều ra kết hợp với việc thả dây cho diều bay lên cao.
DÀN Ý THUYẾT MINH
Đề 1:
	Từ bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu, em hãy thuyết minh về thể thơ lục bát
Đề 2:

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8.docx