I. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 số 1: * Phần đề thi I. Phần đọc - hiểu: (4 điểm) * Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: “. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn.Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn.” (Đỗ Đình Tuân) Câu 1. Đoạn văn trên nói tới tác giả nào? A. Nguyễn Trãi. B. Nhuyễn khuyến. C. Bà huyện Thanh Quan. D. Hồ Chí Minh. Câu 2: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt? A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ Câu 3: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ Câu 4: Trong các thông tin về sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”? A/ Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh. B/ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi. C/ Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn. D/ Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442. Câu 5. (3 điểm) Cho đoạn văn sau: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. a. Em hiểu thế giới kì diệu sẽ mở ra ở đây là gì? b. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn biểu cảm ngắn (6-8 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về niềm vui được cắp sách tới trường. Trong đoạn văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa và từ láy. Gạch chân những cặp từ trái nghĩa và từ láy đã dùng. II. Phần tạo lập văn bản (6 điểm) Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bẩy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vần giữ tấm lòng son (Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương) Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay. --------Hết-------- * Hướng dẫn chấm điểm đề số 1: I/ Phần đọc - hiểu (5 điểm) Trắc nghiệm (1 điểm) Câu 1 2 3 4 ĐA A B B C Điểm 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ Câu 5: (3 điểm) a. Thế giới kì diệu ở đằng sau cánh cổng trường có thể là: Thế giới của tri thức, thế giới của tình thầy trò, tình cảm bạn bè.(1đ) b. - Nội dung: bày tỏ niền vui, hạnh phúc khi được cắp sách tới trường một cách hợp lí. (1,0đ) - Đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu (0,5đ) - Gạch chân đúng cặp từ trái nghĩa và từ láy. (0,5đ) II. Phần tạo lập văn bản (6 điểm) Tiêu chí Các yêu cầu cần đạt Điểm a/Nội dung (3.5 điểm) - HS bám sát vào yêu cầu của đề cần làm rõ được các ý sau: * Yêu cầu thấp: + Thương cảm xót xa cho số phận người phụ nữ trong thơ HXH: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ HXH cuộc đời của họ long đong vất vả “bẩy nổi ba chìm” như chiếc bánh trôi. Số phận của họ cũng đắng cay bất hạnh, rắn hay nát, hạnh phúc hay bất hạnh bị phụ thuộc vào “tay kẻ nặn, là người chồng, người cha, là XH phong kiến đầy rẫy những bất công tàn bạo + Tự hào và yêu quý về phẩm chất người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là vẻ đẹp của người phụ nữ về hình thể qua tính từ “trắng”, “tròn”. Đó còn là vẻ đẹp của người con gái trẻ trung đầy sức sống . Đặc biệt cuộc đời họ gặp nhiều đau khổ bất hạnh, nhưng người phụ nữ vẫn giữ được những phẩm chất cao đẹp của mình” mà em vẫn giữ tấm lòng son * Yêu cầu cao: - HS có những liên hệ với người phụ nữ trong những bài ca dao khác và trung văn thơ trung đại (Kiều, Vũ Nương) để thấy được họ đều là những người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại có số phận đau khổ bất hạnh mà nguyên nhân sâu xa đó không phải ai khác chính là XHPK đầy rẫy bất công và tàn bạo. - HS có những liên hệ với CS hôm nay để có những cảm xúc và suy nghĩ đúng đắn chân thành: Từ cảm xúc yêu quý tự hào về XH đổi thay, người phụ nữ được đổi đời, được thể hiện tài năng và sắc đẹp trong mọi lĩnh vực XH nhưng CS vẫn còn có những mảnh đời số phận đau khổ để phấn đấu XD cho một XH tốt đẹp hơn.. 1,5 đ 1,5 đ 0.5 đ 1đ b/ Hình thức (0,5 điểm) - Tạo được một bố cục khoa học, hình thức các đoạn văn rõ ràng.. - Chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả - Dung lượng bài viết hợp lí 0.5 đ c/ Kĩ năng (1 điểm) - Biết làm một bài văn biểu cảm về nhân vật trữ tình trong thơ - Biết lập ý và dựng các đoạn văn biểu cảm, mạch lạc trong suy nghĩ và cảm xúc (đoạn mở, các đoạn thân bài, đoạn kết) biết liên kết câu, đoạn, biết phát biểu cảm xúc suy nghĩ dựa vào đặc điểm của nhân vật trữ tình, bám vào từ ngữ hình ảnh, biện pháp nghệ thuật trong thơ, biết đưa dẫn chứng minh hoa cho cảm xúc suy nghĩ của mình - Biết sử dụng thao tác so sánh liên tưởng với người phụ nữ trong các sáng tác cùng thời và liên hệ với cuộc sống hôm nay bằng những cảm xúc suy nghĩ một cách hợp lí. - Diễn đạt trong sáng, giọng văn có cảm xúc bởi tình cảm chân thành. 1.0 đ II. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 số 2: * Phần đề thi Câu 1: (2,0 điểm) a. Thế nào là quan hệ từ? Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý điều gì? b. Đặt câu với các cặp từ quan hệ sau: Nếu.........thì............ Tuy.........nhưng......... Câu 2: (2,0 điểm) a. Chép thuộc lòng theo trí nhớ bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" (Phần dịch thơ) của tác giả Lí Bạch. b. Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ? Câu 3: (6,0 điểm) Cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh. * Hướng dẫn chấm điểm đề số 2: Câu 1: a) Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu giữa câu với câu trong đoạn văn. (0,5đ) Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được) (0,25đ) Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp. (0,25đ) b) Nếu trời mưa thì lớp em không đi tham quan nữa. (0,5đ) Tuy nhà nghèo nhưng bạn Nam học rất giỏi. (0,5đ) Câu 2: a) Học sinh chép đúng cả 4 câu thơ, không sai lỗi chính tả thì đạt điểm tối đa. (Còn chép thiếu, sai lỗi chính tả giáo viên tùy theo mức độ để cho điểm). (1,0đ) b) * Nghệ thuật: (0,5đ) Từ ngữ giản dị, tinh luyện. Miêu tả kết hợp với biểu cảm. * Nội dung: Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. (1,0đ) Câu 3: * Mở bài: (1,0đ) Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ Giới thiệu bài thơ "Cảnh khuya" và cảm nghĩ khái quát về bài thơ * Thân bài: Phát biểu cảm nghĩ về ND và NT của bài thơ. Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên ở chiến rung Việt Bắc: Âm thanh của tiếng suối được miêu tả giống như âm thanh của tiếng hát xa. (1,0đ) Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa: Điệp từ lồng. Tạo nên một bức tranh lung linh, huyền ảo...tạo nên một bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người. (1,0đ) Hai câu sau: Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng: Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước. (1,0đ) Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Thể hiện tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà. (1,0đ) * Kết bài: Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung). (0,5đ) Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh. (0,5đ) III. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 số 3: * Phần đề thi I/ Phần đọc –hiểu: (5đ) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt,không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn,chẳng lúc nào tôi chú ý đến em...Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện. Vậy mà giờ đây,anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi . ( Ngữ văn 7- tập 1, SGK trang 21 ) 1. Đoạn văn trên trong tác phẩm nào? Tác giả là ai ? Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?(1,5 đ) 2. Nêu nội dung của đoạn trích ( 1đ) 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những câu văn sau:“Vậy mà giờ đây,anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.” (1đ) 4. Tìm thành ngữ có trong câu sau và cho biết nghĩa của câu thành ngữ ấy ? ( 1, 5đ ) Nghe Lí Thông nói muốn kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người quan tâm , chăm sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời .( Thạch Sanh ) Phần II: Tập làm văn (5 đ) Phát biểu cảm nghĩ về người thận của em ? (cha, mẹ, ông, bà... ) - HẾT- * Hướng dẫn chấm điểm đề số 3: 1. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ Văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 0,80 điểm). 2. Hướng dẫn chấm Phần Hướng dẫn chấm - biểu điểm Điểm I ĐỌC- HIỂU 5.0đ 1 - Cuộc chia tay của những con búp bê 0.5đ - Khánh hoài 0.5đ - Tự sự 0.5đ 2 Tình cảm yêu thương gắn bó, không muốn rời xa của hai anh em Thành và Thủy. 1đ 3 Nhấn mạnh điều suy nghĩ đau đớn của người anh với một điều sắp xảy ra: sự chia lìa của hai anh em; đồng thời thể hiện sự mong muốn sống bên nhau mãi mãi của hai anh em Thành và Thủy 1đ 4 - Thành ngữ: Tứ cố vô thân - Nghĩa: ngoái nhìn bo61b phía, không có ai là người thân thích 0.75đ 0.75đ II LÀM VĂN ( 5 điểm) 2 Phát biểu cảm nghĩ về người thân của em ? 5 đ a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn biểu cảm: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài: giới thiệu người thân mà em yêu thích; lý do em yêu thích ; Thân bài: cảm nghĩ của em về người thân đó; Kết bài: Tình cảm của em đối với người thân đó. 0.5 b. Xác định đúng đối tượng cần biểu cảm: ngoại hình, giọng nói, tính tình, sự quan tâm, chăm sóc gia đình và em, mối quan hệ với mọi người, tâm trạng của em khi người đó không có bên cạnh, khi em mắc lỗi, tình cảm của em dành cho người đó. 0,5 c.Triển khai hợp lí trình tự các ý của đối tượng được biểu cảm trong bài văn . 3,0 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những ý sau: - Ngoại hình tiêu biểu của người thân - Sự quan tâm, chăm sóc gia đình và em, mối quan hệ với mọi người. - Kỷ niệm mà em nhớ nhất đối với người thân đó . - Tâm trạng của em khi người đó không có bên cạnh. - Tình cảm của em đối với người thân; lời hứa, mong ước. d. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 e. Sáng tạo: Sử dụng hiệu quả yếu tố miêu tả và kể trong bài văn biểu cảm. Lời văn mạch lạc, trong sáng, giàu hình ảnh. 0.5 Tổng điểm: 10 điểm 10 IV. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 số 4: * Phần đề thi I. VĂN - TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm) Cho đoạn thơ sau: "Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: ..” Câu 1: Hãy viết 4 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ? (1,0 điểm) Câu 2: Cho biết đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm) Câu 3: Nêu nội dung của đoạn thơ trên? (1,0 điểm) Câu 4: Tìm điệp ngữ trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của điệp ngữ đó? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN: (6,0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất. * Hướng dẫn chấm điểm đề số 4: Câu/Bài Nội dung Thang điểm I.Văn - Tiếng việt Câu 1 - Viết 4 câu thơ tiếp: “Cụccục tác cục ta” “Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ” 1 điểm Câu 2 - Đoạn thơ trích từ tác phẩm: “Tiếng gà trưa” - Tác giả: Xuân Quỳnh 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 3 - Nội dung đoạn thơ: Trên đường hành quân, người cháu nghe tiếng gà trưa nhảy ổ và chính tiếng gà đã đánh thức kỉ niệm tuổi thơ một cách tự nhiên. 1 điểm Câu 4 - Điệp ngữ: Nghe - Tác dụng: Nhấn mạnh cảm giác gợi nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ của người cháu. 0,5 điểm 0,5 điểm II. Làm văn a) Mở bài: Giới thiệu người thân mà em yêu quý và tình cảm của em đối với người ấy. b) Thân bài - Miêu tả những nét nổi bật, đáng chú ý: làn da, mái tóc, hành động, của người thân và tình cảm, cảm xúc của em. - Biểu cảm vai trò của người thân và mối quan hệ của người thân đối với người xung quanh và thái độ của họ - Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người thân, biểu cảm về kỉ niệm đó. - Tình cảm của em đối với người thân: Sự mong muốn biết ơn, sự đền đáp công ơn đối với người thân, sự nỗ lực để xứng đáng với người thân của mình. c) Kết bài: - Khẳng định vai trò của người thân trong cuộc sống - Thể hiện cảm xúc của em đối với người thân. * Biểu điểm: - Điểm 5-6: Đảm bảo các yêu cầu trên. Diễn đạt lưu loát, dùng từ chính xác, không sai lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, bài viết có cảm xúc, có sáng tạo. - Điểm 3-4: Đảm bảo 1/2 yêu cầu điểm 5-6, đôi chỗ sai chính tả, dùng từ đặt câu - Điểm 1-2: Bài viết sơ sài, nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu. - Điểm dưới 1: Chưa biết viết bài văn biểu cảm, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chữ viết cẩu thả, xấu. - Điểm 0: Lạc đề 1 điểm 4 điểm 1 điểm V. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 số 5: * Phần đề thi Cho câu thơ: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà” 1. Chép tiếp 7 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ? 2. Bài thơ em vừa chép, tác giảđã sử dụng nghệ thuật chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm, đó là từ nào? Nêu tác dụng? 3. Trong bài thơ em vừa chép có cụm từ “ ta với ta”.Cụm từ này làm em nhớ đến bài thơ nào cũng có cụm từ đó? Tác giả bài thơ đó là ai? 4. Cùng cách viết “ ta với ta”nhưng về cách hiểu hai cụm từ ở hai bài thơ có giống nhau không? Vì sao? 5. Từ nội dung bài thơ em vừa chép, hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về tình bạn. _________________Hết________________ * Hướng dẫn chấm điểm đề số 5: Câu Nội dung trả lời Điểm 1 - Chép chính xác bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” 1,5 = 1,5 điểm 2 - Dùng từ đồng âm để chơi chữ ở câu thơ sau: Bác đến chơi đây, ta với ta! + ta 1 : chỉ tác giả + ta 2 : chỉ người bạn đến chơi - Tác dụng : Tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ, thú vị cho người đọc, người nghe. 1 đ 1 đ = 2,0 điểm 3 - Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan 0,5đ 0,5đ = 1,0 điểm 4 - So sánh cụm từ “ta với ta” HS trình bày được các ý cơ bản sau: - Giống nhau về hình thức và cách phát âm và cả hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”. - Khác nhau về nội dung, ý nghĩa biểu đạt: + Ở bài Qua Đèo Ngang, cụm từ này có ý nghĩa chỉ một người – chủ thể trữ tình của tác phẩm. Còn ở bài Bạn đến chơi nhà có ý nghĩa chỉ hai người: chủ và khách – hai người bạn. + Ở bài Qua Đèo Ngang, cụm từ này thể hiện sự cô đơn không thể sẻ chia của nhân vật trữ tình. Ở bài Bạn đến chơi nhà cho thấy sự cảm thông và gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỉ. 0,5đ 0,5đ 0,5đ = 1,5 điểm 5 Hình thức bài văn: bố cục 3 phần I. Mở bài: Giới thiệu về tình bạn II. Thân bài: Nội dung: tình bạn - Cơ sở tình bạn: xây dựng bằng tình cảm vô tư, chân thành, trong sáng - Biểu hiện tình bạn: gắn bó, chia sẻ, cảm thông, tin tưởng ... - Liên hệ bản thân III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về tình bạn 0,5đ 1,0đ 1,0đ 1,0đ 0,5đ = 4,0 điểm Download đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 Toàn bộ nội dung đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 bao gồm cả kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao. Vì thế các em học sinh sẽ được mở rộng kiến thức môn học, các em không chỉ học tập tốt hơn môn Ngữ văn trên lớp ở học kì 1 mà còn được trang bị kiến thức vững vàng để học tốt hơn môn học này trong học kì 2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án kèm theo chi tiết vì thế rất thuận tiện cho các bạn học sinh lớp 7 chủ động trong việc sắp xếp thời gian ôn tập ngay tại nhà. Bên cạnh tài liệu ôn thi môn Ngữ văn thì bộ đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 cũng là tài liệu rất hay mà các em học sinh lớp 7 có thể lưu lại để chuẩn bị cho môn thi Địa lý trong kì thi hết học kì 1. Việc thực hành làm bộ đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 cũng là một hình thức ôn tập rất hiệu quả, phù hợp với tất cả các em học sinh lớp 7. Ngoài ra Taimienphi.vn xin chia sẻ thêm đến các thầy cô giáo và các em học sinh lớp 7 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án kèm theo. Việc chuẩn bị trước đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 sẽ giúp các em học sinh xây dựng kế hoạch ôn tập, ôn thi cho kì thi khảo sát giữa học kì 2 khoa học nhất, giúp các em đạt được các thành tích cao cho môn học này.
Tài liệu đính kèm: