Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử & Địa lí Lớp 5

docx 4 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 965Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử & Địa lí Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử & Địa lí Lớp 5
LỊCH SỬ 
Câu 1: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất ở Nam Kì khi Pháp xâm lược nước ta do ai lãnh đạo?
A. Nguyễn Trung Trực B. Trương Định
C. Nguyễn Hữu Huân D. Hồ Xuân Nghiệp
Câu 2: Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp từ khi nào?
A. Từ cuối năm 1959 B. Khi nhà Nguyễn kí hòa ước.
C. Khi Pháp vừa tấn công Gia Định D. Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông
Câu 3: Triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước, nhường ba tỉnh miền Đồng Nam Kì cho Pháp khi nào?
A. Năm 1959 B. Khi Pháp vừa đánh Gia Định
C. Khi Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp. D. Năm 1862
Câu 4: Khi nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi thì triều đình nhà Nguyễn làm gì?
A. Kí hòa ước. 
 B. Buộc Trương Định giải tán nghĩa binh.
C. Ban chức lãnh binh An Giang cho Trương Định 
D. Nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp.
Câu 5: Vua ban cho Trương Định chức lãnh binh ở:
A. Hà Tiên B. Vĩnh Long.
C. An Giang. D. Long An
Câu 6: Dân chúng và nghĩa quân muốn gì khi Trương Định đang băn khoăn, suy nghĩ?
A. Suy tôn Trương Định làm chủ soái.
B. Tiếp tục kháng chiến
C. Phải tuân lệnh vua.
D. Tôn Trương Định làm "Bình Tây Đại nguyên soái".
Câu 7: Lãnh binh là chức quan
A. Võ B. Văn
C. Chức quan võ chỉ huy quân đội một tỉnh. D. Chức quan đứng đầu tỉnh.
Câu 8: Trương Định đã quyết định như thế nào trước niềm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng?
A. Nhận chức lãnh binh. B. Từ chối chức lãnh binh.
C. Phất cao cờ "Bình Tây" D. Ở lại cùng nhân dân chống giặc.
Câu 9: Đứng trước sự phát triển khoa học kĩ thuật của Châu Âu và tư tưởng bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn, ai là người có chủ trương đổi mới đất nước?
A. Nguyễn Lộ Trạch B. Phạm Phú Thứ.
C. Nguyễn Trường Tộ. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10: Sau khi từ Pháp trở về, Nguyễn Trường Tộ đã trình lên vua Tự Đức bản điều trần trong đó bày tỏ:
A. Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.
B. Đề nghị không cho thương nhân nước ngoài vào nước ta làm ăn mua bán.
C. Mở trường dạy đóng tàu, đúc súng và dạy cách sử dụng máy móc.
D. Cả A và C đúng.
Câu 11: Thông qua bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì cho đất nước?
A. Muốn nhân dân thoát khỏi cảnh nghèo đói.
B. Muốn đất nước cải cách, phải tiếp cận với khoa học tiên tiến trên thế giới lúc bấy giờ.
C. Ông mong muốn xóa bỏ chế độ phong kiến đương thời.
D. Cả A và B đúng.
Câu 12: Nguyễn Trường Tộ được người đời sau kính trọng là bởi:
A. Ông lập được nhiều chiến công trong việc đánh Pháp.
B. Ông giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho nhân dân.
C. Ông có công trong việc khai phá, mở rộng bờ cõi.
D. Ông là người biết nhìn xa trông rộng, có lòng yêu nước nồng nàn với mong muốn tha thiết canh tân đất nước.
Câu 13: Nguyễn Trường Tộ từ Pháp trở về đã kể cho các quan trong triều nghe thay đổi gì ở xã hội Pháp mà ông chứng kiến?
A. Chuyện đèn điện không có dầu vẫn sáng.
B. Khi làm nông nghiệp, người nông dân Pháp vẫn phải dùng cày bằng sức người.
C. Xe đạp hai bánh chạy băng băng mà vẫn không đổ.
D. Cả A và C đúng.
Câu 14: Vua Tự Đức khi nghe đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ đã:
A. Đồng ý và cho thực hiện ngay.
B. Không nghe theo, vì cho rằng những phương pháp cũ cũng đủ để điều khiển đất nước.
C. Có thực hiện nhưng không triệt để.
D. Cho bắt Nguyễn Trường Tộ vào ngục, bởi ông có tư tưởng thân Pháp.
Câu 15: Năm 1884, sau khi triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta, trong nội bộ triều đình Huế đã nảy sinh những quan điểm nào?
A. Hòa hoãn, thương thuyết với Pháp.
B. Cương quyết cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc.
C. Cầu cứu nhà Thanh đưa quân sang đánh Pháp.
D. Cả A và B đúng.
Câu 16: Được tin Tôn Thất Thuyết chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. Thực dân Pháp đã sử dụng âm mưu nào để đối phó với Tôn Thất Thuyết?
A. Mời Tôn Thất Thuyết cộng tác với Pháp.
B. Mời Tôn Thất Thuyết đến giả vờ họp rồi bắt ông.
C. ám sát Tôn Thất Thuyết để loại trừ nguy cơ "tạo phản"
D. Bắt cóc những người thân nhằm gây sức ép với ông.
Câu 17: Cuộc khởi nghĩa nào thuộc phong trào khởi nghĩa hưởng ứng Chiếu Cần Vương?
A. Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa). B. Khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên)
C. Khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh). D. Cả A, B và C đúng.
Câu 18: Vào đêm mồng 4 rạng sáng 5 / 7 / 1885, trong cảnh vắng lặng kinh thành Huế, việc gì đã xảy ra?
A. Cảnh thả đèn trên sông Hương. 
 B. Âm thanh của những thoi dệt vải.
C. Tiếng súng "thần công" nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực
D. Cả A và B đúng.
Câu 19: Trước sự uy hiếp của kẻ thù, lí do nào khiến Tôn Thất Thuyết phải nổ súng sớm?
A. Để dành thế chủ động. 
 B. Để đe dọa kẻ thù.
C. Để phản đối việc triều đình Huế chấp nhận làm tay sai cho giặc.
D. Vì triều đình Huế buộc yêu cầu nổ súng.
Câu 20: Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Tôn Thất Thuyết đã cho lập căn cứ ở địa phương nào?
A. Vùng rừng núi từ Quảng Trị đến Thanh Hóa. B. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
C. Vùng núi Quảng Nam. D. Vùng núi Lạng Sơn.
Câu 21: Tại sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị), Tôn Thất Thuyết đã làm gì?
A. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.
B. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi cho xây dựng kinh thành mới ở đây.
C. Tôn Thất Thuyết chủ trương nối lại liên lạc với Pháp để hòa đàm.
D. Tôn Thất Thuyết xin từ quan, lui về ở ẩn.
Câu 22: Vào những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp đã:
A. Tập trung đầu tư phát triển kinh tế.
B. Đẩy mạnh và phát triển hệ thống giáo dục trên cả nước.
C. Đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột, vơ vét tài nguyên của nước ta.
D. Từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta, chuyển giao chính quyền cho triều đình Huế.
Câu 23: Từ cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam ta đã xuất hiện ngành kinh tế mới nào?
A. Nền công nghiệp khai khoáng. B. Ngành dệt.
C. Ngành sản xuất xi măng, điện, nước. D. Cả A, B và C đúng.
Câu 24: Những thay đổi về chính trị và kinh tế nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX được biểu hiện như thế nào?
A. Một số người làm ăn phát đạt đã trở thành chủ xưởng hoặc nhà buôn lớn.
B. Bộ máy cai trị thuộc địa hình thành.
C. Thành thị phát triển, buôn bán mở mang đã làm xuất hiện tầng lớp viên chức, trí thức, chủ xưởng nhỏ.
D. Cả A, B, C đúng.
Câu 25: Những thay đổi kinh tế đã tạo ra giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội?
A. Địa chủ
B. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức...
C. Nông dân D. Quan lại phong kiến
Câu 26: Giai cấp công nhân Việt Nam, chủ yếu xuất thân từ:
A. Nông dân bị mất ruộng đất, nghèo đói. B. Giới trí thức không được trọng dụng
C. Thợ thủ công không có việc làm. D. Nhà buôn bị phá sản.
Câu 27: Vào những năm đầu thế kỉ XX, nước ta có khoảng bao nhiêu vạn công nhân?
A. Khoảng 6 vạn công nhân. B. Khoảng 10 vạn công nhân.
C. Khoảng 20 vạn công nhân D. Khoảng 1 vạn công nhân
Câu 28: Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, người nông dân rơi vào hoàn cảnh:
A. Như trâu kéo cày. B. Trở thành người bần cùng.
C. Mất ruộng đất vào tay địa chủ và trở thành người làm thuê.
D. Cả A, B và C đúng.
Câu 29: Phan Bội Châu xuất thân từ:
A. Một gia đình quan lại B. Một gia đình địa chủ
C. Một gia đình nông dân D. Một gia đình nhà nho nghèo
Câu 30: Để tìm con đường cứu nước, năm 1905, Phan Bội Châu đã đến nước nào?
A. NướcTrung Hoa. B. Nước Anh
C. Nước Nga D. Nước Nhật
Câu 31: Khi Phan Bội Châu gặp gỡ một số người Nhật Bản. Tại đây họ hứa giúp đỡ những gì?
A. Hứa cung cấp lương thực.
B. Cam kết đầu tư xây dựng một số căn cứ quân sự ở Việt Nam
C. Hứa giúp đỡ đào tạo về kĩ thuật, quân sự cho thanh niên yêu nước Việt Nam.
D. Hứa xây dựng một số trường tại Việt Nam
Câu 32: Tại sao sống trong điều kiện khó khăn thiếu thốn ở Nhật, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?
A. Vì mong muốn học tập xong để trở về cứu nước.
B. Vì mong muốn học tập xong để trở về nước phục vụ cho chính quyền thực dân.
C. Vì mong muốn học tập xong để mau chóng sang Pháp làm việc
D. Vì mong muốn xin được một công việc ổn định tại Nhật.
Câu 33: Trước sức ép của thực dân Pháp, chính phủ Nhật đã quyết định:
A. Mời Phan Bội Châu và những người du học ở lại Nhật cộng tác.
B. Trục xuất Phan Bội Châu và những người du học ra khỏi Nhật Bản
C. Bắt và chuyển giao Phan Bội Châu và những người du học cho thực dân Pháp.
D. Giới thiệu Phan Bội Châu và những người du học cho chính quyền ở Đông Dương để làm việc.
Câu 34: Mốc thời gian nào đánh dấu sự tan rã của phong trào Đông Du?
A. Năm 1904 B. Năm 1908
C. Năm 1905 D. Năm 1909.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_1_mon_lich_su_dia_li_lop_5.docx