Đề thi hết học kỳ I môn: Sinh học – lớp 12

doc 8 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 909Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi hết học kỳ I môn: Sinh học – lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi hết học kỳ I môn: Sinh học – lớp 12
SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC CẢNH
 ( 50 câu trắc nghiệm )
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ THI HẾT HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: SINH HỌC – LỚP 12
Mã đề thi 208
Họ, tên thí sinh:.....................................................................:SBD ........................................................
C©u 1 : 
Cho phép lai P: ♀ ♂. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân II; giảm phân I diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai trên tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A.
56
B.
42
C.
128
D.
105
C©u 2 : 
Người ta sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người trong giai đoạn sớm, trước sinh?
A.
Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phân tích Prôtêin.
B.
Chọc dò dịch ối hoặc sinh thiết tua nhau thai để lấy tế bào đem phân tích NST giới tính X.	
C.
Chọc dò dịch ối lấy tế bào đem phân tích NST thường.
D.
Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phân tích ADN.
C©u 3 : 
Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau.
 Phép lai P : ♀ x ♂XDY thu được F1 trong tổng số cá thể cái mang kiểu hình trội của 3 tính trạng trên, số cá thể có kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 4/33. Những phát biểu về kết quả đời F1:
1. Có 40 loại kiểu gen và 16 loại kiểu hình. 
2. Số cá thể mang kiểu gen trên chiếm tỉ lệ 8%.
3. Số cá thể mang kiểu hình trội của 1 trong 3 tính trạng trên chiếm tỉ lệ 11/52.
4. Số cá thể mang 3 alen trội của 3 gen trên chiếm tỉ lệ 36%.
5. Khoảng cách giữa 2 gen A và B là 20cM
Có bao nhiêu kết luận đúng
A.
1
B.
4
C.
2
D.
3
C©u 4 : 
Trong quá trình tổng hợp prôtêin, pôlixôm có vai trò
A.
gắn các axit amin với nhau tạo thành chuỗi pôlipeptit
B.
giúp ribôxôm dịch chuyển trên mARN
C.
gắn tiểu phần lớn với tiểu phần bé để tạo ribôxôm hoàn chỉnh.
D.
tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
C©u 5 : 
Cây lá mác mọc cạnh bờ sông hoặc trên cạn lá to, dạng mũi mác. Cây lá mác đó khi mọc dưới nước lá mềm và thuôn nhỏ. Hiện tượng đó gọi là 
A.
Đột biến
B.
Sự mềm dẻo kiểu hình 
C.
Biến dị di truyền
D.
Ngẫu nhiên
C©u 6 : 
Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt vàng- nhăn đời lai F1 thu được tỉ lệ 3 vàng -trơn:3 vàng- nhăn:1 xanh -trơn:1 xanh - nhăn. Thế hệ P có kiểu gen
A.
AaBb x aaBb
B.
AaBb x Aabb
C.
Aabb x AaBB
D.
AaBb x aaBB
C©u 7 : 
Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự:
A.
Phân tử ADNà sợi cơ bản à sợi nhiễm sắc à crômatit
B.
Phân tử ADN à sợi cơ bản à đơn vị cơ bản nuclêôxôm à sợi nhiễm sắc à crômatit
C.
Phân tử ADN à đơn vị cơ bản nuclêôxôm à sợi nhiễm sắc à sợi cơ bản à crômatit
D.
Phân tử ADN à sợi cơ bản à sợi nhiễm sắc à sơi siêu xoắn à crômatit
C©u 8 : 
Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người có những phát biểu sau
1. Bệnh phêninkêtô niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh.	
2. Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.
3. Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.	
4. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A.
4
B.
1
C.
3
D.
2
C©u 9 : 
Ung thư là bệnh:
A.
do tác nhân môi trường tạo ra: khí độc hại, hoá chất, virut gây ung thư
B.
Lành tính, không di truyền do tế bào ung thư phân chia vô hạn tạo ra khối u, nhưng ít ảnh hưởng đến sức sống của cá thể.
C.
ác tính và lành tính khi các tế bào khối u di căn vào máu và các nơi khác trong cơ thể, gây chết cho bệnh nhân
D.
Đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của tế bào cơ thể, hình thành khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể
C©u 10 : 
Quy trình tạo cừu Dolly đầu tiên lấy nhân của tế bào ...(1) ... và chuyển vào tế bào ...(2)... đã được khử nhân
A.
1- trứng của cừu mặt trắng ; 2 - trứng của cừu mặt đen
B.
1 – tuyến vú của cừu mặt trắng; 2 – trứng cừu mặt đen
C.
1 – tuyến vú của cừu mặt trắng; 2 – trứng cừu mặt trắng
D.
1 – hợp tử của cừu mặt trắng; 2 – trứng cừu mặt đen
C©u 11 : 
Ở một loài động vật , khi đem cá thể lông đỏ lai phân tích à Fb có tỷ lệ kiểu hình 1 đỏ : 3 trắng. Lấy ngẫu nhiên 2 cá thể lông trắng ở đời Fb giao phối ngẫu nhiên với nhau được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể F1 thì xác suất để thu được cá thể lông trắng là bao nhiêu?
A.
15/18
B.
5/6
C.
17/18
D.
1/ 6
C©u 12 : 
Bản chất của qui luật phân li là
A.
F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 trội ; 1 lặn.
B.
Tính trạng trội át chế tính trạng lặn.
C.
Sự phân li của các cặp alen trong giảm phân.
D.
Sự phân li của các cặp nhiễm sắc thể trong giảm phân và thụ tinh
C©u 13 : 
Điều kiện nghiệm đúng của Định luật Hacđi - Vanbéc 
quần thể có số lượng cá thể đủ lớn, không có sự di nhập gen vào QT
các kiểu gen trong quần thể phải tương đối đồng đều
không có chọn lọc và đột biến 
4. mỗi gen phải có nhiều alen tương ứng
5. giao phối ngẫu nhiên, các kiểu gen đều có sức sống và độ hữu thụ như nhau
Có bao nhiêu điều kiện đúng?
A.
2
B.
5
C.
3
D.
4
C©u 14 : 
Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen
A.
Các gen trên cùng 1 NST trao đổi ở kì đầu giảm phân 1
B.
Trao đổi chéo giữa 2 cromatit trong NST kép tương đồng ở kì đầu giảm phân 1
C.
Hoán vị xảy ra như nhau ở cả 2 giới
D.
Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST
C©u 15 : 
Gen sao mã 1số lần đã lấy của môi trường nội bào 9048 Nu. Trong quá trình đó đã có 21664 liên kết Hiddro bị phá vỡ. Trong mỗi pt ARN được tổng hợp có 2261 liên kết hóa trị giữa đường và axit photphoric. Số lần phiên mã và số Timin của gen lần lượt bằng:
A.
8 và 865
B.
4 và 658
C.
4 và 568
D.
8 và 685
C©u 16 : 
Mã di truyền có 3 mã kết thúc là
A.
UAG, UGA,UAA 
B.
UAX, UAG, UGA
C.
UXA, UXG, UGX 
D.
UAU, UAX, UGG
C©u 17 : 
Phương pháp tạo cơ thể thuần chủng về tất cả các kiểu gen quy định tính trạng
A.
Nuôi cấy mô
B.
Nuôi cấy hạt phấn kết hợp với lưỡng bội hoá
C.
Chuyển ghép gen
D.
Tự thụ phấn qua các thế hệ
C©u 18 : 
Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng
A.
Giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn
B.
Giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.
C.
tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.
D.
Giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội
C©u 19 : 
Để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội có thể căn cứ vào kết quả của
A.
lai phân tích
B.
tự thụ phấn ở thực vật.
C.
lai gần.
D.
lai thuận nghịch.
C©u 20 : 
Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc
A.
Bổ xung; bán bảo toàn. 
B.
Trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp.
C.
Một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn
D.
Mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ.
C©u 21 : 
Cho các bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người:
(1) Hội chứng bệnh Đao. (2) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
(3) Hội chứng siêu nữ (3X). (4) Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm.
(5) Bệnh tâm thần phân liệt. (6) Bệnh ung thư máu.
Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện mấy hội chứng và bệnh trong số đã nêu trên ?
A.
1
B.
4
C.
2
D.
3
C©u 22 : 
Phân tử ADN tái tổ hợp là
A.
Là ADN tìm thấy trong thể nhân của vi khuẩn
B.
Là đoạn ADN của tế bào cho kết hợp với ADN của thể truyền
C.
Là đoạn ADN của tế bào cho kết hợp với ADN của tế bào nhận
D.
Là đoạn ADN của tế bào cho kết hợp với ADN của plasmit
C©u 23 : 
Kết quả nào dưới đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối cận huyết đem lại?
A.
Hiện tượng thoái hóa giống 
B.
Tạo ra dòng thuần chủng. 
C.
Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.
D.
Tạo ưu thế lai
C©u 24 : 
Ở người, bệnh phêninkêtô niệu do một trong hai alen của gen nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh máu khó đông do một trong hai alen của gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X qui định. Theo dõi sự di truyền của hai bệnh này trong một gia đình qua hai thế hệ được thể hiện qua sơ đồ phả hệ dưới đây:
Không có sự phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong gia đình; các tính trạng trội, lặn hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ II đối với hai bệnh nói trên?
A.
Xác suất chỉ bị một trong hai bệnh trên bằng 1/4.
B.
Xác suất không mang alen bệnh đối với cả hai bệnh trên bằng 1/4
C.
Xác suất là con trai và chỉ bị một trong hai bệnh trên bằng 1/8. 
D.
Xác suất là con gái và không bị bệnh trong số hai bệnh trên bằng 5/12.
C©u 25 : 
ở sinh vật nhân thực phức hệ aa mở đầu- tARN là
A.
3’ Met - tARN – UAX...5’
B.
5’ Met - tARN – AUG ...3’
C.
3’ Met - tARN – AUG ...5’
D.
5’ Met - tARN – UAX...3’
C©u 26 : 
Thể song nhị bội được tạo ra bằng phương pháp
A.
 Lai tế bào; lai xa kết hợp với đa bội hoá
B.
Nuôi cấy mô và gây đột biến đa bội
C.
Lai tế bào; lai thuận nghịch
D.
Nhân bản vô tính và công nghệ gen
C©u 27 : 
Trong một quần thể thực vật xuất hiện các đột biến: alen A đột biến thành alen a; alen b đột biến thành alen B; alen D đột biến thành alen d. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
A.
aaBbDD; AabbDd; AaBbDd
B.
AabbDd; aaBbDD; AaBbdd.
C.
AaBbDd; aabbdd; aaBbDd
D.
aaBbDd; AabbDD; AaBBdd
C©u 28 : 
Lai cá chép cái (có râu) lai với cá giếc đực (không râu) à F1 toàn cá có râu. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau à F2 cũng toàn cá có râu. Kết quả phép lai tuân theo QLDT nào?
A.
Di truyền các gen trên NST thường
B.
Di truyền của các gen ngoài nhân
C.
Di truyền các gen trên NST X
D.
Di truyền các gen trên NST Y
C©u 29 : 
Ở 1 loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do 1 gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên 1 NST thường, hoán vị gen đã xẩy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và cái. Cho giao phấn cây thuần chủng có kiểu hình trội về cả hai tính trạng với cây có kiểu hình lặn về cả hai tính trạng trên (P) thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2. Biết rằng không xẩy ra đột biến? Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây về F2 là sai?
A.
có 10 loại kiểu gen 
B.
kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ lớn nhất
C.
kiểu hình lặn về 2 tính trạng luôn chiếm tỉ lệ nhỏ nhất 
D.
có hai loại kiểu gen dị hợp tử về cả hai cặp gen
C©u 30 : 
Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là
A.
mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng phải tồn tại trên một cặp nhiễm sắc thể.
B.
các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn.
C.
các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.
D.
số lượng và sức sống của đời lai phải lớn.
C©u 31 : 
Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong tái bản tạo nên
A.
đột biến G-X" A-T
B.
2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau
C.
sự sai hỏng ngẫu nhiên
D.
đột biến A-T"G-X
C©u 32 : 
Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao có kiểu gen AAaa giao phấn với cây có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là
A.
11 cao: 1 thấp
B.
33 cao: 3 thấp
C.
35 cao: 1 thấp
D.
27 cao: 9 thấp
C©u 33 : 
Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, khi lai 2 giống cà chua thuần chủng quả đỏ với quả vàng . Theo định luật Menđen đời lai F2 thu được 
A.
3 quả đỏ: 1 quả vàng.
B.
9 quả đỏ: 7 quả vàng.
C.
Đều quả đỏ.
D.
1 quả đỏ: 1 quả vàng.
C©u 34 : 
Cấu trúc Operon gồm
A.
gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động
B.
Gen điều hoà, vùng khởi động, vùng chỉ huy
C.
Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng chỉ huy
D.
Vùng khởi động, nhóm gen cấu trúc, vùng chỉ huy
C©u 35 : 
Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi ADN là
A.
Trong 2ADN mới hình thành mỗi ADN có 1 mạch cũ và 1 mạch mới
B.
2 ADN sau khi nhân đôi hoàn toàn giống nhau và giống ADN mẹ
C.
Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch theo hướng ngược chiều nhau
D.
2 ADN con sau khi nhân đôi 1 ADN con có nguyên liệu của mẹ, và 1 ADN con có nguyên liệu từ môi trường
C©u 36 : 
Trong công nghệ chuyển gen sử dụng enzim cắt và nối lần lượt là
A.
Restictaza và polimeraza
B.
Restictaza và ligara
C.
Ligaza và Restictaza
D.
Amilaza và polimeraza
C©u 37 : 
Hội chứng Đao do sự kết hợp loại giao tử 
A.
n và n + 1 B. n và n - 1 
C.
n - 1 và n - 1 D. n + 1 và n + 1
C©u 38 : 
Cá thể có kiểu gen XPQXpq, cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa cặp gen không phân ly trong giảm phân II, cặp nhiễm sắc thể giới tính giữ nguyên cấu trúc và giảm phân bình thường thì số loại giao tử hình thành là: 
A.
10
B.
16
C.
14
D.
8
C©u 39 : 
Ở một loài động vật, xét một lôcut nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen, alen A quy định thực quản bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định thực quản hẹp. Những con thực quản hẹp sau khi sinh ra bị chết yểu. Một quần thể ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới đực và giới cái như nhau, qua ngẫu phối thu được F1 gồm 2800 con, trong đó có 28 con thực quản hẹp. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ (P) là:
A.
0,7AA : 0,3Aa
B.
0,9 Aa : 0,1aa
C.
0,8AA : 0,2Aa. 
D.
0,9AA : 0,1Aa.
C©u 40 : 
Ở một loài động vật, cho con đực lông xám giao phối với con cái lông vàng được F1 toàn lông xám, tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 
Giới đực: 6 lông xám: 2 lông vàng. Giới cái: 3 lông xám: 5 lông vàng.
tiếp tục cho các con lông xám ở F2 giao phối với nhau, xác suất để F3 xuất hiện một con mang toàn gen lặn là:
A.
1/36
B.
1/32
C.
1/81
D.
1/72
C©u 41 : 
Ưu thế lai là hiện tượng con lai....
A.
được tạo ra do chọn lọc cá thể
B.
xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp
C.
xuất hiện những tính trạng lạ không có ở bố mẹ
D.
có những đặc điểm vượt trội so với bố mẹ 
C©u 42 : 
Sự di truyền của 2 cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen, di truyền trội hoàn toàn. Nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình 7 A-B-: 5A-bb: 1aaB-: 3aabb, thì P có kiểu gen, tần số hoán vị gen là:
A.
 x , hoán vị 2 bên với f = 18,75%
B.
(f = 25%) x 
C.
 (f = 25% ) x 
D.
 x , hoán vị một bên với f = 25%
C©u 43 : 
Hội chứng Mácphan ở người có chân tay dài, ngón tay dài, đục thuỷ tinh thể do tác động tác động 
A.
bổ trợ. 
B.
cộng gộp
C.
át chế. 
D.
gen đa hiệu
C©u 44 : 
Cho các phát biểu về thể khảm :
1. Do đột biến phát sinh ở lần phân bào I trong giảm phân của tế bào sinh hạt phấn
2. Do đột biến phát sinh trong lần phân bào đầu tiên của tế bào ở đỉnh sinh trưởng
3. Do đột biến phát sinh ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử
4. Biểu hiện trên toàn bộ cơ thể 
5. có thể di truyền qua sinh sản vô tính
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A.
3
B.
4
C.
1
D.
2
C©u 45 : 
Một loài có bộ NST 2n = 18 . Một cá thể của loài trong đó có 27 NST, cá thể đó thuộc thể 
A.
tam bội
B.
tam nhiễm
C.
tứ bội
D.
bốn nhiễm
C©u 46 : 
Một sinh viên ghi chú về các bước của kỹ thuật tạo giống mới bằng phương pháp xử lý đột biến:
I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thụần chủng
II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến
IV. Tạo dòng thuần chủng.
Quy trình nào sau đây đầy đủ nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
A.
I →III → II.
B.
III →II →IV.  
C.
II→ III →IV
D.
III →II →I.    
C©u 47 : 
Trong quần thể ngẫu phối kiểu gen aa = 0,16. Tỷ lệ kiểugen Aa là
A.
0,16
B.
0,48
C.
0, 24
D.
0,32
C©u 48 : 
Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm: 
1. ở sinh vật nhân thực diễn ra ở trong nhân, tại pha G1 của kỳ trung gian 
2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
3. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
 4. Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5’ ® 3’. 
5 . Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y 
6. ở tế bào đã biệt hóa của sinh vật nhân thực qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con luôn có chiều dài bằng ADN mẹ.
7. Ở sinh vật nhân thực enzim nối ligaza thực hiện trên cả hai mạch mới
8 . Quá trình tự nhân đôi là cơ sở dẫn tới hiện tượng nhân bản gen trong ống nghiệm
 9. ở sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái bản trong mỗi đơn vị lại có nhiều điểm sao chép 
Số phương án đúng là:
A.
4
B.
6
C.
5
D.
7
C©u 49 : 
Xét một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội có hàm lượng ADN nhân là a. Tế bào này đang thực hiện quá trình giảm phân, hàm lượng ADN trong tất cả các tế bào đang ở kì sau của giảm phân II là:
A.
1a
B.
4a
C.
8a
D.
2a
C©u 50 : 
Cho các nguyên nhân sau: 
 1. Do NST đứt gãy, sau đó nối lại một cách không bình thường
2. Do sự phân li không bình thường của NST, xảy ra ở kì sau của quá trình phân bào
3. Do sự rối loạn quá trình trao đổi chéo xẩy ra ở kì đầu giảm phân I 
 4. Do sự phá hủy hoặc không xuất hiện thoi phân bào
Số nguyên nhân dẫn đến đột biến cấu trúc NST là:
A.
4
B.
2
C.
3
D.
1
 ----- Hết ----- 
phiÕu soi - ®¸p ¸n (Dµnh cho gi¸m kh¶o)
M«n : sinh 2016
§Ò sè : 208
01
28
02
29
03
30
04
31
05
32
06
33
07
34
08
35
09
36
10
37
11
38
12
39
13
40
14
41
15
42
16
43
17
44
18
45
19
46
20
47
21
B.48
22
49
23
50
24
25
26
27

Tài liệu đính kèm:

  • docthi_thu_QG_mon_sinh_hoc_2016_nguyen_duc_canh_TP_thai_binh.doc