Đề thi giao lưu học sinh giỏi lớp 7 năm học 2015 - 2016 môn thi : Ngữ văn thi gian làm bài : 120 phút (không tính thi gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1269Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giao lưu học sinh giỏi lớp 7 năm học 2015 - 2016 môn thi : Ngữ văn thi gian làm bài : 120 phút (không tính thi gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi giao lưu học sinh giỏi lớp 7 năm học 2015 - 2016 môn thi : Ngữ văn thi gian làm bài : 120 phút (không tính thi gian giao đề)
 §Ò thi GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI líp 7
N¨m häc 2015 - 2016
Môn thi : NGỮ VĂN
Thêi gian lµm bµi : 120 phót 
 (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò 
 ---------------------------------------------
Câu 1 (4.0 điểm):
 Chỉ ra và nêu giá trị diễn đạt của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ sau:
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
 (Hồ Chí Minh- Ngữ văn 7, tập I)
Câu 2: (6 điểm):
 Trình bày cảm nhận của em về hai câu ca dao sau:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
( Ca dao về tình cảm gia đình- Ngữ văn 7-tập 1)
Câu 3: ( 10 điểm)
Bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gợi ; về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Qua bài thơ, em hãy trình bày cảm nhận của em về nội dung 
trên. 
 	 Hết
 -------------------------------
ĐÁP ÁN- BIỂU CHẤM
 . Yêu cầu cụ thể
Câu
1
Nội dung cần đạt
Thang điểm
Câu1
(4.0 đ)
HS chỉ ra được các biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ.
- Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người.
- Điệp từ lồng với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc
- Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước.
=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người.
0,5
1,0
1,0
1.0
0.5
 Câu 2
Câu 2
( 6 đ):
 Yêu cầu trình bày dưới hình thức một một bài văn ngắn.
 - Về nội dung: Học sinh giới thiệu được ca dao là tiếng nói của tình cảm con người, trong đó có tình cảm gia đình
 - Nêu nôi dung bài ca dao: là tiếng lòng của người con xa quê khi nhớ về quê mẹ. Cũng có thể là nỗi lòng của người con gái đi lấy chồng xa trong xã hội xưa.
- Chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật trong hai câu ca dao: Từ lấy “ Chiều chiều” gợi lên một không gian gợi buồn gợi nhớ cho những người đi xa. Chiều chiều là khoảng thời gian sum họp, đoàn tụ , vậy mà người con giờ đang bơ vơ nơi đất khách quê người.
 - Không gian ngõ sau, heo hút vắng vẻ cũng là không gian gợi buồn ... để người con đứng trông về quê mẹ vào lúc chiều buông...
- Tâm trạng của người con được thể hiện qua cụm từ:” ruột đau chín chiều”- “Chín chiều” có nghĩa đâu nhiều bề=> Nỗi đau, nỗi nhớ cồn cào gan ruột . 
- Có thể hình dung ra hình ảnh mẹ già ở quê hương ...
- Đánh giá khái quát về tình cảm sâu nặng tha thiết của người con dành cho mẹ , tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng ...
0,5đ
1đ
1đ
1đ
1đ
1đ
0,5
Câu 3 (10điểm)
Yêu cầu chung
Văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận văn học).
- Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó có kết hợp với phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng một số bài văn, bài thơ khác để làm phong phú thêm cho bài làm.
- Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn
Mở bài
Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm...
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong sáng về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước...
1 đ
Thân bài
Làm sáng tỏ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước
a) Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu
Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ.	
- Cảm xúc của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa .
 Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
 Nghe gọi về tuổi thơ
- Điệp từ “nghe” và nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả sự xao xuyến trong tâm hồn người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa=> Đã tiếp thêm niềm vui và sức mạnh cho người lính trên chặng đường hành quân.
 - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh hiện ra trong nỗi nhớ: 
 "Ổ rơm hồng những trứng
 Này con gà mái mơ "	
- Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng:
 " - Gà đẻ mà mày nhìn
 Rồi sau này lang mặt"	
- Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu:
 " Tay bà khum soi trứng
 Dành từng quả chắt chiu "	
- Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà - ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ1 điểm
5đ
b) Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước:	
- Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu 
- Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình: 
 " Cháu chiến đấu hôm nay
 Vì lòng yêu Tổ quốc
 Bà ơi, cũng vì bà"	
- Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu. 
- Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc . Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng
3đ
* HS có thể mở rộng và nâng cao bằng việc giới thiệu một số bài thơ khác có cùng chủ đề viết về bà, về mẹ 
Kết bài
+ Khẳng định lại nội dung bài thơ: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.	
+ Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình - nguồn sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay, có thể mở rộng và nâng cao qua một số tác phẩm văn học khác nói về tình cảm gia đình	
1đ
 * Do đặc thù của môn Ngữ Văn, giáo viên linh hoạt khi sử dụng biểu chấm
-------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_Van_7_Cuc_chuan_20152016.doc