Đề thi đề nghị chọn HSG khu vực duyên hải và ĐBBB năm 2015-2016 môn: Hoá học – lớp 10 Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2606Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề nghị chọn HSG khu vực duyên hải và ĐBBB năm 2015-2016 môn: Hoá học – lớp 10 Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi đề nghị chọn HSG khu vực duyên hải và ĐBBB năm 2015-2016 môn: Hoá học – lớp 10 Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
LÊ QUÝ ĐÔN
 ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ CHỌN HSG 
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐBBB
NĂM 2015-2016
Môn: Hoá học – Lớp 10
 (Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề)
CÂU I: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ, ĐỊNH LUẬT HTTT (2,0 điểm)
	1. Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng có bộ các số lượng tử: 
n = 3; l = 2; m = 0 và s = +.
	a) Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X.
	b) Hãy xác định năng lượng ion hóa thứ z (theo kJ/mol) của nguyên tử nguyên tố X. Với z là số hiệu nguyên tử của nguyên tố X.
	2. Cho các giá trị năng lượng ion hóa (eV) liên tiếp nhau như sau:
I1
I2
I3
I4
5,95
18,82
28,44
119,96
	Hãy cho biết các giá trị năng lượng ion hóa đó có thể tương ứng với nguyên tố nào sau đây ? Giải thích.
	Be (Z = 4); Al (Z = 13) và Fe (Z = 26).
CÂU II: TINH THỂ (2,0 điểm)
 Máu trong cơ thể người có màu đỏ vì chứa hemoglobin (chất vận chuyển oxi chứa sắt). Máu của một số động vật nhuyễn thể không có màu đỏ mà cá màu khác vì chứa kim loại khác (X). Tế bào đơn vị ( ô mạng cơ sở) lập phương tâm diện của tinh thể X có cạnh bằng 6,62.10-8 cm. Khối lượng riêng của nguyên tố này là 8920 kg/m3.
Tính thể tích của các nguyên tử trong một tế bào và phần trăm thể tích của tế bào bị chiếm bởi các nguyên tử.
Xác định nguyên tố X.
CÂU III: PHẢN ỨNG HẠT NHÂN (2 điểm)
	Một mẫu quặng urani tự nhiên có chứa 99,275 gam U; 0,720 gam U và 3,372.10-5 gam Ra. Cho các giá trị chu kì bán hủy: t1/2(U) = 7,04.108 năm, t1/2(U) = 4,47.109 năm, t1/2(Ra) = 1600 năm. Chấp nhận tuổi của Trái Đất là 4,55.109 năm. 
	a. Tính tỉ lệ khối lượng của các đồng vị U /U khi Trái Đất mới hình thành. 	 
	b. Nếu chưa biết chu kì bán huỷ của U thì giá trị này có thể tính như thế nào từ các dữ kiện đã cho?
(U có chu kì bán hủy rất lớn. Vì thế, chu kì bán hủy của nó không thể xác định bằng cách đo trực tiếp sự thay đổi hoạt độ phóng xạ mà dựa vào cân bằng phóng xạ, được thiết lập khi chu kì bán hủy của mẹ rất lớn so với chu kì bán hủy của các con cháu. Ở cân bằng phóng xạ thế kỉ, hoạt độ phóng xạ của mẹ và các con cháu trở thành bằng nhau. Hoạt độ phóng xạ là tích số của hằng số tốc độ phân rã với số hạt nhân phóng xạ). 
CÂU IV: NHIỆT HÓA HỌC (2,0 điểm)
Amoni hidrosunfua là một chất không bền dễ dàng bị phân hủy thành NH3(k) và H2S(k)
NH4HS(r) NH3(k ) + H2S(k)
Cho biết các số liệu nhiệt động học sau đây tại 25oC 
Ho ( KJ.mol-1) 	So ( J.K-1.mol-1)
 NH4HS(r)	-156,9	113,4
 NH3(k)	- 45,9	192,6
 H2S(k)	- 20,4	205,6 
 1. Tính H0, S0, G0 tại 250C.
Tính hằng số cân bằng Kp tại 25oC của phản ứng trên.
Tính hằng số cân bằng Kp tại 35oC của phản ứng trên giả thiết rằng cả H0 và S0 không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Tính áp suất toàn phần trong bình chứa nếu phản ứng đạt cân bằng tại 250C. Bỏ qua thể tích của NH4HS(r).
CÂU V: CÂN BẰNG PHA KHÍ (2,0 điểm)
 Sunfuryl điclorua SO2Cl2 là hoá chất phổ biến trong phản ứng clo hoá. Tại 350oC, 
2 atm phản ứng SO2Cl2 (khí) SO2 (khí) + Cl2 (khí)	 (1) Có Kp = 50 .
a) Hãy cho biết đơn vị của trị số đó và giải thích: hằng số cân bằng Kp này phải có đơn vị như vậy.
	b) Tính phần trăm theo thể tích SO2Cl2(khí) còn lại khi (1) đạt tới cân bằng ở điều kiện đã cho.
CÂU VI: CÂN BẰNG AXIT – BAZƠ VÀ KẾT TỦA (2,0 điểm)
Hỗn hợp B gồm 100,00 ml dung dịch HCl 0,120M và 50,00ml dung dịch Na3PO4.
	1. Tính CM của Na3PO4. Biết pH của dung dịch B là 1,50. Biết H3PO4 có pK1 =2,23; pK2 =7,26; pK3 = 12,32.
	2. Tính V của dung dịch NaOH 0,1M cần để trung hoà 100 ml hỗn hợp B đến pH= 7,26.
CÂU VII: PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ - ĐIỆN HÓA (2,0 điểm)
	Cho giản đồ thế chuẩn của mangan trong môi trường axit (pH = 0)
	 +0,56V	 ?	 +0,95V	+ 1,51V	-1,18V
	MnO	MnO MnO2 Mn3+	Mn2+ 	Mn
 + 1,51V
	1. Hãy tính thế khử của cặp MnO/MnO2 ?
	2. Cho biết phản ứng sau có thể tự xảy ra được không? Tại sao?
3MnO + 4H+ 2MnO + MnO2 + 2H2O
	3. Mangan có phản ứng được với nước và giải phóng khí hiđro không? 
	Cho biết: H2O + e H2 + OH- có E = 0 - 0,059 pH
CÂU VIII: NHÓM HALOGEN (2,0 điểm)
	Một loại quặng chỉ chứa MnO2 và tạp chất trơ. Cân chính xác 0,5000 gam quặng trên rồi cho vào bình cầu có nhánh. Thêm từ từ vào bình này khoảng 50 mL dung dịch HCl đặc. Đun nóng đến khi mẫu quặng tan hết, chỉ còn lại tạp chất trơ. Hấp thụ hoàn toàn khí Cl2 thoát ra bằng lượng dư dung dịch KI, thu được dung dịch X. Chuyển toàn bộ X vào bình định mức 250 mL, thêm nước cất đến vạch mức, lắc đều. Chuẩn độ 25,00 mL dung dịch này bằng dung dịch chuẩn Na2S2O3 0,05 M (chỉ thị hồ tinh bột) thì hết 22,50 mL.
	a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
	b) Tính hàm lượng % theo khối lượng của MnO2 trong quặng trên.
CÂU IX: NHÓM O - S (2,0 điểm)
Đốt cháy hòan toàn 12g một muối sunfua kim loại M (hóa trị II), thu được chất rắn A và khí B. Hoà tan hết A bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 33,33%. Làm lạnh dung dịch muối này thấy tách ra 15,625g tinh thể muối ngậm nước X, phần dung dịch bão hòa lúc này có nồng độ 22,54%.
 1. Xác định kim loại M và công thức hoá học muối tinh thể ngậm nước X.
 2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi:
a) Đun nóng khí B với nước trong ống kín ở 1500C thấy thóat ra chất rắn màu vàng.
Cho khí B đi qua nước Brom cho đến khi vừa mất màu đỏ nâu của dung dịch . Sau đó thêm dung dịch BaCl2 vào thấy kết tủa trắng.
CÂU X: ĐỘNG HỌC (2,0 điểm)
	Cho phản ứng : 	(CH3)2O(k) CH4(k) + CO(k) + H2(k)
	Khi tiến hành phân hủy đimetyl ete (CH3)2O trong một bình kín ở nhiệt độ 504oC và đo áp suất tổng của hệ, người ta được các kết quả sau:
t / giây
0
1550
3100
4650
Phệ / mm Hg
400
800
1000
1100
Dựa vào các kết quả này, hãy:
	a) Chứng minh rằng phản ứng phân huỷ đimetyl ete là phản ứng bậc một.
	b) Tính hằng số tốc độ phản ứng ở 504oC.
	c) Tính áp suất tổng của hệ trong bình và phần trăm lượng (CH3)2O đã bị phân hủy sau 460 giây.

Tài liệu đính kèm:

  • docHÓA 10 - ĐIỆN BIÊN.doc
  • docĐÁP HÓA 10 - ĐIỆN BIÊN.doc