Đề thi, đáp án học sinh giỏi bậc tiểu học môn tiếng Việt lớp 5

docx 23 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 4219Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi, đáp án học sinh giỏi bậc tiểu học môn tiếng Việt lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi, đáp án học sinh giỏi bậc tiểu học môn tiếng Việt lớp 5
ĐỀ THI, ĐÁP ÁN HSG BẬC TIỂU HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 
ĐỀ SỐ 2
 Bài 1: Tìm 5 thành ngữ, tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam. 
Bài 2: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột ở bảng dưới đây: Từ láy Từ ghép 
Bài 3: Xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong mỗi câu sau: 
a) Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền. 
b) Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ. c) Học quả là khó khăn vất vả. 
Bài 4: Thêm trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ vào mỗi câu sau để ý diễn đạt thêm cụ thể, sinh động: a) Lá rơi. b) Biển đẹp.
 Bài 5: Tả cảnh đẹp ở Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách đã viết: "Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên nhứng cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý." Em có nhận xét gì về cách dùng từ, đặt câu ở đoạn văn trên? Nêu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu đó. 
Bài 6: Hãy thuật lại một buổi vui chơi thích thú của em trong mùa hè năm nay. (Bài viết khoảng 20 dòng). 
ĐÁP ÁN
 Bài 1: Tìm đúng 5 thành ngữ, tục ngữ theo yêu cầu. Ví dụ: - Đói cho sạch, rách cho thơm. - Lá lành đùm lá rách. - Thương người như thể thương thân. - Uống nước nhớ nguồn. - Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ 
Bài 2: Xếp đúng các từ đã cho vào 2 cột: 
Từ láy Từ ghép chậm chạp, mê mẩn, mong mỏi, tươi tắn, vương vấn
 châm chọc, mong ngóng, nhỏ nhẹ, tươi tốt, phương hướng
 Bài 3: Xác định đúng bộ phận chủ ngữ (CN), bộ phận vị ngữ (VN) trong mỗi câu như sau: 
Tiếng cá quẫy tũng toẵng / xôn xao quanh mạn thuyền. 
 CN VN
Những chú gà nhỏ như những hòn tơ / lăn tròn trên bãi cỏ. 
 CN VN 
Học / quả là khó khăn vất vả. 
CN VN
 Bài 4: Thêm đúng vào mỗi câu ít nhất 1 trạng ngữ, 1 định ngữ, 1 bổ ngữ. Ví dụ: a) Ngoài phố, lá khô rơi xào xạc. TN ĐN BN 
 b) Buổi sớm, biển Cửa Lò đẹp như một bức tranh. TN ĐN BN 
 Bài 5: - Nêu đúng các nhận xét: dùng 3 lần từ ngữ Thoắt cái (điệp ngữ) ở đầu câu; câu 1 đảo bổ ngữ lác đác lên trước; câu 2 đảo vị ngữ trắng long lanh lên trước. 
- Nói được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu: điệp ngữ Thoắt cái gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng, nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh chóng của thời gian, đến mức gây bất ngờ; dùng đảo ngữ để nhấn mạnh, làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của sự biến đổi về cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa.
 Bài 6: Bài viết có độ dài tối thiểu 20 dòng; đúng thể loại văn tường thuật đã học. Nội dung cần làm nổi bật được những yêu cầu: - Nêu rõ trình tự những nét chính về một buổi vui chơi của em trong mùa hè năm nay (ở đâu, có những hoạt động gì thích thú, thu hoạch được những điều gì bổ ích, .) - Bộc lộ được cảm xúc thú vị của bản thân trước những niềm vui của ngày hè. Diễn đạt rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng; viết đúng chính tả, trình bày bài sạch sẽ.
I.LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
Câu 1 : Xác định chủ ngữ - vị ngữ trong câu ghép sau : (2đ)
 - Mặc dù tên cướp rất hung hãn, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8 
 - Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương 
Câu 2 : Chép lại 4 câu tục ngữ hoặc thành ngữ nói về quan hệ tình cảm giữa những người thân trong gia đình (2đ)
Câu 3: Cho đoạn văn sau: Đêm về khyua lặng gió, sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương tom tóp, lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền
 ( Lê Lựu)
 a) Tìm từ láy trong đoạn văn trên 
 b) Phân loại các từ láy tìm theo các kiểu láy đã học II. 
Tập làm văn : (4đ) - Em viết một đoạn văn ngắn khoảng 20 dòng tả lại một bữa cơm thân mật, đầm ấm trong gia đình em. --------------------------
Đáp án
I. Luyện từ và câu :Câu 1 (2 đ)Mặc dù tên cướp /rất hung hãng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn /vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8 C V C V Tuy rét /vẫn kéo dài, mùa xuân /đã đến bên bờ sông Lương C V C V Câu 2: (2 đ)- Chị ngã em nâng.- Môi hở răng lạnh.- Máu chảy ruột mềm.- Anh em hòa thuận là nhà có phúc
Câu 3: (2 đ)a) 5 Từ láy: tom tóp, loáng thoáng, dần dần, tũng toẳng, xôn xao.
b) láy tiếng: dần dần; láy vần: loáng thoáng; láy âm:
Xem nội dung đầy đủ 
PHẦN TRẮC NGHIỆM (4đ) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau
Câu 1
 Hai câu: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là 
 truyền thống quý báu của ta.” được liên kết với nhau bằng cách nào ?
A.
Dùng từ ngữ nối.
B.
Lặp lại từ ngữ.
C.
Dùng từ ngữ thay thế và từ ngữ nối.
D.
Dùng từ ngữ thay thế.
Câu 2 :
Câu : “Ồ, bạn Lan thông minh quá!” bộc lộ cảm xúc gì ?
A.
thán phục                                                 
B.
ngạc nhiên
C.
đau xót
D.
vui mừng                                                 
Câu 3 :
Dấu hai chấm trong câu: “Áo dài phụ nữ có hai loại: áo dài tứ 
 thân và áo dài năm thân.” có tác dụng gì ?
A.
Báo hiệu một sự liệt kê.
B.
Để dẫn lời nói của nhân vật.
C.
Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
D.
Báo hiệu bộ phận đứng trước giải thích cho bộ phận đứng sau.
C©u 4 :
Tiếng “trung” trong từ nào dưới đây có nghĩa là ở giữa ?
A.
trung nghĩa
B.
trung thu
C.
trung kiên
D.
trung hiếu
Câu 5 :
Từ nào chỉ sắc độ thấp ?
A.
vàng vàng
B.
vàng hoe
C.
vàng vọt
D.
vàng khè
C©u 6 :
Câu nào là câu khiến ?
A.
A, mẹ về !
B.
Mẹ về đi, mẹ !
C.
Mẹ đã về chưa ?
D.
Mẹ về rồi.
Câu 7 :
Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ “hoà bình” ?
A.
thái bình, thanh thản, lặng yên.
B.
bình yên, thái bình, hiền hoà.
C.
thái bình, bình thản, yên tĩnh.
D.
bình yên, thái bình, thanh bình.
Câu 8 :
Nhóm từ nào dưới đây không phải là từ ghép ?
A.
mây mưa, râm ran, lanh lảnh, chầm chậm.
B.
lạnh lẽo, chầm chậm, thung lũng, vùng vẫy.
C.
bập bùng, thoang thoảng, lập lòe, lung linh.
D.
máu mủ, mềm mỏng, máy may, mơ mộng.
Câu 9 :
Từ “kén” trong câu: “Tính cô ấy kén lắm.” thuộc từ loại nào ?
A.
Động từ
B.
Tính từ
C.
Danh từ
D.
Đại từ
Câu 10 :
Câu: “Mọc giữa dòng sông xanh một bông hoa tím biếc.” có cấu trúc như thế nào ?
A.
Chủ ngữ - vị ngữ
B.
Trạng ngữ, vị ngữ - chủ ngữ
C.
Vị ngữ - chủ ngữ
D.
Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ
Câu 11 :
Chủ ngữ của câu: “Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng đã bắt đầu kết trái.” là gì ?
A.
Những chùm hoa khép miệng
B.
Những chùm hoa
C.
Trong sương thu ẩm ướt
D.
Trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông
Câu 12 :
Dòng nào dưới đây chưa phải là câu ?
A.
Ánh nắng vàng trải nhẹ xuống cánh đồng vàng óng.
B.
Trên mặt biển, đoàn thuyền đánh cá lướt nhanh.
C.
Chiếc đồng hồ treo tường trong thư viện trường em.
D.
Cánh đồng rộng mênh mông.
Câu 13 :
Trật tự các vế câu trong câu ghép: “Sở dĩ thỏ thua rùa là vì thỏ kiêu ngạo.” có quan hệ như thế nào?
A.
nhượng bộ
B.
nguyên nhân - kết quả               
C.
kết quả - nguyên nhân
D.
điều kiện - kết quả                     
Câu 14 :
Câu nào có trạng ngữ chỉ mục đích ?
A.
Vì bị cảm, Minh phải nghỉ học.
B.
Vì danh dự của cả lớp, chúng em phải cố gắng học thật giỏi.
C.
Vì không chú ý nghe giảng, Lan không hiểu bài.
D.
Vì rét, những cây hoa trong vườn sắt lại.
Câu 15 :
Từ nào không dùng để chỉ màu sắc của da người ?
A.
xanh xao
B.
hồng hào
C.
đỏ đắn
D.
đỏ ối
Câu 16 :
Từ “đánh” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc ?
A.
Bác nông dân đánh trâu ra đồng.                          
B.
Các bạn không nên đánh đố nhau.
C.
Sáng nào, bố cũng đánh thức em dậy tập thể dục.              
D.
Các bạn không nên đánh nhau.
Câu 17 :
Dòng nào dưới đây chứa toàn các từ ghép cùng kiểu ?
A.
bánh bò, bánh chưng, bánh tét, bánh trái, bánh ít.
B.
trà Quan Âm, trà tàu, trà sen, trà đắng, trà thuốc.
C.
nước mưa, nước sông, nước suối, nước khoáng, nước non.
D.
kẹo sô- cô- la, kẹo mạch nha, kẹo đậu phộng, kẹo cứng, kẹo mềm.
Câu 18 :
Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về lòng tự trọng ?
A.
Giấy rách phải giữ lấy lề.
B.
Thẳng như ruột ngựa.
C.
Cây ngay không sợ chết đứng.
D.
Thuốc đắng dã tật.
Câu 19 :
Cặp từ nào dưới đây là cặp từ láy trái nghĩa ?
A.
mênh mông - chật hẹp
B.
mập mạp - gầy gò
C.
mạnh khoẻ - yếu ớt
D.
vui tươi - buồn bã
Câu 20 :
Trong đoạn văn: “Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy.”, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả lá phượng ?
A.
So sánh và nhân hóa
B.
So sánh
C.
Nhân hóa
D.
Điệp từ
  ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT
                                                           TRẮC NGHIỆM
Em hãy khoanh vào chữ cái câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Quan hệ từ nào sau đây có thể điền vào chỗ trống trong câu: “Tấm chăm chỉ hiền lành........ Cám thì lười biếng, độc ác.” ?
a. còn
b. là
c. tuy
d. dù
Câu 2:                   “ Vì chưng bác mẹ tôi nghèo,
                   Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.”
Câu ca dao trên là câu ghép có quan hệ gì giữa các vế câu?
a. quan hệ nguyên nhân - kết quả.
b. quan hệ kết quả - nguyên nhân.
c. quan hệ điều kiện - kết quả.
d. quan hệ tương phản.
Câu 3: Dòng nào dưới đây chứa các từ thể hiện nét đẹp tâm hồn, tính cách của con người ?
a. thuỳ mị, nết na, đằm thắm, xinh đẹp, phúc hậu
b. thuỳ mị, nết na, đằm thắm, hồn nhiên, phúc hậu
c. thuỳ mị, nết na, đằm thắm, thon thả, phúc hậu
d. thuỳ mị, nết na, hồn nhiên, đằm thắm, cường tráng
Câu 4: Câu nào dưới đây là câu ghép ?
a. Lưng con cào cào và đôi cánh mỏng mảnh của nó tô màu tía, nom đẹp lạ.
b. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.
c. Sóng nhè nhẹ liếm vào bãi cát, bọt tung trắng xoá.
d. Vì những điều đã hứa với cô giáo, nó quyết tâm học thật giỏi.
Câu 5: Dòng nào dưới đây là vị ngữ của câu: “Những chú voi chạy đến đích đầu tiên đều ghìm đà, huơ vòi.” ?
a. đều ghìm đà, huơ vòi
b. ghìm đà, huơ vòi
c. huơ vòi
d. chạy đến đích đầu tiên đều ghìm đà, huơ vòi
Câu 6: Từ nào dưới đây có tiếng “lạc” không có nghĩa là “rớt lại; sai” ?
a. lạc hậu
b. mạch lạc
c. lạc điệu
d. lạc đề
Câu 7: Câu: “Lan cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu.” có mấy động từ ?
a. 4 động từ
b. 3 động từ
c. 2 động từ
d. 1 động từ
Câu 8: Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây ca ngợi vẻ đẹp về phẩm chất bên trong của con người ?
a. Đẹp như tiên.
b. Cái nết đánh chết cái đẹp.
c. Đẹp như tranh.
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 9: Nhóm từ nào dưới đây không phải là nhóm các từ láy:
a. mơ màng, mát mẻ, mũm mĩm
b. mồ mả, máu mủ, mơ mộng
c. mờ mịt, may mắn, mênh mông
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 10: Trong các nhóm từ láy sau, nhóm từ láy nào vừa gợi tả âm thanh vừa gợi tả hình ảnh ?
a. khúc khích, ríu rít, thướt tha, ào ào, ngoằn ngoèo
b. lộp độp, răng rắc, lanh canh, loảng xoảng, ầm ầm
c. khúc khích, lộp độp, loảng xoảng, leng keng, chan chát
d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 11: Từ không đồng nghĩa với từ “hoà bình” là:
a. bình yên
b. thanh bình
c. hiền hoà
d. Cả a,b,c đều đúng.
Câu 12: Câu : “Chú sóc có bộ lông khá đẹp.” thuộc loại câu gì?
a. Câu kể
b. Câu hỏi
c. Câu khiến
d. Câu cảm
Câu 13: Với 5 tiếng cho sẵn: kính, yêu, quý, thương, mến, em có thể ghép được bao nhiêu từ ghép có 2 tiếng?
a. 7 từ
b. 8 từ
c. 9 từ
d. 10 từ
Câu 14: Trong câu: “Bạn   .....úp tớ  ....ận cây bút  ....ùm Hà với ! ”, em điền vào chỗ chấm những âm thích hợp là:
a. 2 âm gi và 1 âm d
b. 2 âm gi và 1 âm nh
c. 1 âm d và 1 âm nh, 1 âm gi
d. 2 âm d và 1 âm gi
Câu 15: Trong các nhóm từ đồng nghĩa sau, nhóm từ nào có sắc thái coi trọng:
a. con nít, trẻ thơ, nhi đồng
b. trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng
c. thiếu nhi, nhóc con, thiếu niên
d. con nít, thiếu  nhi, nhi đồng
Câu 16: Chủ ngữ của câu: “Cái hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trò còn đọng lại mãi trong tâm hồn chúng em.” là:
a. Cái hương vị ngọt ngào nhất
b. Cái hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trò
c. Cái hương vị
d. Cái hương vị ngọt ngào
Câu 17: Câu tục ngữ: “Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.” nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ:
a. Yêu thương con.
b. Lòng yêu thương con và sự hy sinh của người mẹ.
c. Nhường nhịn, giỏi giang.
d. Đảm đang, kiên cường và sự hy sinh của người mẹ.
Câu 18: Trong các câu sau đây, câu nào có trạng ngữ bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian?
a. Vì bận ôn bài, Lan không về quê thăm ngoại được.
b. Để có một ngày trại vui vẻ và bổ ích, chúng em đã chuẩn bị rất chu đáo.
c. Trong đợt thi đua vừa qua, lớp em đã về nhất.
d. Bằng đôi chân bé nhỏ so với thân hình, bồ câu đi từng bước ngắn trong sân.
Câu 19: Từ “ai” trong câu nào dưới đây là từ nghi vấn?
a. Ông ta gặng hỏi mãi nhưng không ai trả lời.
b. Anh ta đem hoa này tặng ai vậy?
c. Anh về lúc nào mà không báo cho ai biết cả vậy?
d. Cả xóm này ai mà không biết chú bé lém lỉnh đó!
Câu 20: Câu nào sau đây thuộc kiểu câu kể Ai là gì ?
a. Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội.
b. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ.
c. Khi đó, nhà bác học đã gần bảy chục tuổi.
d. Mùa thu, tiết trời mát mẻ.
-----------------------
PHẦN TỰ LUẬN:  TẬP LÀM VĂN  ( 5 điểm )
        Đề bài: Tuổi thơ của em gắn liền với mái ấm gia đình. Ở đó có những người luôn chăm sóc, vỗ về, dành cho em những gì tốt đẹp nhất. Hãy tả một người thân mà em yêu quý.
--------------------------
--------------------------
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT
PHẦN TRẮC NGHIỆM(4đ) :Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhaatscho mỗi câu hỏi sau:
C©u 1 :
: Dòng nào dưới đây chưa phải là câu ?
A.
Cánh đồng rộng mênh mông.
B.
Ánh nắng vàng trải nhẹ xuống cánh đồng vàng óng.
C.
Chiếc đồng hồ treo tường trong thư viện trường em.
D.
Trên mặt biển, đoàn thuyền đánh cá lướt nhanh.
C©u 2:
: Câu: “Mọc giữa dòng sông xanh một bông hoa tím biếc.” có cấu trúc như thế nào ?
A.
Chủ ngữ - vị ngữ
B.
Vị ngữ - chủ ngữ
C.
Trạng ngữ, vị ngữ - chủ ngữ
D.
Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ
C©u 3 :
Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ “hoà bình” ?
A.
thái bình, thanh thản, lặng yên.
B.
bình yên, thái bình, thanh bình.
C.
bình yên, thái bình, hiền hoà.
D.
thái bình, bình thản, yên tĩnh.
C©u 4 :
Trong đoạn văn: “Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy.”, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả lá phượng ?
A.
Điệp từ
B.
So sánh
C.
Nhân hóa
D.
So sánh và nhân hóa
C©u 5 :
Câu nào là câu khiến ?
A.
Mẹ về rồi.
B.
Mẹ về đi, mẹ !
C.
A, mẹ về !
D.
Mẹ đã về chưa ?
C©u 6 :
Chủ ngữ của câu: “Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng đã bắt đầu kết trái.” là gì ?
A.
Những chùm hoa
B.
Trong sương thu ẩm ướt
C.
Những chùm hoa khép miệng
D.
Trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông
C©u 7 :
Cặp từ nào dưới đây là cặp từ láy trái nghĩa ?
A.
mênh mông - chật hẹp
B.
vui tươi - buồn bã
C.
mạnh khoẻ - yếu ớt
D.
mập mạp - gầy gò
C©u 8 :
Dấu hai chấm trong câu: “Áo dài phụ nữ có hai loại: áo dài tứ thân và áo dài năm thân.” có tác dụng gì ?
A.
Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
B.
Báo hiệu bộ phận đứng trước giải thích cho bộ phận đứng sau.
C.
Để dẫn lời nói của nhân vật.
D.
Báo hiệu một sự liệt kê.
C©u 9 :
Từ “kén” trong câu: “Tính cô ấy kén lắm.” thuộc từ loại nào ?
A.
Động từ
B.
Tính từ
C.
Danh từ
D.
Đại từ
C©u 10 :
Từ “đánh” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc ?
A.
Bác nông dân đánh trâu ra đồng.                          
B.
Sáng nào, bố cũng đánh thức em dậy tập thể dục.               
C.
Các bạn không nên đánh đố nhau.
D.
Các bạn không nên đánh nhau.
C©u 11 :
Dòng nào dưới đây chứa toàn các từ ghép cùng kiểu ?
A.
nước mưa, nước sông, nước suối, nước khoáng, nước non.
B.
trà Quan Âm, trà tàu, trà sen, trà đắng, trà thuốc.
C.
bánh bò, bánh chưng, bánh tét, bánh trái, bánh ít.
D.
kẹo sô- cô- la, kẹo mạch nha, kẹo đậu phộng, kẹo cứng, kẹo mềm.
C©u 12 :
Trật tự các vế câu trong câu ghép: “Sở dĩ thỏ thua rùa là vì thỏ kiêu ngạo.” có quan hệ như thế nào?
A.
nguyên nhân - kết quả               
B.
nhượng bộ
C.
kết quả - nguyên nhân
D.
điều kiện - kết quả                     
C©u 13 :
Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về lòng tự trọng ?
A.
Thẳng như ruột ngựa.
B.
Cây ngay không sợ chết đứng.
C.
Thuốc đắng dã tật.
D.
Giấy rách phải giữ lấy lề.
C©u 14 :
Hai câu: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.” được liên kết với nhau bằng cách nào ?
A.
Dùng từ ngữ thay thế.
B.
Dùng từ ngữ thay thế và từ ngữ nối.
C.
Dùng từ ngữ nối.
D.
Lặp lại từ ngữ.
C©u 15 :
Tiếng “trung” trong từ nào dưới đây có nghĩa là ở giữa ?
A.
trung thu
B.
trung nghĩa
C.
trung kiên
D.
trung hiếu
C©u 16 :
Câu : “Ồ, bạn Lan thông minh quá!” bộc lộ cảm xúc gì ?
A.
thán phục                                                 
B.
đau xót
C.
vui mừng                                                 
D.
ngạc nhiên
C©u 17 :
Câu nào có trạng ngữ chỉ mục đích ?
A.
Vì bị cảm, Minh phải nghỉ học.
B.
Vì không chú ý nghe giảng, Lan không hiểu bài.
C.
Vì danh dự của cả lớp, chúng em phải cố gắng học thật giỏi.
D.
Vì rét, những cây hoa trong vườn sắt lại.
C©u 18 :
Từ nào chỉ sắc độ thấp ?
A.
vàng vàng
B.
vàng vọt
C.
vàng hoe
D.
vàng khè
C©u 19 :
Nhóm từ nào dưới đây không phải là từ ghép ?
A.
mây mưa, râm ran, lanh lảnh, chầm chậm.
B.
bập bùng, thoang thoảng, lập lòe, lung linh.
C.
lạnh lẽo, chầm chậm, thung lũng, vùng vẫy.
D.
máu mủ, mềm mỏng, máy may, mơ mộng.
C©u 20 :
Từ nào không dùng để chỉ màu sắc của da người ?
A.
xanh xao
B.
đỏ đắn
C.
đỏ ối
D.
hồng hào
_______________________________
Các tin khác
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 5  
 NĂM HỌC 2012-2013
                                                                          Thời gian : 90 phút 
TRẮC NGHIỆM ( khoanh tròn vào chữ cái đúng nhất ) ( 10 điểm )
1. Câu “ Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất ” có :
A. 2 từ đơn, 3 từ phức.
B. 3 từ đơn, 3 từ phức.
C. 4 từ đơn, 2 từ phức.
D. 2 từ đơn, 4 từ phức.
2. Trong đoạn văn sau có mấy tính từ ?
“ Trời mây xám xịt, mưa ngâu rả rích. Xuân rón rén bước đi trên con đường lầy lội. ”
A. 2.          B. 3                .C. 4.                  D. 5.
3. Dòng nào sau đây không toàn từ láy ?
A. sợ sệt, sạch sẽ, san sẻ, sục sạo.
B. mềm mại. mát mẻ, muộn màng.
C. tươi tắn, tí tách, tập tễnh, thơ thẩn.
D. lạnh lẽo, lấp lánh, lung linh, lo lắng.
4. Trong câu “ Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết. ” Dấu phẩy thứ nhất có thể thay thế bằng dấu câu nào ?
A. Dấu chấm lửng
B. Dấu chấm.
C. Dấu hai chấm.
D. Dấu chấm phẩy.
6. Trong câu : “ Hồn tôi hóa thành chiếc sáo trúc nâng ngang môi chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. ” có mấy động từ
A. 1                                B. 2                            C. 3                         D. 4
7. Trong câu “Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “ Mổng !” và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc.” Từ “ chăm chắm ” trong câu trên có nghĩa là gì ?
A. Ở tư thế ngay ngắn, nghiêm trang.
B.  Siêng năng làm việc.
C. Trông coi, săn sóc tỉ mỉ, kỹ lưỡng.
D. Chú ý tập trung cao độ vào công việc.
7. Câu nào dưới đây là câu kể Ai làm gì ? có đại từ làm chủ ngữ ?
A. Chị sẽ là chị của em mãi mãi.
B. Một mùa xuân mới lại đến.
C. Tôi nhìn con cười trong hai hàng nước mắt.
D. Tôi chẳng cần làm lụng gì nữa.
8. Bộ phận nào là vị ngữ trong câu : “ Đáng quý biết bao nhiêu sự hi sinh thầm lặng ấy”.
A. thầm lặng ấy
B. sự hi sinh thầm lặng ấy
C. đáng quí biết bao nhiêu
D. đáng quí
9. Từ chín thứ nhất trong câu : “ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề ” có nghĩa là gì ?
A. Số tiếp theo số 8 trong dãy số tự nhiên
B. Quả hoặc hạt ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất thường có màu đỏ hoặc vàng có hương thơm vị ngọt.
C. Thức ăn được nấu nướng kĩ đến mức ăn được ( trái nghĩa với sống ).
D. Sự suy nghĩ ở mức đầy đủ để có được hiệu quả.
10. Cụm từ “bị sặc nước” trong câu “ Mấy chú dế bị sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ”  giữ chức vụ gì ?
A. Chủ ngữ           B. Vị ngữ              C. Định ngữ             D. Bổ ngữ
11. Từ “ vạt ” trong hai câu “ Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre ” và “ Vạt áo chàm thấp thoáng nhuộm xanh cả nắng chiều ” có quan hệ gì với nhau?
A. Từ nhiều nghĩa
B. Từ đồng âm
C. Từ trái nghĩa
D. Từ đồng nghĩa
12. Từ : đầu, mắt, nhà trong các từ : đầu bàn, mắt na, nhà nghèo. Từ nào mang nghĩa  chuyển
A. Chỉ có từ đầu mang nghĩa chuyển
B. Chỉ có từ mắt mang nghĩa chuyển
C. Chỉ có mắt và nhà mang nghĩa chuyển
D. Cả ba từ điều mang nghĩa chuyển
13. Trong các từ có chứa tiếng vui sau đây, từ nào vừa dùng để chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác ?
A. vui chơi
B. vui thích
C. vui tính
D. vui vẻ
14. Trong các từ : lạc quan, quan quân, quan hệ, quan tâm, từ nào có tiếng quan có nghĩa là nhìn xem ?
A. lạc quan.
B. quan quân.
C. quan tâm.
D. quan hệ.
15. Cho các kết hợp hai tiếng sau : xe đạp, xe hỏa, xe hơi, xe cộ, xe đẩy, xe kéo, đạp xe, đẩy xe, kéo xe, khoai nướng, khoai luộc, luộc khoai, bánh kẹo, bánh dẻo, bánh nướng, bánh rán, rán bánh, nướng bánh.
Có bao nhiêu kết hợp là từ ghép, bao nhiêu kết hợp gồm hai từ đơn ?
A. 10 từ ghép, 8 kết hợp là hai từ đơn
B. 14 từ ghép, 3 kết hợp là hai từ đơn
C. 13 từ ghép, 5 kết hợp là hai từ đơn
D. 12 từ ghép, 6 kết hợp là hai từ đơn
16. Dòng nào sau đây gồm những từ ghép có nghĩa phân loại ?
A. hoa lan, bạn bè, áo khoác, ghế tựa.
B. cua bể, tôm càng, cá kho, quà bánh.
C. bánh rán, hoa quả, cá kho, hoa lan.
D. Bánh mì, cá trắm, tôm hùm, hoa huệ.
17. Chủ ngữ của câu ‘ Cái hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trò còn đọng lại mãi trong tâm hồn chúng em ’ là :
A. Cái hương vị ngọt ngào nhất
B. Cái hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trò
C. Cái hương vị
D. Cái hương vị ngọt ngào
18. Từ nào có tiếng  ‘ ngọt ’ mang nghĩa chuyển ?
A. nói ngọt
B. mật ngọt
C. cam ngọt
D. trái ngọt
19. Từ nào dưới đây viết sai lỗi chính tả :
A. tất niên
B. tất đất
C. tất cả
D. tất bật
20. Từ đồng nghĩa với từ gạch chân có thể điền hợp lý vào chỗ trống trong câu dưới đây là từ nào ?
Tôi cảm nhận được nỗi lưu luyến của bà tôi và cùng với cảm giác đó, tôi nhận ra vẻ hài lòng ................ ở ánh mắt bà
A. mãn nguyện
B. vui vẻ
C. phấn khởi
D. thích thú
TỰ LUẬN ( 9 điểm )
I. Cảm thụ văn học ( 1 điểm )
Đọc hai câu ca dao :
-         Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang !
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
-         Rủ nhau đi cấy, đi cày
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.
Em hiểu được điều gì có ý nghĩa đẹp đẽ trong cuộc sống con người
II. Tập làm văn : ( 8 điểm )Con đường quen thuộc từ nhà đến trường đã để lại cho em nhiều kỉ niệm. Hãy tả lại con đường đó và nêu cảm xúc của em.
Điểm chữ viết : 1 điểm
Câu 1: Tìm 5 thành ngữ có sử dụng cặp từ trái nghĩa.
Câu 2: Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
a. Giá vàng ở trong nước tăng đột biến.
b. Tấm lòng vàng.
c. Ông tôi mua một bộ vàng lưới mới để đánh bắt hải sản.
Câu 3: Phân biệt nghĩa các từ trong từng cặp từ dưới đây:
Công nghiệp nặng / Công nghiệp nhẹ ; gang / thép.
“ Xuân đi học qua cánh đồng làng. Trời mây xám xịt, mưa ngâu rả rích. Đó đây có bóng 
người đi thăm ruộng hoặc be bờ . Xuân rón rén bước trên con đường lầy lội.
Câu 5: Xác định thành phần ngữ pháp trong các câu sau: ( Bằng cách gạch chân  rồi điền 
tên thành phần câu vào dưới dấu gạch chân).
a. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng , xua tan dần hơi lạnh mùa đông.
b. Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác,  Bác Hồ  đến nghỉ chân ở một nhà bên đường.
Câu 6: Kết thúc bài Hành trình của bầy ong, Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết:
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
Qua hai dòng thơ trên , em hiểu được công việc của bầy ong có ý nghĩa gì đẹp đẽ ?
Câu 7: Tả cảnh một đêm trăng đẹp trên quê hương  từng để lại cho em những ấn tượng khó 
phai.
Đáp án 
Câu1
Câu 2: Từ vàng ở câu a,b là từ nhiều nghĩa, từ vàng ở câu c là từ đồng âm
Câu3: 
Công nghiệp nặng / Công nghiệp nhẹ:
+ Công nghiệp nặng: Ngành công nghiệp chuyên sản xuất ra những thứ như điện , than, thép, máy móc...
+ Công nghiệp nhẹ: Ngành công nghiệp chuyên sản xuất ra hàng tiêu dùng như  quần áo, bóng đèn, phích nước...
gang / thép:
+ Gang: Sắt lẫn các – bon, giòn, khó dát mỏng, thường dùng để đúc các đồ vật.
+ Thép: Kim loại có độ bền, có thể dát mỏng , được luyện ra từ sắt.
Câu 4: Tìm danh từ, động từ, tính từ , quan hệ từ trong  đoạn văn sau
     -  Danh từ: Xuân, cánh đồng, làng, trời, mây,mưa ngâu, bóng người, ruộng, bờ, con 
đường.
- Động từ: Đi học , có, đi, thăm,be, bước.
- Tính từ: Xám xịt, rả rích,rón rén, lầy lội.
- Quan hệ từ: qua, hoặc.
Câu5: Xác định thành phần ngữ pháp trong các câu sau: ( Bằng cách gạch chân rồi điền tên 
thành phần câu vào dưới dấu gạch chân).
a. Ánh nắng ban mai / trải xuống cánh đồng vàng óng , xua tan dần hơi lạnh mùa đông.
           CN                                     VN                                              VN
b. Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác,/  Bác Hồ / 
                 TN                                         TN                               TN                           CN
đến nghỉ chân ở một nhà bên đường.
                   VN
Câu6:
- Qua hai dòng thơ trên ta thấy công việc của bầy ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ: Bầy ong rong 
ruổi khắp nơi để tìm hoa, hút nhụy, mang về làm thành những giọt mật thơm ngon. Những 
giọt mật ong được làm nên bởi sự kết tinh từ hương thơm ,vị ngọt của những bông hoa. Do 
vậy , khi thưởng thức mật ong, dù hoa đã tàn phai theo thời gian nhưng con người vẫn cảm 
thấy những mùa hoa được “ giữ lại” trong hương vị ngọt của mật ong. Có thể nói: bầy ong 
đã giữ gìn được vẻ đẹp của thiên nhiên để ban tặng cho con người , làm cho cuộc sống của 
con người thêm hạnh phúc.
Câu7
BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 1 NĂM HỌC 2012-2013
I/ TRẮC NGHIỆM (Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất) (10điểm) Câu 1: Dòng nào dưới đây không phải là từ ghép ?
Mây mưa, râm ran, lanh canh, chầm chậm
Lạnh lẽo, chầm chậm, thung lũng, vùng vẫy
Máu mủ, mềm mỏng, máy may, mơ mộng
Bập bùng, thoang thoảng, lập lòe, lunh linh
 Câu 2: Dòng nào dưới đây hoàn toàn từ láy ?
Chơi vơi, ngẫm nghĩ, láp loáng, ngân nga, bỡ ngỡ
Chơi vơi, luồn lách, lấp loáng, ngân nga, bỡ ngỡ
Chơi vơi, ngẫm nghĩ, lấp loáng ngân nga, chạy nhảy
Cả A, B và C đều sai 
Câu 3: Chủ ngữ trong câu “ Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của tổ quốc” là :
Tinh thần thượng võ
Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền
Tinh thần thượng võ của cha ông
Tinh thần
 Câu 4:
Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quả lấy chồng lợi chăng Thầy bói xem quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng không còn Từ lợi ở dòng thứ hai và từ lợi ở dòng thứ tư là những từ thuộc từ loại nào ?
A. đồng âm B. nhiều nghĩa C. cùng nghĩa D. trái nghĩa
 Câu 5: Trong câu “Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi” có mấy cặp từ trái nghĩa ?
A. 1 cặp từ B. 2 cặp từ C. 3 cặp từ D . 4 cặp từ 
 Câu 6: Chọn cách sắp xếp nào dưới đây để xếp các câu văn sau thành đoạn văn hoàn chỉnh: 
Cây bàng này thật chẳng có gì đặc biệt.
Vỏ nó xù xì, lá nó hung hung và dày như cái bánh đa nướng.
Cây bàng này hiền lành như một người ít nói.
Tán lá bàng xòe ra giống máy cái ô ba bông tầng.
Dưới gốc cây bàng người ta hay dựa xe và đứng tránh mưa
 A. 1-2-3-4-5 B. 1-4-2-5-3 C. 3-2-4-5-1 D. 1-3-2-4-5 
Câu 7: Câu văn nào sau đây không sử dụng quan hệ từ ?
Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nước nhiều.
Bác Tâm mang một đôi găng tay bằng vải rất dày.
Chim sẻ nhỏ chết vì nó không chịu được một đêm mưa bão lớn.
Hưng có dáng người nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn. 
Câu 8: Dòng nào dưới đây gồm những động từ có thể kết hợp với từ “an ninh” 
Bảo vệ, xét xử, giữ gìn, chính trị, thiết lập.
Giữ vững, cảnh giác, quấy rối, giải pháp, cũng cố.
Làm mất, cũng cố, sáng tạo, xã hội, quấy rối.
Bảo vệ, giữ gìn, giữ vững, quấy rối, cũng cố.
Câu 9: Câu “Giêng hai rét cứa như dao Nghe tiếng ......ào mào ống gậy ra ..ông” Các thứ tự cần điền vào chỗ chấm là:
1 âm th, 2 âm tr
2 âm tr, 1 âm ch
2 âm ch, 1 âm tr
2 âm th, 1 âm tr
 Câu 10: “Mọc giữa dòng sông xanh một bông hoa tím biếc” có cấu trúc ngữ pháp là:
Chủ ngữ-vị ngữ B. Vị ngữ-chủ ngữ C.Trạng ngữ-vị ngữ-chủ ngữ D. Trạng ngữ-chủ ngữ- vị ngữ
Câu 11: Đoạn văn“Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những nồi đất đỏ như vung úp nối nhau chạy tít tận chân trời” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? A. So sánh B. Nhân hóa C.So sánh và nhân hóa D. Lặp từ ngữ 
Câu 12: Câu nào dưới đây đật dấu phân cách chủ ngữ và vị ngữ đúng ? A. Lũ trẻ / ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. B. Lũ trẻ ngồi im / nghe các cụ già kể chuyện. C. Lũ trẻ ngồi / im nghe các cụ già kể chuyện. D. Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già / kể chuyện. 
Câu 13: Dòng nào sau đây có cách viết hoa hoàn toàn đúng : A. Anh hùng Lực lượng vũ trang, Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương sao vàng. B. Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương sao vàng. C. Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Sao vàng. D. Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Huân chương độc lập Hạng ba, Huân chương Sao vàng. 
Câu 14: Từ “xanh”
HÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 5 DUY XUYÊN NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN : TIẾNG VIỆT Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian giao đề) 
Câu 1 (1 điểm) : Trong bài “Thư gửi các học sinh” của Bác Hồ (Sách TV5 - Tập I - tr 4) có đoạn văn người đánh máy đã đánh thiếu một số từ ngữ : “Non sông Việt Nam , để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, ở công học tập của các em.”
 a) Hãy hoàn chỉnh đoạn văn trên cho đúng theo lời trong Thư của Bác.
 b) Tìm một từ đồng nghĩa với mỗi từ : non sông, năm châu.
 Câu 2 (1,5 điểm) : Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong các câu văn sau : a) Hải Thượng Lã

Tài liệu đính kèm:

  • docxDHSG_TIENG_VIET_5.docx