Đề thi cuối kì 1 môn Khoa học Khối 5

doc 23 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 861Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi cuối kì 1 môn Khoa học Khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi cuối kì 1 môn Khoa học Khối 5
 ĐỀ THI CUỐI KÌ 1 - Môn :Khoa học- KHỐI 5
 Họ và tên:. Lớp:..
Điểm
Nhận xét: ....
Phần I:Trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ?
 a. Từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
 b. Được hình thành từ trứng của mẹ.
 c. Được hình thành từ tinh trùng của bố.
Câu 2: Chất gây nghiện là :
a. Ma túy	b. Thuốc lá	c. Rượu bia	 d. Tất cả các ý trên
Câu 3: Muỗi vằn là con vật trung gian truyền bệnh:
a) Sốt rét.	b) Sốt xuất huyết; zika	c) Viêm gan A.	d) Viêm não
Câu 4: HIV lây truyền qua đường nào?
a. Đường máu	 b. Đường tình dục	
c.Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con 	 d. Tất cả các ý trên
Câu 5: Cây mọc đứng, cao, thân rỗng bên trong, gồm nhiều đốt thẳng là cây:
 a. Tre	b. Mây	c. Song	d. Dừa
Câu 6: Thép và gang là hợp kim của 
a. Sắt và các bon	 b.Thủy tinh c. Đồng d. Nhôm 
Câu 7: Gạch, ngói được làm bằng gì?
Đất sét nung ở nhiệt độ cao	b. Đất bùn	
c. Đất bùn nung ở nhiệt độ cao
Câu 8: Loại tơ sợi nào dưới đây không có nguồn gốc từ thực vật ?
 	a. Tơ tằm	b. Sợi bông 	c. Sợi lanh	d. Sợi đay
Câu 9: Điền đúng ( Đ ) hoặc sai ( S ) vào ô trống khi em có nguy cơ bị xâm hại 
o Hét to lên để được mọi người giúp đỡ
o Kể với người lớn nghe mọi việc
o Lùi ra xa để người đó không chạm vào mình
o Bỏ chạy theo đường vắng không có người qua lại 
Câu 10: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm nói về đặc điểm của sắt:
 Sắt là kim loại có màu trắng sáng và có ............. Sắt có tính dẻo, dễ ........., dễ kéo thành sợi, dễ rèn, dập. Thép và gang là hợp kim của ........................ Thép và gang không gỉ và cứng hơn ....................
Phần II:Tự luận
Câu 1: Nêu cách để phòng bệnh viêm não?
Câu 2: Cao su có tính chất gì?
 Câu 3: Để bào thai được khỏe mạnh, phụ nữ mang thai cần làm gì?
 ĐÁP ÁN VÀ CÁCH CHO ĐIỂM KHOA HỌC 5
CUỐI KỲ I
Phần 1 : ( 6đ ) 
Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 mỗi câu đúng được 0,5đ
Câu 9, 10 mỗi câu đúng được 1đ
1-a 2- d 3- b 4 –d 5- a 6- a 7- a 8-a 
Câu 9:Điền đúng ( Đ ) hoặc sai ( S ) vào ô trống khi em có nguy cơ bị xâm hại 
Đo Hét to lên để được mọi người giúp đỡ
Đo Kể với người lớn nghe mọi việc
Đo Lùi ra xa để người đó không chạm vào mình
So Bỏ chạy theo đường vắng không có người qua lại 
Câu 10-ánh kim; uốn; sắt và các bon; sắt. 
Phần II ( 4đ )
Câu 1: (1đ) Cách làm để phòng bệnh viêm não là: giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh; không để ao tù, nước đọng; diệt muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thí quen ngủ màn.
Câu 2: (1đ) Cao su có tính chất :
- Cao su có tính đàn hồi tốt, ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện, cách nhiệt; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
Câu 3: (2đ) Để bào thai được khỏe mạnh, phụ nữ mang thai cần :
- Phụ nữ mang thai cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng. 
- Nghỉ ngơi hợp lý, không sử dụng các chất gây nghiện như: rượu, bia, thuốc lá, ma túy. 
- Nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái, không làm việc nặng, không tiếp xúc với chất độc hại. 
- Khám thai định kỳ 03 tháng 1 lần.
-Tiêm vắc xin phòng bệnh và uống thuốc khi cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.
 ĐỀ THI CUỐI KÌ 1 - Môn :LỊCH SỬ + ĐỊA LÝ- KHỐI 5
 Họ và tên:. Lớp:..
Điểm
Nhận xét: ....
Phần I: Lịch sử:
Câu 1: Ai là người được nghĩa quân và dân chúng làm lễ phong danh “Bình Tây đại Nguyên soái”?
A. Tôn Thất Thuyết 
B. Nguyễn Trường Tộ 
C. Trương Định
Câu 2: Vào đầu thế kỉ XX, trong xã hội Việt Nam xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới là?
 A. Trí thức, viên chức, nông dân, nhà buôn.
 B. Viên chức, tư sản, trí thức, địa chủ.
 C. Công nhân, tiểu tư sản, nông dân, nhà buôn.
 D. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn , viên chức, trí thức,...
Câu 3:  Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 05/6/1911 B. Ngày 03/02/1930 C. Ngày 02/9/1945
Câu 4: Ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam là ?
Câu 5: Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì?
Phần II: Địa lý:
Câu 1: (1điểm) Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa là:
A. Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa
B. Nhiệt độ thấp, gió và mưa thay đổi theo mùa
 C. Nhiệt độ cao, gió và mưa không thay đổi theo mùa 
Câu 2 : (1điểm) Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta ?
A. Điều hoà khí hậu, cung cấp tài nguyên.
B. Tạo ra nhiều nơi du lịch, nghỉ mát, phát triển giao thông biển.
C. Cả hai ý trên đều đúng
Câu 3: Nối mỗi từ ở cột A với một từ ở cột B cho phù hợp.
A. Tên khoáng sản
A-pa-tít
Than
Thái Nguyên 
Lào Cai
Biển Đông
Quảng Ninh
B. Nơi phân bố
Sắt
Dầu mỏ
Câu 4: Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có đặc điểm gì? 
Câu 5: Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta?
 ĐÁP ÁN BÀI KT : LS -ĐL LỚP 5-Kì 1
I. LỊCH SỬ: (5điểm) Mỗi câu trả lời đúng ghi 1 điểm
Câu
1
2
3
Ý đúng
C
D
B
Câu 4: Ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam là : Cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta theo con đường đúng đắn và giành được nhiều thắng lợi vẻ vang.
Câu 5: Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. 
II. ĐỊA LÝ: (5điểm) Mỗi câu trả lời đúng ghi 1 điểm
Câu
1
2
Ý đúng
A
C
Câu 3:
Dấu mỏ Biển Đông 
 Sắt Thái Nguyên 
A-pa-tít Lào Cai 
Than	 Quảng Ninh
Câu 4: Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có đặc điểm
Việt Nam là nước có nhiều dân tộc , trong đó người Kinh (Việt) có số dân đông nhất . Nước ta có mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi . Khoảng dân số nước ta sống ở nông thôn.
Câu 5: Những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta:
Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, bãi biển tốt, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống,.. các dịch vụ du lịch được cải thiện.
 ĐỀ THI CUỐI KÌ 1 - Môn :TOÁN- KHỐI 4
 Họ và tên:. Lớp:..
Điểm
Nhận xét: ....
Câu 1: Số bốn trăm linh hai nghìn bốn trăm hai mươi viết là:
 a. 4 002 420 b. 4 020 420 c. 402 420 d. 402 240
Câu 2: Có bao nhiêu số có 3 chữ số mà mỗi chữ số của số đó đều giống nhau?
 a. 9 b. 8 c. 7 d. 1
Câu 3: Kết quả của phép chia: 9800 : 200 =  ?
 a. 490 b. 409	 c. 49	 d. 490
Câu 4: Giá trị của biểu thức 23 x m bằng bao nhiêu khi m = 11? 
 a. 253 b. 235 c. 353 
Câu 5: 2 phút 15 giây = . giây ?
 a. 215 b. 135 c. 35 d. 75
Câu 6: Số trung bình cộng của 13,15,17,19 và 21 là:
 a. 13 b. 17	 c. 15	 d. 19
Câu 7: Viết số biết số đó gồm:
4 chục triệu, 3 trăm nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 4 đơn vị :.......................... 
 b. 11 triệu, 4 trăm nghìn, 2 trăm, 4 chục : .. 
Câu 8 : Đặt tính rồi tính : 
 a. 372549 + 459521 b. 920460 - 510754
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
c. 823 x 49 d. 15463 : 47
 ........................................
.................................................................................................................................................
Câu 9: Tìm X, biết: x - 38726 = 56088: 123	
 ........................................
.................................................................................................................................................
Câu 10 : Hai phân xưởng làm được 5340 sản phẩm. Phân xưởng thứ nhất làm được ít hơn phân xưởng thứ hai 246 sản phẩm. Hỏi mỗi phân xưởng làm bao nhiêu sản phẩm?
 Giải
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
KIỂM TRA CUỐI KI 1
Môn: Toán – Lớp 4
Mỗi câu đúng được 1 đ
Câu 1: ý c
Câu 2: ý a
Câu 3: ý c
Câu 4: ý a 
Câu 5: ý b
Câu 6: ý b
 Câu 7: Mỗi phép tính đúng 0,5đ 
a. 40302504
b. 11400240
Câu 8: 
 a) 832070 
 b) 409706 
c. 40327
d. 329 
Câu 9: 
 x= 39182
Câu 10: Giải:
 Phân xưởng thứ nhất làm được số sản phẩm là:
 ( 5340 -246 ) : 2 =2547(sản phẩm)
 Phân xưởng thứ hai làm được số sản phẩm là:
 2547 +246 = 2793(sản phẩm)
 Đáp số: 2547 sản phẩm
 2793 sản phẩm
 ĐỀ THI CUỐI KÌ 1 - Môn :TIẾNG VIỆT- KHỐI 4
 Họ và tên:. Lớp:..
Điểm
Nhận xét: ....
Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt
Cho văn bản sau: Bầu trời ngoài cửa sổ.
 1. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
 2. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau, đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ. 
 Trích Nguyễn Quỳnh
A.I. (3 đ) Đọc thành tiếng : Đọc một trong hai đoạn văn của văn bản.
	Đoạn 1: Từ đầu .đến cửa sổ
	Đoạn 2: Còn lại
A.II. Đọc thầm và làm bài tập (khoảng 15 – 20 phút) :
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà có đặc điểm gì ?
 A. đầy ánh sáng .
 B. đầy màu sắc .
 C. đầy ánh sáng, đầy màu sắc .
 D . nhiều ánh nắng .
Câu 2. Từ “búp vàng” trong câu “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”.” chỉ gì ?
Chỉ vàng anh.
ánh nắng trời.
hương thơm
Câu 3. Vì sao nói đàn chim đã bay đi nhưng tiếng hót như “đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ” ? 
 A. vì tiếng hót còn ngân nga mãi trong không gian .
 B. vì tiếng hót cứ âm vang mãi trong tâm trí của bé Hà .
 C. vì tiếng hót mang theo hương thơm 
Câu 4. Tiếng hót đàn chim vàng anh mang theo những gì?
	A. những búp vàng
	B. hương thơm lá bạch đàn chanh
	C. ánh sáng
	D. nắng rực rỡ
Câu 5. Có lúc đàn chim vàng anh ấy đậu ở đâu ? 
Câu 6. Bài văn thuộc chủ điểm gì ?
Câu 7. Câu hỏi “ Sao chú vàng anh này đẹp thế ?” dùng để thể hiện điều gì ? 
Thái độ khen ngợi .
Yêu cầu, mong muốn .
Thái độ chê .
Câu 8. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? 
Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót.
Tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà.
Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”.
Câu 9. Trong các dòng dưới đây, dòng nào có 2 tính từ .
óng ánh, bầu trời 
rực rỡ, cao
hót, bay
đậu , bay
Câu 10. Đặt 1 câu với tính từ ở câu 9
 ĐỀ THI CUỐI KÌ 1-KHỐI 4 - MÔN : TIẾNG VIỆT
Họ và tên:. Lớp:..
Điểm
Nhận xét: ....
B / Bài kiểm tra viết :
I/ Chính tả (Nghe - viết) 
 Bài : Chiếc chiếc áo búp bê ( TV4, tập 1, trang 59.) 
II/ Tập làm văn 
 Tả một đồ chơi hoặc một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN VÀ CÁCH CHO ĐIỂM TIẾNG VIÊT LỚP 4
-KÌ 1
I/ PHẦN ĐỌC
1- Đọc thành tiếng: 3 điểm
- HS đọc một đoạn văn 
 - GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
+Đọc đúng tiếng, đúng từ
	+Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu
+Tốc độ đọc đạt yêu cầu 
- Nếu học sinh không đạt được đủ các yêu cầu trên thì tùy vào mức độ đạt mà GV cho điểm thích hợp (Tránh cho điểm 0)
2- Đọc – Hiểu: 7 điểm
Đánh dấu đúng theo đáp án sau 
Câu
1
2
3
4
7
8
9
 Khoanh tròn
C
(0,5đ)
A
(0,5đ)
B
(0,5đ)
B
(0,5đ)
A
(0,5đ)
C
(0,5đ)
B
(1đ)
Câu 5: Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. (1đ)
Câu 6: Tiếng sáo diều (1đ)
Câu 10: Ví dụ: Chú chuồn chuồn bay rất cao. (1đ)
II/ PHẦN VIẾT
1- Chính tả:(2 điểm)
-Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2đ
- Sai 2 lỗi chính tả trong bài viết( Sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,25 đ.
- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,trừ 0.25 điểm toàn bài.
2- Tập làm văn (8 điểm)
+ Giíi thiÖu ®ưîc đồ vật ®óng yªu cÇu
+ Miªu t¶ ®ưîc c¬ b¶n bao qu¸t cña đồ vật. 
+ T¶ ®ưîc bé phËn cña đồ vật. 
+ BiÕt chän lùa h×nh ¶nh tiªu biÓu, c©u v¨n tr«i ch¶y, m¹ch l¹c, s¾p xÕp hîp lÝ, logic . 
+ Nªu ®ưîc lîi Ých ( t×nh c¶m g¾n bã, ý thøc ®èi víi đồ vật). 
 ĐỀ THI CUỐI KÌ 1- MÔN : LỊCH SỬ+ĐỊA LÝ - KHỐI 4 
Họ và tên:. Lớp:..
Điểm
Nhận xét: ....
I/ Lịch sử: 
Câu 1:Kinh đô nước Âu Lạc đặt ở đâu? 
 A. Cổ Loa B. Hoa Lư C. Phú Thọ
Câu 2. Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh thắng quân Nam Hán ở đâu? 
A. Sông Như Nguyệt B. Sông Bạch Đằng
 C. Núi Chi Lăng D. Thành Thăng Long
Câu 3: Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố xây dựng đất nước?
A. Xây dựng lực lượng quân đội, tăng gia sản xuất.
B. Đắp lại đê điều, mở rộng đồn điền.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 4: Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước?
Câu 5: Hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng?
II/ Địa lý: 
 Câu 1: Hoàng Liên Sơn là dãy núi:
Cao nhất nước ta, có đỉnh tròn, sườn thoải.
Cao nhất nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc.
Cao thứ hai ở nước ta, có đỉnh nhọn, sườn dốc.
Câu 2: Trung du Bắc Bộ là vùng:
Có thế mạnh về đánh cá. B. Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả.
C. Diện tích trồng cà phê lớn nhất nước ta. D. Có thế mạnh về khai thác khoáng sản
Câu 3: Một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là:
A.Thái, Mông, Dao B. Tày, Nùng
C. Ba-na, Ê-đê, Gia-rai, Xơ-đăng.
Câu 4: Đà Lạt đã có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành một thành phố du lịch và nghỉ mát?
Câu 5: Chợ phiên ở đồng bằng Bắc bộ có đặc điểm gì?
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM - LỊCH SỬ +ĐỊA LÝ 4(Cuối kì 1)
I. LỊCH SỬ: (5điểm) Mỗi câu trả lời đúng ghi 1 điểm
Câu
1
2
3
Ý đúng
A
B
C
Câu 4:Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước ( năm 968)
 Câu 5:Chiến thắng Bạch đằng đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn một nghìn năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
II. ĐỊA LÝ: (5điểm) Mỗi câu trả lời đúng ghi 1 điểm
Câu
1
2
 3
Ý đúng
B
B
 C
Câu 4: Nhờ có không khí trong lành mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp nên Đà Lạt đã là thành phố nghỉ mát và du lịch từ hơn một trăm năm nay.
Câu 5: Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập. Hàng hóa bán ở chợ phần lớn là các sản phẩm sản xuất tại địa phương.
 Tuỳ theo học sinh trả lời nội dung câu hỏi ở phần II . Giáo viên có thể cho mức điểm ở mỗi câu hỏi với số điểm kiến thức đạt được dựa vào mức điểm và đáp án từng câu.
 ĐỀ THI CUỐI KÌ 1 -KHỐI 4- MÔN : KHOA HỌC
Họ và tên:. Lớp:..
Điểm
Nhận xét: ....
Phần I Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: ( 1 đ)	Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải những chất cặn bã ra môi trường thường được gọi chung là quá trình gì?
 a. Quá trình trao đổi chất b. Quá trình hô hấp
 c. Quá trình tiêu hóa d. Quá trình bài tiết
Câu 2: ( 1 đ) Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng về vai trò của chất đạm?
a.Xây dựng và đổi mới cơ thể 
b.Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min : A, D, E, K
c.Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.
Câu 3: ( 0,5đ) Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm?
 a.Cá. b.Thịt gà. c.Thịt bò. d.Rau xanh
Câu 4: (0,5 đ) Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo?
 a.Trứng. b.Dầu ăn. c.Mỡ động vật
Câu 5: (0,5 đ) Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa, chúng ta cần:
a. Giữ vệ sinh ăn uống b. Giữ vệ sinh cá nhân
c. Giữ vệ sinh môi trường. d. Tất cả các ý trên.
Câu 6: (0,5đ) Để phòng tránh tai nạn đuối nước ta cần:
a.Chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối.
b. Không cần đậy nắp chum, vại, bể nước.
c.Tập bơi, hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
Câu 7: (1đ) Tính chất nào sau đây không phải là của nước:
a.Trong suốt. b.Có hình dạng nhất định.
c.Không mùi. d.Chảy từ cao xuống thấp.
Câu 8: (1 đ) Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên là:
a.Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước.
b.Từ hơi nước ngưng tụ thành nước.
c.Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất.
d.Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại.
Câu 9: (1 đ) Không khí có những tính chất gì?
a. Không màu, không mùi, không vị. b. Không có hình dạng nhất định.
c. Có thể bị nén lại và có thể giãn ra. d. Tất cả các ý trên.
Câu 10: (1 đ) Trong không khí có những thành phần nào sau đây:
a.Khí ô-xi và khí ni-tơ.
b.Khí ô-xi và khí ni-tơ là hai thành phần chính, ngoài ra còn có các thành phần khác.
Phần II: Tự luận
Câu 1: (1đ)Em phải làm gì để phòng bệnh béo phì?
Câu 2: (1đ) Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước?
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM – KHOA HỌC 4(Cuối kì 1)
Phần I: Trắc nghiệm 
 1-a 2-a 3-d 4-a 5-d
 6-c 7-b 8-d 9-d 10-b
Phần II: Tư luận:
Câu 1: Phòng bệnh béo phì: 
Ăn uống hợp lí, rèn thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
Năng vận động thân thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao.
Câu 2: Chúng ta phải tiết kiệm nước vì: Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có đủ nước sạch để dùng.Tiết kiệm nước là dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho người khác dùng 
 Tuỳ theo học sinh trả lời nội dung câu hỏi ở phần II . Giáo viên có thể cho mức điểm ở mỗi câu hỏi với số điểm kiến thức đạt được dựa vào mức điểm và đáp án từng câu.
Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 - Đề số 2
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
Học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi ở các bài sau:
- Ông Trạng thả diều (Từ Sau vì nhà nghèo quá đến vượt xa các học trò của thầy.) - Sách HD học Tiếng Viết 4- Tập 1B- Trang 4.
- Người tìm đường lên các vì sao (Từ Để tìm điều bí mật đó đến trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.) - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 41.
- Tuổi ngựa - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 84.
- Kéo co - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 95.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU
Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.
Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.
Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “ Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.
Một tiếng hô: “Bắn”.
Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.
(Trích trong quyển Cẩm nang đội viên)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (0,5 điểm)
A/ Mười lăm tuổi
B/ Mười sáu tuổi
C/ Mười hai tuổi
D/ Mười tám tuổi
Câu 2: Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? (0,5 điểm)
A/ Ở đảo Phú Quý
B/ Ở đảo Trường Sa
C/ Ở Côn Đảo
D/ Ở Vũng Tàu
Câu 3: Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? (0,5điểm)
A/ Bình tĩnh.
B/ Bất khuất, kiên cường.
C/ Vui vẻ cất cao giọng hát.
D/ Buồn rầu, sợ hãi.
Câu 4: Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong hoàn cảnh nào? (0,5điểm)
A/ Trong lúc chị đi theo anh trai
B/ Trong lúc chị đi ra bãi biển
C/ Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc.
D/ Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.
Câu 5: Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? (1 điểm)
A/ Yêu đất nước, gan dạ
B/ Hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù
C/ Yêu đất nước, bất khuất trước kẻ thù
D/ Yêu đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù
Câu 6: Chủ ngữ trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” là: (1điểm)
A/ Vào năm mười hai tuổi
B/ Sáu đã theo anh trai
C/ Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng
D/ Sáu
Câu 7: Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước”. là: (1 điểm)
A/ Hồn nhiên
B/ Hồn nhiên, vui tươi
C/ Vui tươi, tin tưởng
D/ Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng
Câu 8: Đặt một câu trong đó có sử dụng 1 từ láy. (1 điểm)
Câu 9: Viết một câu kể Ai làm gì và xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu
(1 điểm)
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết (2 điểm)
Hương làng
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm chân chất, mộc mạc.
Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, thoáng bay đến, rồi thoáng cái lại đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viện trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn.
2. Tập làm văn: (8 điễm)
Đề bài: Em hãy tả lại một đồ chơi mà em thích.
>> Tham khảo: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2018 - 2019
Đáp án: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)
Câu 1.(0,5đ) ý C.
Câu 2.(0,5 đ) ý C.
Câu 3.(0,5 đ) ý B.
Câu 4. (0,5 đ) ý D
Câu 5. (1 đ) ý D
Câu 6. (1 đ) ý D
Câu 7. (1đ) ý B
Câu 8 (1đ)
Câu 9 (1đ)
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Viết chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc bài cho học sinh viết
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
2. Tập làm văn (8,0 điểm)
1. Mở bài: HS viết đúng mở bài theo yêu cầu tả đồ chơi (1,0 điểm)
2. Thân bài: 4 điểm
+ Viết đúng nội dung đề bài: 1,5 điểm.
+ Kĩ năng diễn đạt câu: 1,5 điểm.
+ Cảm xúc trong từng ý văn, câu văn: 1,0 điểm.
3. Kết bài: Nói lên được tình cảm yêu mến hoặc suy nghĩ của mình về đồ chơi yêu thích: 1,0 điểm.
4. Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.
5. Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.
6. Sáng tạo: 1 điểm.
Bảng ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4:
Lớp
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đọc thành tiếng
3
4
Đọc hiểu văn bản
Số câu
2
2
1
5
Câu số
1-2
3,4
5
Số điểm
1
1
1
3
Kiến thức Tiếng Việt
Số câu
1
1
1
1
4
Câu số
6
7
8
9
Số điểm
1
1
1
1
4
Tổng số câu
3
3
1
1
1
9
Tổng số điểm
2
2
1
1
1
7,0

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_cuoi_ki_1_mon_khoa_hoc_khoi_5.doc