Đề thi chọn HSG môn Hóa học 11 - Chuyên đề: Ankan

docx 6 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 1160Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG môn Hóa học 11 - Chuyên đề: Ankan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn HSG môn Hóa học 11 - Chuyên đề: Ankan
LUYỆN TẬP ANKAN
I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Ankan là những (1)hiđrocacbon no, mạch hở. Ankan còn có tên gọi khác là (2)parafin.
- Ở điều kiện thường, (3)4 ankan đầu dãy đồng đẳng (CH4, C2H6, C3H8, C4H10) ở thể khí, các ankan tiếp theo ở thể (4)lỏng, từ C18H38 ở thể (5)thể rắn .
- Các ankan đều (6) hơn nước, hầu như (7) trong nước, nhưng (8)tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
- Trong phòng thí nghiệm, metan được điều chế bằng cách đun nóng (9)natri axetat với hỗn hợp (10)vôi tôi xút.
- Trong công nghiệp, ankan được lấy từ (11)dầu mỏ, (12)khí thiên nhiên và (13)khí mỏ dầu
- Các ankan có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau : Làm (14)nhiên liệu như chất đốt (gas, xăng), nến thắp sáng; làm (15)nguyên liệu trong công nghiệp như dầu bôi trơn, dung môi,
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
Bảng 1: Công thức tổng quát, đặc điểm cấu tạo, đồng phân cấu tạo
DÃY ĐỒNG ĐẲNG
CÔNG THỨC 
TỔNG QUÁ
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
ĐỒNG PHÂN 
CẤU TẠO
Ankan
Bảng 2: Danh pháp, công thức cấu tạo
STT
CÔNG THỨC CẤU TẠO
DANH PHÁP QUỐC TẾ
DANH PHÁP THƯỜNG
1
CH4
Metan
2
CH3-CH3
Etan 
3
CH3-CH2-CH3
Propan 
4
CH3-[CH2)2-CH3
Butan
5
CH3-[CH2]3
Pentan
6
7
8
Câu 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng
CH3CL+HCl
CH2=CH2
CH2=CH-CH=CH2 + 2H2
3CH4 + 4Al(OH)3 
œAl4C3 + 12H2O
CH4 + Na2CO3
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là 
A. Phản ứng thế.	B. Phản ứng tách.	C. Phản ứng oxi hóa.	D. Phản ứng cộng.
Câu 2: Ở điều kiện thường hiđrocacbon nào sau đây ở thể lỏng?
A. C5H12.	B. C3H8.	C. C4H10.	D. C2H6.
Câu 3: Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là 
A. butan.	B. etan.	C. metan.	D. propan.
Câu 4: Ankan là những hiđrocacbon no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n (n ≥2).	B. CnH2n+2 (n ≥1).	C. CnH2n-6 (n ≥6).	D. CnH2n-2 (n ≥2).
Câu 5. Nhóm nguyên tử CH3CH2- có tên là
A. metyl.	B. etyl.	C. propyl.	D. butyl.
Câu 6 (QG.15): Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện, sứ, đạm, ancol metylic, Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan. Công thức phân tử của metan là
	A. CH4.	B. C2H4.	C. C2H2.	D. C6H6.
Câu 7 (QG.19 - 201). Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là 
A. Cl2.	B. CH4.	C. CO2.	D. N2 .
Câu 8. Bậc của nguyên tử cacbon đánh dấu (*) trong hợp chất sau là
A. bậc I.	B. bậc II.	C. bậc III.	D. bậc IV.
Câu 9. Nung nóng isobutan với xúc tác thích hợp thu được isobutilen C4H8, phản ứng đã xảy ra là
A. C4H8 + H2 C4H10.	B. 2C4H10 C4H8 + C6H12.
C. C4H10 C4H8 + H2.	D. C4H8 + C4H8 C4H10 + C4H6.
Câu 10. Khi đốt cháy một hiđrocacbon, thu được a mol CO2 và b mol H2O. Trong trường hợp nào sau đây có thể kết luận rằng hiđrocacbon đó là ankan? 
A. a > b.	B. a < b.	C. a = b.	D. a ≥ b.
Câu 11: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C5H12?
A. 4 đồng phân.	B. 5 đồng phân.	C. 3 đồng phân.	D. 6 đồng phân.
Câu 12: Ankan X có công thức cấu tạo như sau:
Tên của X là
A. 1,1,3-trimetylheptan.	B. 2-metyl-4-propylpentan.
C. 4,6-đimetylheptan.	D. 2,4-đimetylheptan.
Câu 13 (A.13): Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C–CH2–CH(CH3)2 là 
 A. 2,2,4,4-tetrametylbutan. 	B. 2,4,4-trimetylpentan. 	
 C. 2l2,4-trimetylpentan. 	D. 2,4,4,4-tetrametylbutan. 
Câu 14: Đây là thí nghiệm điều chế và thu khí gì?KClO3 +MnO2
O2
KClO3 +MnO2
O2
	A. O2.	B. CH4.	C. C2H2.	D. H2.
Câu 15 (A.08): Cho isopentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là
A. 5. 	B. 4. 	C. 3. 	D. 2.
Isopentan: CH3-CH(CH3)-CH2-CH3.
Khi phản ứng halogen hóa với clo tạo: CH2Cl-CH(CH3)-CH2-CH3; 
CH3-C(Cl)(CH3)-CH2-CH3
; CH3-CH(CH3)-CH(Cl)-CH3; 
CH3-CH(CH2Cl)-CH2-CH3.
→ Tối đa 4 sản phẩm thế
Câu 16 (A.13): Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau? 
 A. neopentan. 	B. pentan. 	C. butan. 	D. isopentan. 
Câu 17. Khi phản ứng với brom (tỉ lệ mol 1:1), chiếu sáng, 2-metylpentan có thể tạo ra sản phẩm chính là dẫn xuất thế ở cacbon nào?
A. C6.	B. C2.	C. C3.	D. C4.
Câu 18: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 thì tạo ra sản phẩm chính là
A. 2-clo-2-metylbutan.	B. 2-clo-3-metylbutan.	
C. 1-clo-3-metylbutan.	D. 1-clo-2-metylbutan.
Câu 19: Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1:1, thu được nhiều dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau nhất?
A. butan.	B. pentan.	C. neopentan.	D. isopentan.
Câu 20: Khi clo hóa hỗn hợp 2 ankan, người ta chỉ thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Tên gọi của 2 ankan đó là 
A. isobutan và pentan.	B. neopentan và etan.	
C. etan và propan.	D. propan và isobutan.
Câu 21: Hai hiđrocacbon X và Y có cùng công thức phân tử C5H12 tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1, X tạo ra 1 dẫn xuất duy nhất, còn Y cho 4 dẫn xuất. Tên gọi của X và Y lần lượt là
A. 2-metylbutan và pentan.	B. 2,2-đimetylpropan và pentan.
C. 2,2-đimetylpropan và 2-metylbutan.	D. 2-metylbutan và 2,2-đimetylpropan.
Câu 22: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây?
A. Cho nhôm cacbua tác dụng với nước.
B. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút hoặc cho nhôm cacbua tác dụng với nước.
C. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút.
D. Crackinh butan.
Câu 23: Phân tử metan không tan trong nước vì lí do nào sau đây?
A. Phân tử metan không phân cực.	B. Metan là chất khí.
C. Phân tử khối của metan nhỏ.	D. Metan không có liên kết đôi.
Câu 24: Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2-clo-3-metylpentan. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2.	B. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl.
C. CH3CH(Cl)CH3CH(CH3)CH3.	D. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3.
Câu 25. Hiđrocacbon T có công thức cấu tạo: 
Danh pháp IUPAC của T là
A. 3-etyl-2,4-đimetylpentan.	B. 2-metyl-3-propylpentan.
C. 2,4-đimetyl-3-etylpentan.	D. 2-propyl-3-metylpentan.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở điều kiện thường, các ankan từ C1 đến C4 ở trạng thái khí, từ C5 đến khoảng C18 ở trạng thái lỏng, từ khoảng C18 trở đi ở trạng thái rắn.
B. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của ankan nói chung đều giảm theo chiều tăng số nguyên tử cacbon trong phân tử.
C. Ankan không tan trong nước nhưng tan trong dung môi không phân cực như dầu, mỡ.
D. Ankan đều là những chất không màu. 
Câu 27. Tính chất nào sau đây không phải của ankan?
A. Khi không chiếu sáng thì không phản ứng được với brom, do vậy không làm mất màu dung dịch brom.
B. Phản ứng với clo khi đun nóng hoặc chiếu sáng, tạo thành hỗn hợp các dẫn xuất clo.
C. Phản ứng mãnh liệt với dung dịch KMnO4 khi đun nóng, tạo thành CO2 và H2O.
D. Tan tốt trong các dung môi không phân cực như dầu mỡ, benzen,  
Câu 28. Cho các chất sau: metan, etan, propan, isobutan, neopentan. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với clo (tỉ lệ mol 1:1, chiếu sáng) chỉ thu được duy nhất một dẫn xuất monoclo?
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 29. Thực hiện chuỗi phản ứng sau: 
X và Y lần lượt là:
A. metan và pentan.	B. metan và 2-metylpropan.
C. etan và 2,2-đimetylpropan.	D. 2-metylpropan và etan.
Câu 30. Nhỏ lần lượt hexan vào bốn ống nghiệm: 
Ống nghiệm 1: chứa dung dịch KOH
Ống nghiệm 2: chứa dung dịch H2SO4 đặc
Ống nghiệm 3: chứa dung dịch KMnO4
Ống nghiệm 4: chứa benzen
Hexan có thể tan trong những ống nghiệm nào?
A. 1, 2 và 3.	B. 1, 2 và 4.	C. chỉ 4.	D. 3 và 4.
_____HẾT____
Câu 31: Phản ứng nào sau đây điều chế được CH4 tinh khiết hơn?
	A. (1), (2), (3), (5), (4).	B. (3), (4), (5).
	C. (1), (3), (4).	D. (3), (4).
Câu 32. Brom hóa một ankan theo tỉ lệ mol 1:1 thu được duy nhất một dẫn xuất monobrom có tỉ khối hơi so với hiđro là 75,5. Công thức phân tử của ankan là 
A. C4H10.	B. C5H12.	C. CH4.	D. C6H14.
Câu 33. Clo hóa ankan B theo tỉ lệ mol 1:1 thu được duy nhất một sản phẩm thế monoclo có 70,3 % clo về khối lượng. Công thức phân tử của B là
A. CH4.	B. C3H8.	C. C5H12.	D. C6H14.
Câu 34. Cho 3,2 gam ankan X tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 chỉ tạo ra 19 gam monobrom duy nhất. Công thức phân tử của X là
A. CH4.	B. C3H8.	C. C4H10.	D. C5H12.
Câu 35. Cho ankan X tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 thu được ba dẫn xuất monobrom. Cả ba dẫn xuất đều có 52,98 % brom về khối lượng. Tên gọi của X là
A. 2,2-đimetylpropan.	B. 2-metylbutan.
C. 2,2-đimetylpentan.	D. pentan.
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol khí metan. Sản phẩm sinh ra cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng dung dịch Ca(OH)2 thay đổi là
	A. 3 gam.	B. 12 gam.	C. 9,6 gam.	D. 5,4 gam.
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8, thu được V lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Giá trị của V là
	A. 5,60.	B. 6,72.	C. 4,48.	D. 2,24.
Câu 38: Khi đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc), thu được 44 gam CO2 và 28,8 gam H2O. Giá trị của V là
	A. 8,96.	B. 11,20.	C. 13,44.	D. 15,68.
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O. Hai hiđrocacbon trong X là:
	A. C2H2 và C3H4.	B. C2H4 và C3H6.
	C. CH4 và C2H6.	D. C2H6 và C3H8
Câu 40: Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp, thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Công thức phân tử của 2 ankan là:
	A. CH4 và C2H6.	B. C2H6 và C3H8.
	C. C3H8 và C4H10.	D. C4H10 và C5H12.
Câu 41: Crackinh 40 lít n-butan, thu được 56 lít hỗn hợp X gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần n-butan chưa bị crackinh (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Hiệu suất phản ứng tạo ra hỗn hợp X là
	A. 40%.	B. 20%.	C. 80%.	D. 20%.
Câu 42: Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X, thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là
	A. C6H14.	B. C3H8.	C. C4H10.	D. C5H12.
=====HẾT=====

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hsg_mon_hoa_hoc_11_chuyen_de_ankan.docx