Đề thi chọn học sinh năng khiếu năm học 2015 - 2016 môn : vật lý 8 thời gian làm bài: 120 phút không kể giao đề

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1967Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh năng khiếu năm học 2015 - 2016 môn : vật lý 8 thời gian làm bài: 120 phút không kể giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh năng khiếu năm học 2015 - 2016 môn : vật lý 8 thời gian làm bài: 120 phút không kể giao đề
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2015-2016
MÔN : VẬT LÝ 8
Thời gian làm bài: 120 phút không kể giao đề
Đề thi gồm 03 trang
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (10 điểm)
Chọn các đáp án đúng và ghi kết quả lựa chọn vào tờ giấy thi
Câu 1: Một vật chuyển động từ A đến B cách nhau 360km. Trong nửa đoạn đường đầu vật đi với vận tốc v1 = 18 km/h, nửa đoạn đường còn lại vật chuyển động với vận tốc v2 = 4m/s. a)Vật đến B sau:
A) 22,5h ; B) 81 000s; C) 22h; D) 81h 
Câu 2: Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Trong các kết quả về vận tốc của xe máy sau đây, kết quả nào đúng? 
A) v = 40 km/h. 	 B) v = 400 m/ph. 	 C) v = 4km/ ph. 	 D) v = 11,1 m/s. 
Câu 3: Một học sinh đi xe đạp trên một đoạn đường dốc dài 100m. 75m đầu học sinh đi với vận tốc 2,5m/s. Biết thời gian đi cả đoạn dốc là 35giây.Thời gian học sinh đó đi hết đoạn đường còn lại là :
A) 5 giây. B) 15 giây C) 20 giây D) 30 giây
 Câu 4: 1
2
3
Ba bình chứa nước đặt trên mặt phẳng ngang, có mực nước ngang bằng nhau như hình bên. Gọi p1, p2 và p3 lần lượt là áp suất của nước tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3. So sánh ta thấy
A) p2 > p3 > p1
B) p1 < p2 < p3
C) p1> p2 > p3
D) p3 = p2 = p1
Câu 5: Khinh khí cầu bay lên khỏi mặt đất. Lực nào đã sinh công đưa khinh khí cầu lên cao?
A. Lực đẩy Ác-si-mét của không khí 
B. Lực đẩy khối khí bên trong quả cầu
C. Lực hút của Mặt trời 
D. Lực đẩy của trọng lượng
Câu 6: Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Trong các kết quả vận tốc sau kết quả nào đúng?
A) v = 40 km/h
B) v = 40 m / s
C) v = 11,1 km/ h.
D) v = 11,1 m/s
Câu 7: Một vật được móc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm hoàn toàn trong nước, lực kế chỉ 3,6N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí. Thể tích của vật nặng là 
A) 480 cm3. B) 360 cm3. C) 120 cm3. D) 20 cm3
Câu 8: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là:
A. 1,7N	B. 1,2N	C. 2,9N	D. 0,5N
Câu 9: Một cái thùng kín rỗng có thể tích 10 dm3. Để thùng chìm xuống thì phải đặt vào thùng một vật nặng có khối lượng nhỏ nhất là 8 kg. Nếu không đặt vật nặng vào thùng thì cần phải thực hiện một công là bao nhiêu để nhấn thùng xuống độ sâu 5m.
A) 40 J.	B) 400 J.	 C) 800 J.	 D) 0,4 KJ.
Câu 10: Một con ngựa kéo xe chuyển động đều. Lực kéo của ngựa là 320 N. Trong 15 phút ngựa đã sinh ra một công là 360 kJ. Vận tốc của xe ngựa là:
A. v = 4,5 km/h
B. v = 1,25 m/s
C. v = 75 m/ph
D. v = 1,25 km/h
Câu 11: Một vật có khối lượng m = 4,5kg được thả rơi từ độ cao h = 8m xuống đất. Trong quá trình chuyển động, lực cản bằng 4% so với trọng lực. Công của trọng lực và công của lực cản là
A) AP = - 360J ; AC = 14,4J	B) AP = 360J ; AC = 14,4J
C) AP = 360J ; AC = - 14,4J.	D) AP = - 360J ; AC = -14,4J
Câu 12: Ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất nào sau đây ?
A) Ảnh áo, không hứng được trên màn chắn.
B) Ảnh thật, hứng được trên màn chắn, lớn hơn vật.
C) Ảnh ảo, nhỏ hơn vật. 
D) Không hứng được trên màn, bé hơn vật.
Câu 13: Ban đầu chiếu một tia sáng SI tới mặt gương phẳng sao cho góc SIN = 450 thì góc phản xạ bằng 450. Giữ nguyên tia tới, quay gương một góc 100 ngược chiều kim đồng hồ thì góc phản xạ là bao nhiêu? 
A) 350 .
B) 550 .
C) 00
D) 900
Câu 14. Khi đo trọng lượng của một vật làm bằng nhôm và nhúng chìm trong nước ta thấy lực kế chỉ 175N. Trọng lượng của vật đó ngoài không khí là bao nhiêu? Biết trọng riêng của nhôm là 27000N/m2, trọng lượng riêng của nước là 10000N/m2.
A. 278 N 
B.103N 
C. 472,5N 
D.110 N
Câu 15: Một khối gỗ hình trụ nặng 3kg, có diện tích đáy 200cm2 
được thả nổi thẳng đứng trong nước. Biết khối lượng riêng 
của nước và gỗ lần lượt là 1000kg/m3 và 600kg/m3. 
Chiều cao của phần gỗ chìm trong nước là:
A) 20 cm 
B) 15 cm
C) 18 cm 
D) 25 cm
C©u 16: Mét vËt cã khèi l­îng m = 4,5kg buéc vµo mét sîi d©y. CÇn ph¶i gi÷ d©y mét lùc b»ng bao nhiÒu ®Ó vËt c©n b»ng?
A) F > 45N
B) F = 45N
C) F < 45N
D) F = 4,5N
Câu 17: Một căn phòng rộng 4m, dài 5m, cao 3m.Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29kg/m3. Khối lượng của không khí chứa trong phòng là:
A) 77,4 kg; 
B) 77400g
C) 70,4kg; 
D) 70kg
Câu 18: Có hai khối lượng A và B tỉ số khối lượng riêng của A và B là 2/5, khối lượng của B gấp 2 lần khối lượng của A. Vậy thể tích của A so với thể tích của B là:
A) 0,8 lần B) 1,25 lần C) 0,2 lần D) 5 lần
Câu 19: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là: 
A) Fms = 50N. B) Fms = 35N. C) Fms > 35N. D) Fms < 35N.
Câu 20: Một thỏi nhôm có khối lượng 3 kg được lấy ra từ trong lò. Khi để nguội đến 25 0C thì nó tỏa ra một nhiệt lượng là 396 kJ. Hỏi nhiệt độ trong lò là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K.
A) t = 150 0C
B) t = 125 0C
C) t = 26,5 0C
D) t = 175 0C
C©u 21: Mét xe chuyÓn ®éng trªn ®o¹n ®­êng AB. Nöa thêi gian ®Çu xe chuyÓn ®éng víi vËn tèc V1= 30 km/h, nöa thêi gian sau xe chuyÓn ®éng víi vËn tèc V2= 40km/h. VËn tèc trung b×nh trªn ®o¹n ®­êng AB lµ:
A) 70km/h B) 34,2857km/h C) 40km/h D) Các đáp án A, B, C đều sai. 
II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm): 
Người ta đổ 200g nước ở 1000C vào một cốc thủy tinh có khối lượng 120g ở 200C. Sau 5 phút cốc và nước có nhiệt độ 400C. Tính nhiệt lượng truyền qua môi trường bên ngoài trong mỗi giây nếu coi sự truyền nhiệt này diễn ra đều đặn. Biết nhiệt dung riêng của nước và thủy tinh lần lượt là 4200J/kg.K và 840J/kg.K
Câu 2. (5,0 điểm): 
 Một thùng hình trụ đứng đáy bằng chứa nước, mực nước trong thùng cao 80cm . Người ta thả chìm vật bằng nhôm có dạng hình lập phương có cạnh 20cm. Mặt trên của vật được móc bởi một sợi dây (bỏ qua trọng lượng của sợi dây). Nếu giữ vật lơ lửng trong thùng nước thì phải kéo sợi dây một lực 120N. Biết: Trọng lượng riêng của nước, nhôm lần lượt là d1 = 10000N/m3, d2 = 27000N/m3, diện tích đáy thùng gấp 2 lần diện tích một mặt của vật.
a) Vật nặng rỗng hay đặc? Vì sao? 
b) Kéo đều vật từ đáy thùng lên theo phương thẳng đứng với công của lực kéo . Hỏi vật có được kéo lên khỏi mặt nước không ? 
Câu 3. (2,5 điểm): 
Mắt anh ở cao hơn mắt em 37cm. Nếu anh đứng sát sau em và cùng nhìn vào ảnh mặt Trời qua lớp nước mỏng trên sân gạch thì thấy ảnh mặt Trời ở hai chỗ khác nhau, cách nhau một khoảng theo phương ngang. Tính khoảng cách đó, nếu lúc ấy tia sáng mặt trời nghiêng với mặt sân một góc 450.
....................... Hết .....................
Họ và tên thí sinh: ........................................................................ Số báo danh: ...............
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: VẬT LÝ 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm. 
(Nếu câu có 2 đáp án đúng thì cho mỗi đáp án 0,25 điểm; nếu câu có 3 đáp án đúng thì nếu được 1 đáp án đúng cho 0,2đ – 2 đáp án đúng cho 0,4đ – cả 3 đáp án đúng cho 0,5đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A,B
A
A
D
A
A,D
C
D
B,D
A,B,C
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
C
A,C,D
A
A
B
B
A,D
B
B
D
II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm): 
Trong 5 phút:
+ Nước tỏa ra nhiệt lượng là:
 Q1 = m1c1(t1 - t) = 0,2.4200(100 - 40) = 50400(J)
+ Cốc thu nhiệt lượng là:
 Q2 = m2c(t - t2) = 0,12.840.(40 - 20) = 2016(J)
+ Nhiệt lượng truyền qua môi trường bên ngoài là: 
 Q = Q1 - Q2 = 50400 - 2016 = 48384(J)
 Do đó nhiệt lượng phải tìm là: 
 Q = Q/t = 48384/5.60 = 161,28(J)
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2. (5,0 điểm): 
a. 
 10cm
+ Thể tích vật V = 0,23 = 8.10-3 m3
giả sử vật đặc thì trọng lượng của vật P = V. d2 = 216N
 + Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật : FA = V.d1 = 80N
 + Tổng độ lớn lực nâng vật F = 120N + 80N = 200N....................
do F < P nên vật này bị rỗng. .................................................................
Trọng lượng thực của vật 200N. .........................................................
b. Khi nhúng vật ngập trong nước 
nên mực nước dâng thêm trong thùng là: 10cm...
 Mực nước trong thùng là: 80 + 10 = 90(cm)...................................
 * Công của lực kéo vật từ đáy thùng đến khi mặt trên tới mặt nước: 
 - Quãng đường kéo vật: l = 90 – 20 = 70(cm) = 0,7(m).....................
 - Lực kéo vật: F = 120N................................................................
 - Công kéo vật : A1 = F.l = 120.0.7 = 84(J).......................................
 * Công của lực kéo tiếp vật đến khi mặt dưới vật vừa lên khỏi mặt nước:
 - Lực kéo vật tăng dần từ 120N đến 200N ...................
 Kéo vật lên độ cao bao nhiêu thì mực nước trong thùng hạ xuống bấy nhiêu nên quãng đường kéo vật : l/ = 10 cm = 0,1m.
 - Công của lực kéo : A2 = 
 - Tổng công của lực kéo : A = A1 + A2 = 100J .
Ta thấy như vậy vật được kéo lên khỏi mặt nước ............
0,5
1,0
0,5
1,0
1,0
1,0
Câu 3. (3,0 điểm): 
- Có thể coi lớp nước mỏng trên sân gạch như một gương phẳng. Mặt Trời ở xa Trái Đất nên các tia sáng từ mặt trời tới có thể coi là các tia sáng song song.
- Trên hình vẽ hai tia sáng mặt Trời S1I1 và S2I2 phản xạ trên lớp nước và đi vào mắt M1 của anh và M2 của em. Hai anh em thấy ảnh của mặt trời ở hai chỗ khác nhau S’1 và S’2 
S2
450
S1
N
M1
M2
I2
I1
S’1
S’2
- Dựa vào hình vẽ ta có:
 S/1S/2 = I1I2; I2N = M1M2
Mà I1I2 = I2N ( vuông cân) M1M2 = S/1S/2 = 37cm
0,5
1,0
0,5
1,0

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSNk_Vatly_8_NH_20152016.doc