Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh thcs năm học 2015 - 2016 môn thi: Vật lý thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh thcs năm học 2015 - 2016 môn thi: Vật lý thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh thcs năm học 2015 - 2016 môn thi: Vật lý thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯNG YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC 
( Đề gồm 02 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THCS
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề
h
O
A
B
m2
l
C
Câu 1 (3,0 điểm)
 	Ở hình bên, OA là một thanh cứng, đồng chất, tiết diện đều, chiều dài , khối lượng m1, quay được quanh bản lề O. Ròng rọc có khối lượng không đáng kể, có mép B nằm trên cùng một đường thẳng đứng đi qua O, cách O một đoạn h > (bỏ qua ma sát). Tính khối lượng m2 nhỏ nhất của vật cần treo vào đầu dây C để thanh OA đứng vững ở vị trí thẳng đứng.
Câu 2 (3,0 điểm)
y
x
O
B
v2
v1
Trong hệ trục tọa độ Oxy có hai vật nhỏ chuyển động thẳng đều: vật 1 đi từ O theo hướng Ox với vận tốc v1= 3m/s, vật 2 đi từ B nằm trên Oy theo hướng Oy với vận tốc v2= 4m/s. Biết hai vật xuất phát cùng một thời điểm và khoảng cách BO = 50m.
a. Sau bao lâu kể từ lúc khởi hành, hai vật cách nhau 50m?
 	b. Xác định khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vật.
Câu 3 (4,0 điểm)
 	Cho 3 quả nặng khối lượng 100g, 200g, 600g làm bằng cùng một thứ kim loại và được nung nóng tới cùng một nhiệt độ T. Cho một bình đựng nước ở nhiệt độ t. Thả quả nặng 100g vào nước, đến khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước tăng thêm 50C. Nếu thả tiếp quả nặng 200g vào nước, đến khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước tăng thêm 70C.
 	a. Viết phương trình cân bằng nhiệt ở các trường hợp trên.
 	b. Nếu thả tiếp quả nặng 600g vào nước thì nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt tăng thêm bao nhiêu? (bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bình chứa và sự mất mát nhiệt ra môi trường).
E
R2
R1
C
F
V
A
A B
+ - 
D
Câu 4 (4,0 điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ bên. Đặt vào hai đầu A, B của mạch một hiệu điện thế không đổi U= 18V. Biết R1= R2= 2Ω, EF là một biến trở có điện trở toàn phần R= 20Ω, C là con chạy có thể chuyển động dễ dàng trong phạm vi từ E đến F. Vôn kế có điện trở vô cùng lớn, ampe kế và dây nối có điện trở không đáng kể. Ban đầu C ở chính giữa EF.
	a. Tính điện trở tương đương toàn mạch. Tìm số chỉ của vôn kế và của ampe kế.
b. Từ trung điểm của EF phải dịch chuyển C về phía F để RCF bằng bao nhiêu thì công suất tiêu thụ trên toàn biến trở đạt cực đại? Tính giá trị cực đại đó của công suất.
Câu 5 (4,0 điểm)
Vật sáng AB có dạng một đoạn thẳng đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ L1 (có quang tâm O1), cho ảnh thật A’B’. Biết AB = 20cm, A'B' = 10cm, AA' = 54cm.
 	a. Tính tiêu cự f1 của thấu kính L1.
 	b. Giữ nguyên vị trí của vật AB và thấu kính L1, đặt thêm một thấu kính phân kì L2 (có quang tâm O2) vào trong khoảng giữa vật và thấu kính L1 sao cho trục chính trùng nhau và khoảng cách O1O2 = 6cm. Biết ảnh A2B2 của AB tạo bởi hệ thấu kính là ảnh thật và. Bằng kiến thức hình học, hãy tính tiêu cự f2 của thấu kính L2.
Câu 6 (2,0 điểm)
	Trình bày phương án thí nghiệm xác định giá trị của hai điện trở R1 và R2. Chỉ dùng các dụng cụ sau đây:
- Một nguồn điện có hiệu điện thế U chưa biết.
- Một điện trở có giá trị R đã biết.
- Một ampe kế có điện trở RA chưa biết.
- Hai điện trở cần đo R1 và R2.
- Một số dây dẫn có điện trở không đáng kể.
--------------------Hết-------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ........................................; Chữ ký của giám thị:..
 Số báo danh: ................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docde_HSG_vat_li_9_Hung_yen_20152016.doc