Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Quảng Bình năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp 11 (vòng 1)

docx 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1669Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Quảng Bình năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp 11 (vòng 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Quảng Bình năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp 11 (vòng 1)
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KỲ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2015-2016
 ĐỀ CHÍNH THỨC KHÓA NGÀY 23-03-2016
Họ và tên Môn: Ngữ văn lớp 11 (vòng 1)
Số báo danh Thời gian 180 phút (không kể thời gian giao đề)
 Đề gồm 01 trang 
Câu 1 (4,0 điểm) 
	Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì?
	Chim trả lời ta cần bay. 
	Một con chim được ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành một con gà bé bỏng, tội nghiệp và vô dụng.
	Ta hỏi dòng sông: Ngươi cần gì?
	Sông trả lời ta cần chảy. 
	Nếu một dòng sông không chảy thì chỉ là một vũng nước khô cạn dần và biến mất.
	Ta hỏi tàu: Ngươi cần gì?
	Con tàu trả lời ta cần được ra khơi.
	 Nếu con tàu không ra khơi, nó chỉ là một vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian.
	Ta hỏi một con người: Ngươi cần gì?
	Con người này trả lời: "........................................................................."
	(Dựa theo Những câu hỏi không lãng mạn- Nguyễn Quang Thiều)
	 Là một học sinh, anh (chị) hãy tìm câu trả lời cho con người từ phần trích dẫn trên và bàn luận về bài học cuộc sống.
Câu 2 (6,0 điểm)
	Bàn về cách viết truyện ngắn, nhà văn Sê-khốp có phát biểu:
	 Theo tôi, viết truyện ngắn, cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận. 
	Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
h­íng dÉn chÊM
	A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về kĩ năng để cho từng ý điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0; 0,25; 0,5; 0,75;  đến tối đa là 10.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Câu 1 (4,0 điểm)
Nội dung yêu cầu
Điểm
I. Yêu cầu về kĩ năng
 - Biết cách làm bài nghị luận xã hội; bố cục và cách trình bày hợp lí. 
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt. 
- Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung
 (Học sinh có thể có những suy nghĩ và cách trình bày khác nhau, nhưng về cơ bản cần hướng đến những nội dung chủ yếu sau):
1. Giải thích: HS dựa vào phần trích để giải thích được: 
 - Trong trạng thái sống đích thực: Chim cần bay (đối lập với giam cầm tù túng). Sông cần chảy (đối lập với tù đọng, khô cạn). Tàu cần ra khơi (đối lập với cái vô nghĩa chết chìm theo thời gian). Mỗi tồn tại trên đều hướng ra thế giới để trải nghiệm, chinh phục, sống trọn vẹn giá trị của mình.
0,5
 - Điểm giống trong những câu trả lời: Muốn bay chim cần có thời gian để học; muốn chảy dòng sông cần có thời gian để tích lũy; muốn ra khơi con tàu cần có thời gian để chế tạo, thử nghiệm. Làm một học sinh cần thời gian học tập, sáng tạo để thực hiện ước mơ, hoài bão. 
0,5
 - Điểm khác: Ở con người sự tích lũy thời gian nhiều nhất, công phu nhất vì năng lực, phẩm chất con người luôn tiềm tàng, bất tận. Ước mơ hoài bão con người bởi vậy mà lớn lao vô cùng, điều quan trọng là con người phải biết chinh phục những ước mơ để được sống cuộc đời đích thực. 
0,5
 2. Bàn luận: 
 - Ước mơ của con người là sự tồn tại những điều chưa có thật nhưng có khả năng trở thành hiện thực. Là bầu trời của cánh chim, là biển cả của dòng sông, là bến bờ rộng mở của con tàu, là sinh quyển cho sự tồn tại đích thực của con người. Nhờ có ước mơ mà con người biết đến những kích thước mới mẻ, khám phá những giá trị tiềm ẩn của mình.
0,75
 - Nếu không có ước mơ con người sẽ bị đóng khung trong thế giới chật hẹp, bị thui chột mọi sáng tạo, không còn biết tới tương lai và những chân trời của tri thức. 
0,75
 - Đạt được ước mơ không bao giờ là dễ dàng, như bão gió của cánh chim, như thác ghềnh của dòng sông trước khi về với biển...Vì thế con người phải có khát vọng, trí tuệ, có nghị lực mạnh mẽ để tin vào ước mơ và chinh phục nó.
0,5
 3. Nâng cao
 - Khi có một ước mơ, nỗ lực thực hiện nó nghĩa là con người đã làm được một điều phi thường trong cuộc đời.
0,25
 - Biết lựa chọn cách thức để chinh phục ước mơ sẽ giúp con người làm đẹp cuộc sống và cống hiến nhiều giá trị cho mình, cho xã hội.
0,25
*Lưu ý: 
- Quá trình triển khai HS phải biết lấy dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề. 
Câu 2 (6,0 điểm)
Nội dung yêu cầu
Điểm
I. Yêu cầu về kĩ năng
 - Biết cách làm bài nghị luận văn học; bố cục và cách trình bày hợp lí. 
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt; dẫn chứng phù hợp. 
- Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung
(Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách nhưng cần hướng tới nội dung cơ bản sau): 
 1. Giải thích
	 - Truyện ngắn: Là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường hướng tới khắc họa một hiện tượng đời sống, ít nhân vật ít sự kiệnVì thế cần có sự lựa chọn kết cấu sao cho phù hợp dung lượng. Trong đó sự phối hợp của phần mở đầu, kết thúc có ý nghĩa rất lớn đối với việc khẳng định giá trị của truyện. 
0,5
	- Tô đậm cái mở đầu và cái kết luận: Nhà văn phải dụng công để tạo nên một cách mở đầu và kết thúc tác phẩm thật độc đáo, ấn tượng, gây chú ý cho người đọc.
0,5
 2. Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
 	- Phải tô đậm cái mở đầu và kết luận là vì: Đối với tác phẩm văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng, mở đầu và kết thúc bao giờ cũng có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao giá trị nội dung, tư tưởng.
	+ Đoạn mở đầu có ý nghĩa lớn trong việc tạo tính hấp dẫn, gợi hứng thú lôi cuốn người đọc vào diễn biến tiếp theo của câu chuyện; định hướng cho người đọc về sự tiếp nhận tác phẩm { HS lấy dẫn chứng chứng minh }.
+ Đoạn kết thúc thể hiện hướng giải quyết vấn đề của nhà văn, đồng thời gợi cho người đọc suy ngẫm, liên tưởng thêm những tầng nghĩa mới có thể có mà tác giả gửi gắm, để làm giàu thêm ý nghĩa nội dung văn bản { HS lấy dẫn chứng chứng minh}.
0,5
1,0
1,0
- Phải tô đậm cái mở đầu và kết luận là vì: cái mở đầu và kết luận thể hiện sự sáng tạo và tài năng của nhà văn trong việc hình thành những giá trị nghệ thuật độc đáo, riêng biệt { HS lấy dẫn chứng, chứng minh}.
1,0
3. Mở rộng, nâng cao
- Muốn tô đậm cái mở đầu và kết luận nhà văn phải không ngừng nỗ lực tìm tòi sáng tạo, phải hết sức nhạy cảm, có kiến thức uyên bác để khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có. 
0,75
- Ngoài việc dụng công tô đậm cái mở đầu và kết luận, sự thành công của một tác phẩm văn học còn được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nữa (cách xây dựng nhân vật, giọng điệu..). 
0,75
* Lưu ý chung: 
1. Trong thực tế chấm bài các yêu cầu về kỹ năng ( bố cục, kết cấu bài làm; cách hình thành, triển khai ý; khả năng diễn đạt...) phải luôn luôn được đề cao.
2. Bài viết không có sự kết hợp hài hòa giữa lí luận và dẫn chứng (có lí luận không có dẫn chứng hoặc có dẫn chứng không có lí luận) giám khảo cho tối đa không quá 2,5 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxVĂN HSG 11 VÒNG 1, 2015-2016.docx