Đề thi chọn học sinh giỏi THCS cấp huyện Cờ Đỏ năm học 2015-2016 môn thi: Vật lý lớp 9

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1173Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi THCS cấp huyện Cờ Đỏ năm học 2015-2016 môn thi: Vật lý lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi THCS cấp huyện Cờ Đỏ năm học 2015-2016 môn thi: Vật lý lớp 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP HUYỆN
	HUYỆN CỜ ĐỎ	Năm học 2015-2016
	-----&-----	Khóa ngày 21 tháng 01 năm 2016
	---------------------
	ĐỀ CHÍNH THỨC	MÔN THI : VẬT LÝ LỚP 9 
	Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) 
(Đề thi gồm 2 trang)
Bài 1: (3 điểm)
Một cầu thang cuốn đưa hành khách từ tầng trệt lên tầng lầu trong siêu thị. Cầu thang trên đưa một người hành khách đứng yên lên lầu trong thời gian t1 = 1 phút. Nếu cầu thang không chuyển động thì người hành khách đó phải đi mất thời gian t2 = 3 phút. Hỏi nếu cầu thang chuyển động, đồng thời người khách đi trên nó thì phải mất bao lâu để đưa người đó lên lầu.
Bài 2: (3,5 điểm) 
Một miếng gỗ có dạng một khối hộp chữ nhật với chiều dày 10 cm. Khi thả vào nước, nó nổi trên mặt nước với bề mặt song song với mặt nước. Phần nổi trên mặt nước có chiều cao 3 cm. Xác định trọng lượng riêng của gỗ. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
Bài 3: (3 điểm)
Một hỗn hợp gồm 3 chất lỏng không tác dụng hóa học với nhau, có khối lượng lần lượt là m1 = 1 kg, m2 = 2 kg và m3 = 3 kg. Biết nhiệt dung riêng và nhiệt độ của chúng lần lượt là C1 = 2500 J/kg.K, t1 = 10oC; C2 = 4200 J/kg.K, t2 = 5oC; C3 = 3000 J/kg.K, t3 = 50oC. Cho biết sự mất mát nhiệt ra môi trường xung quanh không đáng kể.
1) Tính nhiệt độ của hỗn hợp khi có cân bằng nhiệt.
2) Khi có cân bằng nhiệt, tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun nóng hỗn hợp đến nhiệt độ 30oC.
Bài 4: (3 điểm)
Cho mạch điện AB như hình vẽ. Biết R1 = 5, R2 = 7; R3 = 1; R4 = 5 và R5 = 3. 
Cường độ dòng điện qua điện trở R3 đo được là 0,5 A. 
Tính cường độ dòng điện qua các điện trở R1 , R2 , R5 và hiệu điện thế U đặt vào hai đầu đoạn mạch AB. 
Bài 5: (4 điểm)
 R1
 R2
 B
 K
 A1
 A2
 A
 +
 -
Cho mạch điện như hình vẽ.
Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mạch có giá trị không đổi UAB = 6 V. 
Khi K mở, Ampe kế A1 chỉ 1,2 A.
Khi K đóng, Ampe kế A1 và A2 lần lượt chỉ 1,4 A và 0,5 A.
Các Ampe kế A1 và A2 có điện trở không đáng kể. Tính giá trị các điện trở R1 , R2 và R3 .
Bài 6: (3,5 điểm) 
Cho hai gương phẳng G1 và G2 hợp nhau một góc 60º và có mặt phản xạ quay vào nhau. Trong khoảng giữa hai gương có một điểm sáng S và một khe AB cố định như hình vẽ. Hãy vẽ và trình bày cách vẽ đường đi của một chùm tia sáng xuất phát từ S, sau khi phản xạ lần lượt trên các gương G1 , G2 (mỗi gương phản xạ một lần) thì vừa vặn lọt qua khe AB.
-------------HEÁT-------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS CẤP HUYỆN
	HUYỆN CỜ ĐỎ	Năm học 2015-2016
	-----&-----	Khóa ngày 21 tháng 01 năm 2016
	---------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ LỚP 9
-------------------------
Bài 1 : (3 điểm) 
Gọi v1: vận tốc chuyển động của thang đối với đất; v2 : vận tốc người đi bộ đối với thang.
* Nếu người đứng yên còn thang chuyển động thì chiều dài thang được tính:
S = v1.t1 	(0,75 đ)
* Nếu thang đứng yên, còn người chuyển động trên mặt thang thì chiều dài thang được tính:
	(0,75 đ)
* Nếu thang chuyển động với vận tốc v1, đồng thời người đi bộ trên thang với vận tốc v2 thì chiều dài thang được tính:
	(0,5 đ)
Thay (1), (2) vào (3) ta được: 
	= 0,75 phút	(1 đ)
Bài 2: (3,5 điểm)
Khối gỗ chịu tác dụng của 2 lực:	+ Trọng lực P: P = d1.V	(0,25 đ)
+ Lực đẩy Acsimet : FA= d2.Vc	(0,25 đ)
(d1: trọng lượng riêng miếng gỗ ; V: thể tích miếng gỗ ; Vc: thể tích phần miếng gỗ chìm)
Do miếng gỗ nổi cân bằng, nên theo điều kiện cân bằng của vật nổi, ta có:
P = FA => d1.V = d2.Vc ==> (1)	(0,75 đ)
Gọi chiều cao của khối gỗ là h, chiều cao phần chìm là hc, chiều cao phần nổi là hn
(1) => hc=	 => hn = h - hc = h - = 	 (0,5 đ + 0,5 đ)
=> 	==> 0,3d2 + d1 = 10000	(0,75 đ)
=> d1 = 10000 – 0,3d2 = 10000 – 0,3.10000 = 7000 N/m3	(0,5 đ)
Bài 3: (3 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
 Chất lỏng m1 và m2 thu nhiệt, còn chất lỏng m3 tỏa nhiệt.
 Phương trình cân bằng nhiệt: m1C1 (t – t1) + m2C2 (t – t2) = m3C3 (t3 – t)	(1 đ)
Suy ra :	(0,5 đ)
Thay số tính đúng : t = 25,98oC 	(0,5 đ)
Câu 2: (1 điểm)	
b). Nhiệt lượng cần cung cấp để đun nóng hỗn hợp đến nhiệt độ 30oC.
	Q = ( m1C1 + m2C2 + m3C3 ) (t’ – t)	(0,5 đ)
Thay số tính đúng : Q = 79.998 J 	(0,5 đ)
Bài 4 : (3 điểm)
Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch gồm: (R3 nt R4) // R5 
U345 = (R3 + R4 ). I34 = 3 V	(0,5 đ)
Cường độ dòng điện qua R5 : 	I5 = = 1 A	(0,5 đ)
Cường độ dòng điện qua R1 : 	I1 = I34 + I5 = 1,5 A.	(0,5 đ)
Hiệu điện thế hai đầu điện trở R1 : 	 U1 = R1 I1 = 7,5 V	(0,5 đ)
Hiệu điện thế hai đầu mạch AB : 	U = U1 + U345 = 10,5 V	(0,5 đ)
Cường độ dòng điện qua R2 : 	I2 = = 1,5 A	(0,5 đ)
 R1
 R2
 B
 K
 A1
 A2
 A
 +
 -
Bài 5 : (4 điểm) 
K mở , I = 1,2 A. Suy ra : R1 + R2 = (1) (0,5 đ)
K đóng , I’ = 1,4 A ; I3 = 0,5 A . Suy ra : I2 = 0,9 A. (0,5 đ)
 Theo đề : UCB = R3I3 = R2I2 . Suy ra : 5 R3 = 9 R2 (2)	 (0,75 đ)
	Mặt khác : Rtđ = 	(3)	(0,75 đ)
	Giải hệ (2) và (3), ta được : 9 R2 + 14 R1 = 60 	(4)	(0,5 đ)
	Giải hệ (1) và (4) ta được : R1 = 3 W , R2 = 2 W 	(0,5 đ)
	Từ (2) suy ra : R3 = 3,6 W 	(0,5 đ)
Bài 6: (3,5 điểm) 
Hình vẽ đúng (có chú thích chiều truyền của tia sáng).(1 đ)
(Giám khảo bổ sung hình vẽ cho hoàn chỉnh)
Cách vẽ :
- Lấy S1 đối xứng với S qua gương G1.	(0,5 đ)
- Lấy S2 đối xứng với S1 qua gương G2.	(0,5 đ)
- Nối S2 với A cắt gương G2 tại J1 , nối S2 với B cắt gương G2 tại J2 . 	 (0,5 đ)
- Nối S1 với J1 cắt gương G1 tại I1 , nối S1 với J2 cắt gương G2 tại I2 . 	 (0,5 đ)
- Nối S I1 J1 A và S I2 J2 B , ta được chùm sáng cần vẽ. (0,5 đ)
--------------------HẾT--------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docLí.doc